Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Cánh diều)

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh:

• Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới)

• Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).

• Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Mức độ nguy hiểm của động đất

Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.

Độ lớn của động đất

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

Từ 1 – 2: Không nhận biết được.

Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

(Theo “Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?” (khoahoc.tv)

a. Đoạn văn trên sử dụng từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? Xác định những từ ngữ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động được sử dụng trong văn bản.

Những nguyên nhân nội sinh dẫn đến động đất là gì?

 

docx 3 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 06/06/2024 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Cánh diều)
ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. 
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút. 
Nguyên nhân dẫn đến động đất 
Nguyên nhân nội sinh: 
Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới) 
Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%). 
Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất. 
Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất. 
Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện. 
Mức độ nguy hiểm của động đất 
Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường. 
Độ lớn của động đất 
Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau: 
Từ 1 – 2: Không nhận biết được. 
Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại. 
Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể. 
Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt. 
Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ. 
Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất. 
Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng. 
(Theo “Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?” (khoahoc.tv)
a. Đoạn văn trên sử dụng từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? Xác định những từ ngữ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động được sử dụng trong văn bản. 
Những nguyên nhân nội sinh dẫn đến động đất là gì? 
b. Xác định kiểu đoạn văn được trình bày ở đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của đoạn văn: “Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường”. 
c. Theo em, khi xảy ra động đất, vì sao em không nên chen lấn chạy ra khỏi nhà, đặc biệt ở các khu nhà cao tầng? Em cần làm gì để bảo vệ bản thân và ứng phó với động đất khi em đang ở nhà? 
d. Vào ngày 06/02/2023 động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria 2023 xảy ra. Đó là hai trận động đất xảy ra ở miền nam và miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, 1,25 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ trở thành người vô gia cư do nhiều tòa nhà bị hư hại. Em cần làm gì để chia sẻ, giúp đỡ những người Việt xa xứ, những người dân ở vùng động đất trong bối cảnh tang thương và khó khăn? (Trình bày 5 - 7 dòng) 
Câu 2. Viết đoạn văn (200 đến 250 chữ) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau. 
Những dòng sông còn lưu hương
rừng xanh, núi thắm
Chỉ có lòng sông mới hiểu
nước mắt, mồ hôi, máu thấm ruộng đồng
tiếng vọng ngàn xưa
khao khát chờ mong... 
Có ngày sông lặng nghe đất chuyển
tiếng đoàn quân rầm rập trở về
Thuyền chen chật bến
Dân vạn chài cười vang trên sóng 
(Những dòng sông quê hương - Bùi Minh Trí)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_canh_di.docx