ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – SINH HỌC 11 Câu 1: Câu nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với đời sống của cây? A. Dung môi hòa tan các chất khoáng. B. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. C. Điều hòa hoạt động các enzim. D. Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Câu 2: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua: A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì. C. tế bào biểu bì. D. tế bào nhu mô vỏ. Câu 3: Thoát hơi nước qua lá qua những con đường nào? A. Qua khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu. B. Qua khí khổng là thứ yếu và lớp cutin là chủ yếu. C. Qua lớp biểu bì là chủ yếu và qua lông hút là thứ yếu. D. Qua mạch gỗ là chủ yếu và qua mạch rây là thứ yếu. Câu 4: Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh A. sự điều hòa thân nhiệt của cây. B. sự đóng mở khí khổng. C. sự điều hòa quá trình sinh lí trong cây. D. sự tổng hợp lớp cutin của tế bào biểu bì. Câu 5: Khi nói về cân bằng nước của cây điều nào sau đây không đúng? A. Khi lượng nước hập thụ vào bằng lượng nước thoát ra thì cây cân bằng nước. B. Khi lượng nước hấp thụ vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây chết. C. Khi lượng nước hấp thụ vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra thì cây mất cân bằng nước, lá héo. D. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu nước hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. Câu 6: Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng? A. Muối khoáng được hấp thụ từ đất vào cây qua 2 cơ chế là thụ động và chủ động. B. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng gọi là cơ chế thụ động. C. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ ngược chiều građien nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế chủ động. D. Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, không cần tiêu tốn năng lượng gọi là là chế thụ động. Câu 7: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ trong đất ở dạng nào? A. nitrat (NO3-) và amôni (NH4+). B. Nitơ tự do (N2) và nitrat (NO3-). C. amôni () và Nitơ tự do (N2). D. NH3, , . Câu 8: Nội dung nào sau đây nói không đúng về vai trò của N? A. Tham gia vào thành phân các enzim và hoocmôn B. Điều tiết các quá trinh sinh lí, hóa sinh trong tế bào và cơ thể. C. Thành phần cấu tạo các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,) D. Không quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng. Câu 9: Quan sát sơ đồ chưa hoàn chỉnh về chuyển hóa nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn: Chất hữu cơ (A) (B) . Để quá trình xảy ra hoàn chỉnh thì (A) và (B) lần lượt là gì? A. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn amôn hóa. C. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn. D. Vi khuẩn nitrogenaza, vi khuẩn azotobacter Câu 10: → NH = NH → NH2 – NH2 → 2NH3 . Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình nào sau đây? A. Cố định nitơ trong cây. B. Cố định nitơ trong khí quyển. C. Đồng hóa NH3 trong cây. D. Đồng hóa NH3 trong khí quyển. Câu 11: Khi trong cây bị NH3 tích lũy nhiều gây ngộ độc, phản ứng nào sau đây giúp cây tồn tại? A. Axít hữu cơ + NH3 + 2H+ → Axít amin. B. Axít đicacbôxilic + NH3 + 2H+ → Amit. C. Axít piruvic + NH3 + 2H+ → Alanin + H2O. D. Axit fumaric + NH3 → Aspactic + H2O. Câu 12: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ, nội dung nào sau đây là không hợp lí? A. Đất chua lại nghèo dinh dưỡng, do các ion khoáng bị H+ thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở trạng thái tự do dễ bị rữa trôi. B. Môi trường đất thoáng khí làm tăng cường hô hấp rễ tạo điều kiện tốt cho hấp thụ nước và dinh dưỡng khoáng. C. Độ ẩm đất cao làm lông hút rễ dễ tiêu biến, giảm bề mặt tiếp xúc của rễ ảnh hưởng xấu đến trao đổi nước và khoáng. D. Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt với quá trình quang hợp và trao đổi nước. Câu 13: Để bón phân đủ lượng cho cây trồng ta căn cứ vào: A. nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất, hệ số sử dụng phân bón. B. dấu diệu bên ngoài của lá cây. C. bón thúc, bón lót, bón qua lá của cây. D. đúng loại, đúng lượng, đúng cách, đúng lúc. Câu 14: Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Calvin: A. năng lượng ánh sáng B. CO2 C. H2O D. ATP Câu 15: Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng nhưng chúng cũng không thường xảy ra vào ban đêm. Tại sao? A. Trời quá lạnh về đêm để các phản ứng này diễn ra B. Nồng độ CO2 giảm về đêm C. Chu trình Calvin phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng. D. Về đêm cây không thế sản xuất được nước cần thiết cho chu trình Calvin. Câu 16. Chọn đáp án để hoàn thành câu sau đây: Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp. ; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp. A. Tăng dần/không tăng B. Giảm dần/tăng dần C. Tăng dần/tăng dần D. Giảm dần/giảm dần Câu 17. Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp không chỉ ở cường độ mà còn ở thành phần quang phổ của ánh sáng đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng: A. xanh lục B. vàng C. đỏ D. xanh tím Câu 18. Năng suất sinh học là A. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây B. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây C. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây D. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây Câu 19. Nhiệt độ tối thích là gì? A. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu hô hấp B. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu giảm cường độ hô hấp. C. Nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp với cường độ cao nhất D. Khoảng nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp bình thường. Câu 20. Nếu tăng nồng độ CO2 trong không khí thì hô hấp giảm. Nguyên nhân chủ yếu là: A.Nồng độ CO2 tăng làm giảm nồng độ O2. B. Nồng độ CO2 tăng làm tăng nồng độ O2. C. Nồng độ CO2 tăng làm cho quá trình thải CO2 của cơ thể tăng D. Nồng độ CO2 cao trong môi trường ức chế thải CO2 của cơ thể Câu 21. Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao? A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao. B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao. C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh. D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao Câu 22. Hình thức tiêu hóa ở ruột khoang là: A. Tiêu hóa nội bào B. Tiêu hóa cơ học và hóa học trong túi tiêu hóa C. Tiêu hóa trong ống tiêu hóa D. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào trong túi tiêu hóa Câu 23. Hệ số hô hấp (RQ) là gì? A. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích lũy ở dạng ATP, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ. B. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng thoát ra ở dạng nhiệt khi phân giải 1 phân tử glucôzơ. C. Là tỉ số giữa phân tử C02 hút vào với số phân tử O2 thải ra khi hô hấp D. Là tỉ số giữa phân tử C02 thải ra với số phân tử O2 hút vào khi hô hấp Câu 24. Quá trình hô hấp ở thực vật là gì? A. Là quá trình hấp thụ khí O2, thải khí CO2 của thực vật B. Là quá trình hấp thụ O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể C. Là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết D. Là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản Câu 25. Hô hấp sáng xảy ra ở các bào quan: A. lục lạp, perôxixôm và ti thể B. chất nền của ti thể, perôxixôm và nhân tế bào C. tế bào chất, lục lạp và ti thể. D. tế bào chất, perôxixôm và ti thể. Câu 26: Hệ tuần hở có ở các động vật ? A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. B. Giun tròn, cá, da gai. C. Chân khớp, thân mềm. D. Cá, giun tròn, thân mềm. Câu 27: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. Câu 28: Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện lan truyền theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ - tâm nhĩ co - nút nhĩ thất - bó His - mạng Puôckin - tâm thất co. B. Nút xoang nhĩ - tâm nhĩ - nút nhĩ thất - bó His - mạng Puôckin - tâm nhĩ co - tâm thất co. C. Nút nhĩ thất -nút xoang nhĩ - tâm nhĩ co - tâm thất co D. Nút nhĩ thất - nút xoang nhĩ - Bó His - mạng Puôckin - tâm nhĩ co - tâm thất co. Câu 29: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp? A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp. Câu 30: Huyết áp cao nhất trong...........và máu chảy chậm nhất trong..... A. tĩnh mạch chủ....các động mạch. B. động mạch chủ....các mao mạch. C. các động mạch........các tĩnh mạch. D. các tĩnh mạch...........các động mạch. Câu 31. Nhóm ĐV có hiệu suất trao đổi khí cao nhất là: A. lưỡng cư. B. bò sát. C. chim. D. thú. Câu 32. Vận tốc máu giảm dần từ: A. Động mạch ® tĩnh mạch ® mao mạch. B. Tĩnh mạch ® động mạch ® mao mạch. C. Mao mạch ® động mạch ® tĩnh mạch. D. Động mạch ® mao mạch ® tĩnh mạch. Câu 33. Điều KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của HTH kín so với HTH hở là: A. áp lực cao. B. tốc độ máu chảy nhanh. C. lượng máu rất lớn. D. điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh. Câu 34. Trong VTH nhỏ của HTH kép, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tim là máu: A. giàu O2. B. nghèo O2. C. giàu CO2. D. nghèo dinh dưỡng. Câu 35. Trong HTH của người, nồng độ O2 trong máu giảm dần theo thứ tự: A. mô TB à TM à tim. B. không khí à máu rời phổi à các mô TB. C. máu tâm thất à ĐMC à mô TB. D. máu tâm nhĩ à ĐM phổi à phổi. Câu 36. Có những cấu trúc, những đặc điểm và quá trình liên quan đến trao đổi khí: 1. hemoglobin và các sắc tố HH khác 2 bề mặt mỏng, ẩm ướt. 3. khuếch tán. 4. hồng cầu. 5. phổi và mang. 6. không khí và nước có O2. Những cấu trúc, những đặc điểm và những quá trình cần thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật là: A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 6. