Đề cương ôn tập học kì II môn lý 8 năm học: 2013-2014

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn lý 8 năm học: 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn lý 8 năm học: 2013-2014
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN LÝ 8
Năm học: 2013-2014
Người biên soạn: Trương Quang Vinh
Câu 1: Viết các công thức tính công, nêu ý nghĩa, đơn vị tương ứng của từng đại lượng?
 TL: 
F: Lực tác dụng (N)
s: Quãng đường vật chuyển dời (m)
A: Công cơ học (J)
*Công thức tính công:
A= F . s
P : Trọng lượng (N)
h : Độ cao của vật (m)
ℓ : Chiều dài mặt phẳng nghiêng (m)
P : Công suất (w)
t : Thời gian (s)
*Chú ý: Ngoài ra ta có các công thức tính công khác.
A = P . h
(J) (N) (m)
A = F . ℓ
(J) (N) (m)
A = P . t
(J) (w) (s)
Câu 2: ý nghĩa giá trị công suất ghi trên dụng cụ, máy thường gặp như thế nào?
Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ, thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
VD: Số ghi công suất trên động cơ điện là 1000W có nghĩa là khi động cơ hoạt động bình thường thì trong 1 giây nó thực hiện được 1 công là 1000J.
Câu 3: Nêu định nghĩa, viết công thức tính công suất, nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng? 
 TL: 
A : Công thực hiện (J)
t : Thời gian thực hiện công (s)
P : Công suất (w)
*Công thức:
P
*Chú ý: Còn công thức khác
F: Lực tác dụng (N)
U : Vận tốc (m/s)
P : Công suất (w)
P = F . U
Câu 4: Khi nào vật có cơ năng?
Khi một vật có khả năng sinh công ta nói vật đó có cơ năng. Kí hiệu của cơ năng E. đơn vị cơ năng là J.
Câu 5: Thế nào là thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi và động năng?
Thế năng hấp dẫn: một vật có độ cao so với mặt đất ta nói vật đó có thế năng hấp dẫn.
Thế năng đàn hồi : cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi.
Động năng : Cơ năng do chuyển động mà có được gọi là động năng.
Câu 6: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi và dộng năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và khối lượng của vật.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật và khối lượng của vật.
Câu 7: Các chất được cấu tạo như thế nào?
 TL: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 8: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Từ đó hãy giải thích thí nghiệm Bơ-rao năm 1827. Và chuyển động của phân tử và nhiệt độ?
 TL: -Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm với các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 
Câu 9:Nhiệt năng của một vật là gì?
 TL: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 10: Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm VD cho mỗi cách.
 TL: Cách làm biến đổi nhiệt năng của vật: thực hiện công và truyền nhiệt.
VD1: Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàn nhà xi măng nhám khi đó miếng đồng sẽ nóng lên bằng cách thực hiện công.
VD2: Thả miếng sắt vào cốc nước sôi, nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 11: Nhiệt lượng là gì?
 TL: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là J.
Câu 12: Nêu VD trong đó lực thực hiện công? ( hoặc không thực hiện công)
 TL: Người lực sĩ nâng quả tạ từ dưới lên cao. Vậy lực của người lực sĩ đã thực hiện công.
Người lực sĩ nâng quả tạ ở tư thế đứng thẳng. Vậy lực của người lực sĩ không thực hiện công.
Câu 13: Dẫn nhiệt là gì?VD về sự dẫn nhiệt?
 TL: -Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác hoặc vật này sang vật khác.
 VD: Cầm 1 đầu que sắt dài đưa 1 đầu kia vào ngọn lửa, 1 lúc ta thấy tay nóng lên.
Câu 14: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
 TL: Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Câu 15: Đối lưu là gì ?VD về sự đối lưu?
 TL: -Đối lưu là sự di chuyển thành dòng của các chất lỏng và chất khí, dây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 
 VD :Đặt 1 gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím thì nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên rồi từ trên xuống.
