Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8

docx 4 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 23/09/2023 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Vật lí Lớp 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 
THI GIỮA HỌC KÌ II
Nội dung ôn tập: ôn các bài 13, 14, 15, 16 sách giáo khoa.
Các dạng bài:
- Dạng 1: Trắc nghiệm và tự luận liên quan đến tính công, công suất.
- Dạng 2: Trắc nghiệm và tự luận liên quan đến định luật về công. 
- Dạng 3: Trắc nghiệm liên quan đến cơ năng.
Một số ví dụ minh họa
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Động cơ thang máy thực hiện công để đưa thang máy lên cao. Công trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất? Biết thang máy khi không mang vật nào thì có khối lượng là 500 kg.
A. Thang máy không mang vật nào và lên cao 20 m.
B. Thang máy mang vật 100 kg và lên cao 25 m.
C. Thang máy mang vật 50 kg và lên cao 30 m.
D. Thang máy không mang vật nào và lên cao 35 m.
Câu 2: Trong các vật dưới đây, vật nào không có động năng? 
A. Máy bay đang bay. 	B. Viên đạn đang bay. 
C. Hòn bi đặt trên sàn nhà. 	D. Quả bóng đang lăn trên sân. 
Câu 3. Động năng của vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng và vị trí của vật
C. Vận tốc và vị trí của vật
B. Khối lượng và vận tốc của vật
D. Vị trí của vật so với mặt đất
Câu 4: Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa 1 vật 1000kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao 1m thì:
A. A1 = 2A2	B. A2 = 2A1	C. A1 = A2	D. Chưa đủ điều kiện để so sánh A1, A2.
Câu 5: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 
A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đât	B. Khối lượng và vận tốc của vật. 
C. Vị trí của vật so với mặt đất	D. Khối lượng của vật.
Câu 6: Một vật 6kg rơi từ độ cao 2m xuống đất mất 3s. Công suất của vật đó khi rơi là bao nhiêu? 
A. 40J.	B. 36J.	C. 120W.	D. 40W.
Câu 7: Công thức tính công cơ học là 
A. .	B. A = F. s	C.	D. A = (F.s)2
Câu 8: Đơn vị của công suất là 
A. niutơn (N). 	B. niutơn mét (N.m).
C. jun trên giây (J/s).	D. jun (J). 
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? 
A. Máy bay đang bay. 	B. Ô tô đang chuyển động. 
C. Lò xo nằm trên mặt đất đang bị nén. 	D. Quả táo ở trên cây. 
Câu 10: Một máy có công suất 2000W. Thời gian máy thực hiện được công 14000J là bao nhiêu? 
A. 5s.	B. 4s	C. 9s.	D. 7s
Câu 11. Một người dùng một lực 180N kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Công suất của người kéo là:	
A. 720W B. 72W. C. 28800W D.7200W.
Câu 12. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó:
 A. Có khối lượng lớn B. Chịu tác dụng của một lực lớn
 C. Có trọng lượng lớn D. Có khả năng thực hiện công lên vật khác.
Câu 13. Để cày cùng một sào đất, nếu dùng máy cày thì mất 30 phút, còn nếu dùng trâu thì mất 3h. Hãy so sánh công suất của con trâu và máy cày? 
A. Công suất của con trâu nhỏ hơn công suất của máy cày và nhỏ hơn mười lần.
B. Công suất của máy cày lớn hơn công suất của con trâu và lớn hơn sáu lần.
C. Công suất của con trâu và máy cày là như nhau vì cùng cày một sào đất.
D. Không thể so sánh được.
Câu 14: Đơn vị của Công cơ học là:
A. Niu tơn (N)	 B. Paxcan(Pa). 	C. Jun ( J ). 	D. kilôgam (kg)
Câu 15. Công thức tính công suất là:	 
 A. P = B. P = A.t C. P = D. P = F.S
Câu 16. Động năng của một vật phụ thuộc vào:
A. chỉ khối lượng của vật B. cả khối lượng và độ cao của vật
C. độ cao của vật so với mặt đất D. cả khối lượng và vận tốc của vật
Câu 17. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay	
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang	
D. Lò xo được ép đặt trên mặt đất
Câu 18. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào động năng tăng, thế năng hấp dẫn giảm?
A. Chỉ khi vật đang đi lên.	B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.	D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?
A. Một ôtô đang leo dốc.	B. Ôtô đang chạy trên đường nằm ngang.
C. Nước được ngăn trên đập cao.	D. Hòn đá nằm yên bên đường.
Câu 20. Trong các vật nào sau đây có thế năng đàn hồi:
A. Viên đạn đang bay.	B. Lò xo để ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nằm ngang D. Lò xo bị ép nằm trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 21. Khi quả bóng rơi từ trên cao xuống thì thế năng của quả bóng :
 	A. Giảm dần	B. Tăng dần	C. Không đổi	 D. Bằng 0.
Câu 22. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì:
A. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.	
