Đề cương môn Tiếng Việt lớp 6 học kì II

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Tiếng Việt lớp 6 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn Tiếng Việt lớp 6 học kì II
TIẾNG VIỆT 
I. Các thành phần chính của câu
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc phải có trong câu được gọi là thành phần phụ.
1. Vị ngữ
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào ? hoặc Là gì ?
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
2. Chủ ngữ
Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,  được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ?, Con gì ? hoặc Cái gì ?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
II. Nhân hóa
1. Nhân hóa là gì ?
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,  bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,  trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hóa
	Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là :
 Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
 Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
 Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. So sánh
1. So sánh là gì ?
	So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm :
Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) ;
Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A) ;
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh ;
Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (sự vật dùng để so sánh)
3. Các kiểu so sánh
	Có hai kiểu so sánh :
So sánh ngang bằng ;
So sánh không ngang bằng.
4. Tác dụng của so sánh
	So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động ; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
IV. Ẩn dụ
1. Ẩn dụ là gì ?
	Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Các kiểu ẩn dụ
	Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là :
Ẩn dụ hình thức ;
Ẩn dụ cách thức ;
Ẩn dụ phẩm chất ;
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
V. Hoán dụ
1. Hoán dụ là gì ?
	Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Các kiểu hoán dụ
	Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là :
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể ;
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ;
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ;
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người.
 Dàn bài chung về văn tả cảnh
 Dàn bài chung về văn tả người
1/ Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? 
Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ?
2/ Thân bài
a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ?
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3/ Kết bài 
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...
Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?...
Chú ý:
 Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_TV_6_KII.doc