Câu 16: Bức xạ nhiệt là gì?VD về bức xạ nhiệt?
 TL: -Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở môi trường chân không.
 VD: Hằng ngày, năng lượng từ Mặt trời truyền xuống Trái đất bằng bức xạ nhiệt.
Câu 17 : Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 TL: Phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
 + Khối lượng của vật ( m)
 +Độ tăng nhiệt của vật (∆t “Penta t”)
 +Chất cấu tạo nên vật (c “ nhiệt dung riêng”)
 Bảng tham khảo nhiệt dung riêng của một số chất: 
Chất
Nhiệt dung riêng
(J/kg.K)
Chất
Nhiệt dung riêng
(J/kg.K)
Nước
4 200
Đất
800
Rượu
2 500
Thép
460
Nước đá
1 800
Đồng
380
Nhôm
880
Chì
130
Câu 18: Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào.
Q = m . C . ∆t hay Q = m . C . ( t2 – t1 )
m : khối lượng của vật (kg)
C : nhiệt dung riêng (J/kg.K)
∆t = t2 – t1 : độ tăng nhiệt độ (oC)
t1 : nhiệt độ ban đầu (oC)
t2 : nhiệt độ sau (oC)
Q = m . C . ∆t hay Q = m . C . ( t1 – t2 )
Câu 18: Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của 1 vật VD:
 ∆t = t1 – t2 : độ giảm nhiệt độ (oC)
Câu : Nguyên lý truyền nhiệt như thế nào?
 TL: Nguyên lý truyền nhiệt như sau:
 +Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
 +Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
 +Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
Câu 20: Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra = Qthu vào
Câu 21 : Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?
 TL: Vì mặc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo có nhiều lớp không khí hơn, mà không khí dẫn nhiệt kém, nên nhiệt lượng từ cơ thể ta khó truyền ra môi trường bên ngoài, ta cảm thấy ấm hơn khi mặc một áo dày.
 Câu 22: Tại sao cá có thể hô hấp bằng oxi hoà tan ở trong nước?
 TL: - Bất kể một loại khí nào cũng đều có xu hướng chuyển từ chỗ có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn. Trong máu cá, áp suất oxi nhỏ hơn áp suất oxi trong nước, do đó oxi chuyển từ nước vào máu, qua các mao mạch của mang cá.
Câu 23 : Tại sao cá trong bể nuôi thỉnh thoảng lại bơi lên mặt nước?
 TL:- Cá thở bằng ôxy hoà tan trong nước. Khi lượng ôxy hoà tan trong nước còn ít, cá bơi lên mặt nước, ở đấy tiếp giáp với không khí nên nhiều ôxy hơn.
Câu 24 : Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước?
 TL: Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giửa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. Chính vì vậy mà nước đường có vị ngọt đều.
Câu 25: Giải thích vì sao quá bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ?
TL :Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phẩn tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cach. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 26: Mở lọ đựng nước hoa trong lớp. Sau vài giây, cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. hãy giải thích ?
TL: Do hiện tượng khuếch tán mà các phân tử nước hoa hòa trộn với các phân tử không khí, mặt khác các phân tử hoa và không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng do đó mùi nước hoa lan tỏa về mọi phía.
Câu 27 :Để chống những con gián cắn quần áo và cũng là để tạo ra mùi thơm dễ chịu cho quần áo, người ta thường để Băng phiến ( Long não) trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ta ngửi mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao ?
TL: Do hiện tượng khuếch tán, các phân tử băng phiến hòa trộn vào các phân tử khí trong tử và chúng chuyển động hỗn độn, vì vậy khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm. mặt khác, một số phân tử băng phiến trong quá trình chuyển động hỗn độn đã mắc lại trong quần áo, khi đem áo quần ra sử dụng ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến.
Câu 28.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng.Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào? 
 TL: Khi nóng thì vật chất nở ra.Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt.còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.
Câu 29:Công suất của một ô tô là 8 kW ô tô chuyển động đều trong 10 giây và đi được quãng đường 200m.Tính lực kéo ô tô.