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 6. Câu 37. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói: để giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao, cơ quan HH của đa số các loài ĐV cần: A. có hệ thống ống khí phân nhánh tới các tế bào. B. bề mặt TĐK rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt TĐK và thể tích cơ thể lớn), có nhiều mao mạch và máu có sắc tố HH. C. bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dề dàng khuếch tán qua. D. có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2, CO2 để khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt TĐK. Câu 38. Nhận định nào dưới đây về hoạt động của tim là không đúng? A. Tim hoạt động theo nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì”. B. Mỗi chu kì tim được bắt đầu bằng pha dãn chung. C. Tim hoạt động có tính chu kì. D. Ở đa số động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Câu 39. Trình tự dẫn truyền xung thần kinh như sau: A. Nút nhĩ thất ® Nút xoang nhĩ ® Mạng Puốckin ® Bó His B. Bó His ® Mạng Puốckin ® Nút xoang nhĩ ® Nút nhĩ thất C. Mạng Puốckin ® Bó His ® Nút xoang nhĩ ® Nút nhĩ thất D. Nút xoang nhĩ ® Nút nhĩ thất ® Bó His ® Mạng Puốckin Câu 40. Chu kì hoạt động của tim tuân theo trình tự sau: A. Pha co tâm nhĩ (0.1s) ® pha co tâm thất (0.3s) ® pha dãn chung (0.4s) B. Pha co tâm thất (0.3s) ® Pha co tâm nhĩ (0.1s) ® pha dãn chung (0.4s) C. Pha dãn chung (0.4s) ® Pha co tâm thất (0.3s) ® Pha co tâm nhĩ (0.1s) D. Pha co tâm nhĩ (0.1s) ® Pha dãn chung (0.4s) ® Pha co tâm thất (0.3s) Câu 41. Sự giảm dần huyết áp trong hệ mạch là do: A. Tương ứng với chu kì hoạt động của tim. B. Sự ma sát giữa máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. C. Do sức ép của thành mạch lên lưu lượng máu. D. Do sự ma sát giữa các phân tử máu. Câu 42. Hệ đệm có tốc độ điều chỉnh pH nhanh nhất là: A. Hệ đệm bicacbonat B. Hệ đệm bicacbonat và Hệ đệm proteinat C. Hệ đệm proteinat D. Hệ đệm photphat Câu 43. Máu của tôm có màu: A. hồng. B. xanh nhạt. C. đỏ. D. không màu. Câu 44. Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi: A. Huyết áp giảm. B. Nồng độ CO2 tăng. C. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng. D. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 giảm. Câu 45. Cân bằng nội môi là trạng thái A. môi trường bên trong cơ thể được duy trì ở trạng thái cân bằng và ổn định. B. Cân bằng về nồng độ các ion bên trong TB và dịch ngoại bào. C. Cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nước và muối khoáng. D. Nồng độ các chất bên trong cân bằng với các chất bên ngoài. Câu 46. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau: A. Thụ quan ® Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ® Bộ phận đáp ứng ® Thụ quan. B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ® Bộ phận đáp ứng ® Thụ quan. C. Thụ quan ® Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ® Bộ phận đáp ứng D. Bộ phận đáp ứng ® Thụ quan ® Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết ® Thụ quan. Câu 47. Ở người, khi lượng nước trong cơ thể tăng sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu tăng. B. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu giảm. C. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu tăng. D. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu giảm. Câu 48. Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng gan sẽ điều hòa bằng cách nào? A. Biến đổi thành glicogen để dự trữ trong gan và cơ. B. Chuyển glicogen dự trữ thành glucôzơ. C. Tạo glucôzơ từ glixerol và axit lactic. D. Tạo glucôzơ từ các axit amin. Câu 49. Ở người, khi rối loạn chức năng gan, làm lượng protein huyết tương giảm sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng, nước ứ lại trong mô gây phù nề. B. Áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, nước ứ lại trong mô gây phù nề. C. Áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng, gây cảm giác khát nước. D. Áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tăng bài tiết nước tiểu. Câu 50. Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể: A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch. B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch. C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch. D. Tim phải cho bóp theo chu kì. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1-10 B A B B D A D A B B 11-20 B C A D C A C B C D 21-30 B D D C A C B A C B 31-40 C A C A C D A B D A 41-50 B A B C A A D A B C
Tài liệu đính kèm: