Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN GDCD 11
( Năm học 2021 – 2022 )
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. LÝ THUYẾT
1.Sản xuất của cải vật chất
a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?
Sản xất của cải vật chất là sự tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
-Là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
a - Sức lao động.
 - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
 - Sức lao động = thể lực + trí lực.
b - Đối tượng lao động:
 - Đối tượng lao động là yếu tố của tự nhiên mà lao động con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Đối tượng lao động có thể chia thành 2 loại:
 + Loại có sẵn trong tự nhiên.
 + Loại đã trải qua tác động của lao động.
c - Tư liệu lao động:
 - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
 - Tư liệu lao động được chia thành 3 loại.
 + Công cụ lao động.
 + Hệ thống bình chứa.
 + Kết cấu hạ tầng sản xuất
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
a) Phát triển kinh tế
* Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
b) ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. (HD HS tự học)
- Đối với cá nhân: PTKT đảm bảo cho mọi người có việc làm, thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, học tập, tham gia các hoạt động xã hội.
- Đối với gia đình: PTKT là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng gia đình.
- Đối với xã hội:
+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
+ Phát triển VH, GD, YT; ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Củng cố an ninh quốc phòng tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khắc phục sự tụt hậu xa về kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. Sản xuất hàng hóa.
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.
D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
Câu 2: Vật nào sau đây là đối tượng lao động của người nông dân:
Cây gỗ
Ruộng
Máy móc
Sắt, thép
Câu 3: Hoạt động nào sau đây là tiêu chuẩn để phân biệt giữa con người và động vật:
A.Sức lao động
B.Lao động	
C.Bản năng
D. Tư liệu lao động
Câu 4: Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở tồn tại của đời sống xã hội?
A. Hoạt động chính trị.                    C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
B. Hoạt động nghệ thuật, thể thao. D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Câu 5 :Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
Câu 6: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 7: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. Giúp con người có việc làm.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 8: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Nông nghiệp?
A. Xi măng.      B. Thợ xây.
C. Máy cày .      D. Giàn giáo.
Câu 9: ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với gia đình?
A.PTKT đảm bảo cho mọi người có việc làm, thu nhập ổn định.
B. Xây dựng gia đình văn hóa.
C. Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
D. Củng cố an ninh quốc phòng
Bài 2: HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
I. LÝ THUYẾT
1.Hàng hoá
a. Hàng hoá là gì?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. 
b. Hai thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
-Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
2. Tiền tệ
b. Chức năng của tiền tệ
5 chức năng cơ bản của tiền tệ:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông: H-T-H
- Phương tiện cất trữ: 
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới: Tỷ số hối đoái
3. Thị trường
a. Thị trường là gì?
 Khái niệm: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- Chủ thể: người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tham gia mua, bán, trao đổi trên thị trường.
- Thị trường tồn tại 2 dạng: hữu hình và vô hình.
- Các yếu tố cơ bản của thị trường: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình thành nên các quan hệ: hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá
b. Các chức năng cơ bản của thị trường: Thị trường có 3 chức năng
- Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. Giá trị hàng hóa và giá cả 
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng
Câu 2: Giá trị của hàng hóa là
A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
C. Chi phí làm ra hàng hóa
D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Câu 3: Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người
C. Cơ sở của giá trị trao đổi
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Câu 4: Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong quá trình lưu thông là:
A. T – H – T'.            C. T – H – T – H'
B. T – H – T.             D. H – T – H.
 Câu 5: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con      B. 20 con	
C. 15 con      D. 3 con
Câu 6:Giá cả hàng hóa thường xoay quang trục nào? 
A. Giá trị hàng hóa
B. Tiền tệ
C. Hàng hóa
D. Thị trường
Câu 7 : 
Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A.
Công cụ thanh toán.	
B.
Xác định giá cả, số lượng hàng hóa.
C.
Phương tiện thanh toán.
D.
Xác định cung cầu.
Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
I.LÝ THUYẾT
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở Thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) để sản xuất ra hàng hoá.