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng nhỏ.
C. Vật có vận tốc càng nhỏ thì động năng càng nhỏ.
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.
Câu 23. Một máy kéo trong thời gian 1 phút thực hiện một công là 30 000J. Công suất của máy kéo: 
A. 30 000W	B. 1800 000W	C. 500W	D. 500KW
Câu 24. Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì
A. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi gấp hai lần.
B. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.
C. Công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật chỉ bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai.
D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.
Câu 25. Người ta nâng một vật nặng lên cùng một độ cao bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo vật bằng một ròng rọc cố định (H.14.3a). Cách thứ hai, kết hợp một ròng rọc cố định và một ròng rọc động (H.14.3b). Nếu bỏ qua trọng lượng và ma sát của ròng rọc thì
A. Công thực hiện ở hai cách đều bằng nhau.
B. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật.
C. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây dài hơn.
D. Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 26 : Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay ? 
A. 1044 000W	B. 104 400W	C. 500W	D. 500KW
Câu 27. Một người kéo một gàu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m trong thời gian 30 giây. Công suất của người đó là:
A. 150W
B. 2,5W
C. 75W
D. 5W
Câu 28. Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp một xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Vậy tác dụng của ròng rọc cố định là:
A. Giúp ta lợi về lực	B. Giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.
C. Giúp ta lợi về công.	D. Cả ba tác dụng trên đều đúng.
Câu 29. Để đưa một vật có trọng lượng 1000N lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng nhẵn dài 4m. Lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó là:
A. 1000N B. 4000N C. 250N D. 500N
Câu 30. Một người thợ xây dùng một ròng rọc động để đưa một xô vữa có trọng lượng 150N lên độ cao 3m. Biết đoạn dây anh ta đã kéo là 6m, bỏ qua ma sát. Lực anh ta đã dùng để kéo xô vữa khi đó có độ lớn là:
A. 75N B. 150N C. 300N D. 900N
Câu 31. Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là:
A. 1J	B. 0J.	C. 2J.	D. 0,5J.
Câu 32. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15 000J. Công suất của người công nhân đó là:
A. 70W B. 80W C. 90W D. 100W
Câu 33. Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?
A. Nam làm khỏe hơn An B. An làm việc khỏe hơn Nam.
C. Hai người khỏe như nhau D. Không so sánh được.
Câu 34. Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?
A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.	B. Vì lò xo có khả năng sinh công.
C. Vì lò xo có khối lượng.	D. Vì lò xo làm bằng thép.
Câu 35. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Một máy bay đang bay trên cao.
D. Một ô tô đang chạy trên đường.
Câu 36. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng.	B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Khối lượng và chất làm vật.	D. Vận tốc của vật.
Câu 37. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.	B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.	D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 38. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khuếch tán?
A. Khuấy đều đường trong cốc cà phê, cả cốc cà phê đều ngọt.
B. Bỏ muối vào cốc nước, đun lên nước có vị mặn.
C. Khói bếp bay lên không trung.
D. Nước sông chảy vào biển.
Câu 39. Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến các đại lượng nào sau đây?
A. Thể tích của vật.	B. Vận tốc của vật.
C. Vận tốc của phân tử tạo nên vật	D. Khoảng cách giữa các phân tử tạo nên vật.
Phần II: Tự luận
Câu 1. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với một lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công dân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
Câu 2 : Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. 
a. Tính công suất của động cơ?
b. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu ? 
Câu 3 : Một thang máy có khối lượng m = 500 kg chất trong đó một thùng hàng nặng 300 kg. Thang máy từ tầng 5 lên tầng 10 (không dừng ở các tầng khác) mất 10 giây.
a. Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó là bao nhiêu ?
b. Tính công suất của thang? 
Câu 4.	a) Nêu nội dung về cấu tạo chất.
	b) Vì sao bánh xe đạp được bơm căng mặc dù không sử dụng một thời gian cũng xẹp dần?
Câu 5 Em hãy cho biết những tình huống sau có dạng cơ năng nào?
	1. Kéo dãn lò xo.
	2. Một người đang chạy bộ.
	3. Người đang nhảy dù.
	4. Nước chảy từ trên cao xuống.
Câu 6 Một chiếc máy có thể kéo vật có khối lượng 100kg chuyển động lên cao 30m trong thời gian 1 phút.
	a) Hãy tính công mà máy đã thực hiện được.
	b) Tính công suất của máy.
	c) Tính tốc độ đi lên của vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8.docx