Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lý Lớp 10

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Địa lý Lớp 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí
A. có sự phân bố theo những điểm cụ thể. 	B. có sự di chuyển theo các tuyến . 
C. có sự phân bố theo tuyến. 	D. có sự phân bố rải rác.
Câu 2: Nhân tố nào sau đây tác động đến tỉ suất sinh thô? 
A. Yếu tố tự nhiên. 	B. Thiên tai, dịch bệnh. 	
C. Tuổi thọ trung bình. 	D. Đói nghèo
Câu 3. Kết quả do tác động của nội lực gây ra là 
A. hạn hán. 	B. lũ quét. 	C. động đất. 	D. cháy rừng. 
Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện giới hạn trên của sinh quyển?
A. Nơi tiếp giáp tầng ô dôn. 	B. Dưới lớp vỏ phong hóa. 	
C. lớp phủ thổ nhưỡng. 	D. Đáy của đại dương. 
Câu 5: Hành tinh nào sau đây nằm ở vị trí thứ ba trong Hệ Mặt Trời? 
A. Hỏa tinh. 	 	B. Trái Đất. 	C. Kim tinh. 	D. Mộc tinh. 
Câu 6: Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí ở đại dương được tính là 
A. lớp ô dôn. 	 	B. tầng đối lưu. 	
C. lớp vỏ phong hóa. 	D. Lớp phủ thổ nhưỡng. 
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng của sự gia tăng cơ học là gì? 
A. Thước đo phản ánh trung thực biến động dân số thế giới. 	
B. Là động lực của sự phát triển dân số thế giới. 
C. Làm biến động dân số thế giới. 
D. Làm biến động dân số đối với từng khu vực, từng quốc gia. 
Câu 8: Ý nào sau đây thể hiện sự phân bố dân cư trên thế giới? 
A. Quy mô dân số. 	B. Cơ cấu dân số. 
C. Sự sắp xếp dân số. 	D. Sự gia tăng dân số. 
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ cấu dân số theo giới? 
A. Thuộc cơ cấu xã hội. 	B. Biến động theo thời gian. 
C. Giống nhau giữa các nước. 	D. Không ảnh hưởng đến phân bố sản xuất. 
Câu 10: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây có quy mô sản xuất nhỏ nhất? 
A. Kinh tế trang trại. 	 	B. Kinh tế hộ gia đình. 	
C. Vùng nông nghiệp. 	D. Thể tổng hợp nông nghiệp. 
Câu 11: Bộ phận nào sau đây thuộc cơ cấu thành phần kinh tế ? 
A. Nông - lâm- ngư nghiệp. 	B. cơ cấu lao động theo ngành. 
C. cơ cấu lãnh thổ kinh tế. 	D. thành phần kinh tế nhà nước. 
Câu 12: Yếu tố nào sau đây là đối tượng của sản xuất nông nghiệp? 
A. Sinh vật. 	B. Địa hình. 	C. khí hậu. D. đất trồng. 
Câu 13: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng với mục đích lấy nhựa? 
A. Cao su. 	B. Cà phê. 	C. Ca cao. 	D. Đậu tương. 
Câu 14: Ở bán cầu Bắc, tại xích đạo thời gian ngày, đêm như thế nào? 
A. Ngày, đêm dài bằng nhau. 	B. Ngày, đêm dài ngắn khác nhau. 
C. Ngày dài nhất, đêm ngắn nhất. 	D. Ngày ngắn nhất, đêm dài nhất. 
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng về lớp vỏ Trái Đất? 
A. Có trạng thái quánh dẻo. 	B. Cấu tạo bởi nhiều tầng đá. 
C. Các lớp đá cấu tạo đều nhau. 	D. Phân thành ba kiểu vỏ chính. 
Câu 16: Ý nào sau đây thể hiện vai trò của ngành thủy sản?
A. Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. 	 
B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm. 
C. Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. 
D. Không tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 
Câu 17: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa là do
A. chỉ có không khí khô bốc lên cao 
B. không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi 
C. có ít gió thổi đến 
D. nằm sâu trong lục địa 
Câu 18: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không phát triển trên đới nóng? 
A. Rừng lá kim. 	B. Rừng nhiệt đới. 
C. Rừng xích đạo. 	D. Rừng nhiệt đới ẩm. 
Câu 19: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là 
A. các thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. 	
B. các thành phần tự nhiên không chịu ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. 
C. các nhóm đất và kiểu thảm thực vật thay đổi theo độ cao và vĩ độ. 	
D. các vòng đai nhiệt trên trái đất và khí áp biểu hiện theo quy luật. 
Câu 20: Sóng biển là
A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.
C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
D. Hình thức dao động của nước biển.
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là
A. Các dòng biển.
B. Gió thổi.
C. Động đất, núi lửa
D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi, ...
Câu 22: Thủy triều được hình thành do
A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng ,trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu.
D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.
Câu 23: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa? 
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.	B. Hình thành nông thôn mới. 
C. Phổ biến lối sống nông thôn.	D. Quy mô các đô thị giảm. 
Câu 24. Nhân tố nào sau đây không có tính quyết định sự phân bố dân cư trên thế giới? 
A. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. 	
B. Các luồng chuyển cư trong lịch sử. 
C. Tính chất phát triển nền kinh tế. 	
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 25: Nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi? 
A. Nguồn lao động. 	B. Khoa học - kĩ thuật. 	
C. Cơ sở thức ăn. 	D. Cơ sở vật chất. 
Câu 26: Các nguồn lực kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế của các quốc gia không bao gồm 
A. khoáng sản. 	B. lao động. 	
C. chính sách. 	 	D. thị trường. 
Câu 27: Sự phân bố các đới khí hậu, các nhóm đất trên Trái Đất biểu hiện của quy luật
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật nhịp điệu.
D. Quy luật địa đới.
Câu 28: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.
A. Vai trò.
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian.
Câu 29: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Vốn.
C. Vị trí địa lí.
D. Thị trường.
Câu 30. Cây lương thực được trồng rộng rãi nhất vì thích nghi được với nhiều loại khí hậu là
A. lúa mì	B. ngô	C. lúa gạo	D. khoai tây
Câu 31: Cho bảng số liệu: 
TỈ TRỌNG PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 VÀ NĂM 2019
 (Đơn vị: %) 
Năm
2015
2019
Châu Á 
60,7
59,5
Châu Phi 
16,4
16,8
Châu Âu 
10,1
9,6
Các châu lục khác 
12,8
14,1
Thế giới 
100,0
100,0
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, năm 2015 và 2019? 
A. Châu Á giảm, châu Phi tăng.	B. Châu Âu tăng, châu Phi giảm. 
C. Châu Á giảm, châu lục khác tăng.	D. Châu lục khác tăng, châu Âu giảm. 
Câu 32: Cho biểu đồ về GDP của nước ta, năm 2010 và 2016:
(Nguồn số liệu theo theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016.
B. Giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016.
C. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016.
D. Sự thay đổi giá trị GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016.
Câu 33: Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THEO GDP NĂM 2019
 (Đơn vị: %) 
Cơ cấu ngành
Nông- lâm- ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Việt Nam
13,9
34,5
41,6
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 
Căn cứ bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? 
A. Miền	B. Cột	C. Tròn	D. Đường
Câu 34: Cho biểu đồ: 
Năm
Nghìn ha
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CỦA MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2018
(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2018 so với năm 2010?
A. Cà phê tăng, cao su tăng.	B. Cà phê giảm, điều giảm.	
C. Cao su tăng, điều tăng.	D. Cao su giảm, cà phê giảm.
Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu nghành kinh tế ?
A. Ổn định về tỉ trọng giữa các nghành.
B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.
C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.
D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.
II. PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1. Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA MA-LAI-XI-A, NĂM 2018
 (Đơn vị: %) 
Cây lương thực 
Lúa
Ngô
Cây lương thực khác
Sản lượng 
90,4
7,1
2,5
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) 
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lượng thực của Ma-lai-xi-a, năm 2018. 
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét về cơ cấu sản lượng lương thực của Ma-lai-xi-a, năm 2018. 
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu 
Sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2003
Sản lượng
( Triệu tấn )
676,0
1212,0
1561,0
1950,0
2060,0
2021,0
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. Nhận xét.
Câu 3. Nêu những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số trẻ. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia có kết cấu dân số già hay trẻ?
Câu 4. Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?.
Câu 5. Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội?.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_10.docx