 TL: 
 Tóm tắt: Giải
 P= 80kW=80000W Công để oto thực hiện trong 10 giây là:
 T= 10 giây; s=200m A= P.t =80000.10= 800000J
 F= ? Lực kéo của oto thực hiện là:
 F= A/s=800000/200= 4000N
 Vậy Fkéo= 4000N
Câu 30: Công suất của oto la 8kW. Oto chuyển dộng đều với vận tốc 72km/h. Tính lực kéo của oto
Tóm tắt Giải
P= 8kW=8000W Công thực hiện của oto là: 
v=72km/h=20m/s A= P.t
Fk= ? Mà A=F.s=F.v.t -> F.t=F.v.t 
 => F=P/v=8000/20=400N 
 Vậy Fk=400N
Giải
Công con ngựa thực hiện:
A = F .s = 80 . 4500 = 360000 (J)
Công suất của con ngựa:
P 
Câu 31: Một con ngựa kéo xe với một lực không đổi bằng 80N đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Tóm tắt:	
F = 80N
s = 4,5km = 4500m
t = 0,5h = 1800s
A = ? (J)
P = ? (w)
Câu 32: Một tòa cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút. Công suất tối thiểu của thang máy là bao nhiêu?
Giải
Trọng lượng của 20 người:
P = m . 10 = 1000 . 10 =10000 (N)
Công của thang máy thực hiện:
A = P .h = 10000 . 30,6 = 306000 (J)
Công suất tối thiểu của thang máy:
P 
Tóm tắt:
h = (10-1) . 3,4 = 30,6m
m = 20. 50 = 1000kg
t = 1ph = 60s
P =? (w)
Giải
Công của người kéo:
A = F .s = 180 . 8 = 1440 (J)
Công suất của người kéo:
P 
Câu 33: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo?
Tóm tắt:	
F = 180N
s = h = 8m 
t = 20s
A = ? (J)
P = ? (w)
Giải
Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm:
Q1 = m1 . C1 . ∆t = 0,5.880.75 = 33000(J)
Nhiệt lượng cung cấp cho nước:
Q2 = m2 . C2 . ∆t = 2.4200.75 = 630000(J)
Nhiệt lượng cung cấp tất cả cho ấm nước:
Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000(J)
Câu 34: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.
Tóm tắt:
m1 = 0,5kg
V2 = 2ℓ ⇒ m2 = 2kg
∆t = 75oC
t1 = 25oC
t = 100oC
C1 = 880J/kg.K 
C2 = 4200J/kg.K
Q = Q1 + Q2 = ?
 Câu 35: Người ta thà vào 200g nước một thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt dộ 100’C. Nhiệt độ của hỗn hợp sau khi có sự cân bằng nhiệt là 40’C. Hỏi nhiệt độ ban đầu cảu nước là bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng cảu nước là 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kh.K
Tóm tắt:
Vật 1: Nước thu nhiệt
 m1=200g=0.2kg
 c1=4200J/kg.K
 t=40’C
 Vật 2: Đồng tỏa nhiệt
 m2=600g=0.6kg ->t2=100’C
 c2=380J/kg.K
 t=40’C
 t1=?
Giải
Nhiệt lượng mà 200g nước thu vào khi nhiệt độ tăng từ t1 đến 40’C là:
 Qthu= m1.c1.(t-t1)=0,2.4200.(40-t1)=840.(40-t1)
Nhiệt lượng mà 600g đồng tỏa ra khi hạ nhiệt từ 100’C đến 40’C là:
 Qtỏa=m2.c2.(t2-t)=0,6.380.(100-40)=1368J
Theo phương trính cân bằng nhiệt:
 Qrỏa=Qthu 840(40-t1)=1368 -> 33600 -840t1=1368 -> t1= (3600-1368)/840=38.37oc
 J !!!Chúc các bạn thi tốt ở HKII này nhé!!! J

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuog_vat_li_8_HKII_huyen_chau_thanh.doc