Nội dung quy luật được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá:
+ Trong lĩnh vực sản xuất:
 * Đối với từng hàng hoá: thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất từng hàng hoá
 * Đối với tổng số hàng hoá: thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hoá phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất tổng hàng hoá.
+ Trong lĩnh vực lưu thông:
 * Đối với từng hàng hoá: Giá cả hàng hóa vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết
 * Đối với tổng số hàng hoá: Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán = tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
2. Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
-Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên 
-Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
3. Vận dụng quy luật giá trị
b. Về phía công dân:
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hoá.
- Thông qua sự biến động của giá cả, điều tiết, chuyển dịch cơ cấu sản xuất
- Cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để sản xuất ra 1m vải thì bà A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3h, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết là 2h. Trong trường hợp này, bà A sẽ:
Thu được lợi nhuận
Hòa vốn
Thua lỗ
Có thể bù đắp được chi phí
Câu 2 :  Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa
B. Phân phối hàng hóa đều giữa các vùng
C. Tăng năng suất lao động
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
Câu 3: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa
D. Tạo năng suất lao động cao hơn
Câu 4: Điều tiết sản xuất là
A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác
B. Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác
C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác
D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành
Câu 5: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 4 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A      B. Anh B
C. Anh C       D. Anh A và anh B
Câu 6: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
C. Người sản xuất ngày càng giàu có
D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng
Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA.
I. LÝ THUYẾT
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sx, kinh doanh HH nhằm giành những đk thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
* Nội dung khái niệm cạnh tranh thể hiện ở 3 khía cạnh: 
+ Tính chất của cạnh tranh: là sự ganh đua;
+ Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh;
+ Mục đích của cạnh tranh: Thu được nhiều lợi nhuận.
* Có 2 loại cạnh tranh
 + Lành mạnh : Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng lích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
 + Không lành mạnh: Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường.
b) Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh
+ NN1: Trong nền sx HH, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong quá trình sx, kinh doanh nên phải cạnh tranh với nhau.
+ NN2: Do đk sx của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng HH và chi phí sx khác nhau, kết quả sx, kinh doanh giữa họ không giống nhau...,
 Để giành lấy các đk thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sx và lưu thông HH, dịch vụ, tất yếu giữa họ có cạnh tranh với nhau.
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh
a) Mục đích của cạnh tranh
Mục đích nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi, để thu nhiều lợi nhuận
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sx khác;
- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ;
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng;
- Giành ưu thế về chất lượng, giá cả HH và phương thức thanh toán...
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH
Mặt tích cực
- Kích thích LLSX, KH - KT phát triển, năng xuất LĐ XH tăng lên
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
- Thúc đẩy tăng trưởng KT, thực hiện chủ động hội nhập KT quốc tế.
Mặt hạn chế
- Làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
- Gây rối loạn thị trường.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. Cạnh tranh      	B. Thi đua	C. Sản xuất      D. Kinh doanh
Câu 2: Nội dung nào sau đây được coi là mặt hạn chế của cạnh tranh:
A.Khai thác tối đa mọi nguồn lực
B.Làm cho môi trường bị suy thoái
C.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
D.Kích thích sản xuất
Câu 3: Tính chất của cạnh tranh là gì?
A. Giành giật khách hàng	B. Giành quyền lợi về mình
C. Thu được nhiều lợi nhuận	D. Ganh đua, đấu tranh
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu	B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa
C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội	D. Sự thay đổi cung-cầu
Câu 5: Các nhà mạng A,B,C thường đưa ra các hình thức khuyến mãi. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào?
A.Quy luật cung cầu C.Quy luật giá trị
B.Quy luật cạnh tranh. D.Quy luật kinh tế
MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN
 Câu 1: Thị trường là gì? Nêu các yếu tố của thị trường?
 Câu 2: Nêu nội dung của quy luật giá trị. Cho ví dụ
 Câu 3: Nêu các chức năng của tiền tệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan.docx