Đề cương môn Sinh lớp 7

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1044Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Sinh lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn Sinh lớp 7
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH LỚP 7
1/ Phân biệt quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái:
Ếch trương thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu “gọi ếch cái” để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tim đến bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu. ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài .
Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nỡ thành nòng nọc . Trái qua một quá trinh biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trờ thành ếch con.
2/ Đa dạng về môi trường sống và tập tính, đặc điểm chung và hiểu được vai trò của lưỡng cư đối với tự nhiên và đối với đời sống con người.
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm ba bộ :
1. Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo (hình 37.1.1) có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
2. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có sô lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phố biến trong bộ : ếch cây (hình 37.1.2), ễnh ương (hình 37.1.3) và cóc nhà (hình 37.1.4). Đa số loài hoạt động về ban đêm.
3. Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun (hình 37.1.5), thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm.
Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điếm đặc trưng nhất.
-Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi.
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đổng là thực phầm đặc sàn. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.
Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế làm thực phầm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bào vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
3/ Thực hành : quan sát bộ xương và các nội quan, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài, trong thích nghi với điều kiện sống:
Cấu tạo ngoài:
+Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
+Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu,tạo diều kiện bắt mồi dễ dàng
 +Mắt có mi cử động, có nước mắt:Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
 +Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao độngâm thanh vào màng nhĩ 
+Thân dài, đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển
+Bàn chân có năm ngón có vuốc: Tham gia di chuyển trên cạn
-Cấu tạo trong:
+Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn ; tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nữa (4 ngăn chưa hoàn toàn). Máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha. Cơ the giư nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
4/Thực hành đời sống và tập tính của chim
Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
5/ Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống:
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống là: 
- Cơ thể phủ lông mao dày, xốp 
- Chân có vuốt sắc, chân trước ngắn, chân sau dài, khỏe bật nhảy xa 
- Mũi rất thính có lông xúc giác nhạy bén phối hợp với khứu giác. 
- Mắt có mi cử động được, có lông mi vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ mắt. - Tai rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh
6/Mô tả cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính:
Những đặc điểm cầu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự
hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là
Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự
hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phối chia thành nhiều túi có tác
dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
Tìm 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Thận sau : cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.
7/ Đặc điểm cấu tạo trong, sự tiến hóa của thú so với các động vật đã học : tuần hoàn , thần kinh, sinh sản:
 -Thần kinh: Ở thú, các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển. Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp. Tiểu não phát triển liên quan tới các cử động phước tạp.
 -Tuần hoàn: Gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 - Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phân là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.
8/ Vai trò của thú:
	Cung cấp nguồn dược liệu ( sừng, nhung của hươu, nai, xương của gấu hổ,), đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo; ngà voi, sừng tê giác, xạ hương của hươu xạ, cầy dông), vật liệu thí nghiệm ( chuột nhắt, chuột lang ); nguồn thực phẩm ( trâu bò, lợn.); sức kéo ( như trâu, bò, ngựa); tiêu diệt loài gặm nhấm có hai cho nông nghiệp và lâm nghiệp ( chồn, cầy, mèo rừng)
9/ Bằng chứng mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật. Cây phát sinh giới động vật 
-Ngay từ đầu thê kỉ XIX. người ta đã phát hiện ra những di tích của động vật trong các lớp đá. được gọi là di tích hoá thạch. Di tích hoá thạch của lưỡng cư cổ được phát hiện cách hiện nay khoảng 350 triệu năm. Trên di tích hoá thạch này. lưỡng cư cổ còn mang đậm nét những đặc điếm của cá vẩy chân cổ. Năm 1861 người ta đã phát hiện được di tích hoá thạch của chim cồ in trong đá, cách hiện nay khoảng 150 triệu năm. Trên hoá thạch này, chim cổ vẫn mang nhiều đặc điếm cua bò sát.
-Trong quá trình tiến hoá của động vật, các hệ cơ quan được hình thành hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hoá, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó tỏ sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
10/ Tiến hóa về tổ chức cơ thể:
-Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, mỏng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ. khi cần. mỡ trong bướu có thế chuyến đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dễ lẫn trốn kẻ thù 
-Động vật có khả năng nhịn khát giòi, có khá năng đi xa đê tim nước. Mọi hoạt động chù yếu thực hiện vào ban đêm, khi cái nóng đã dịu xuống. Nhiều loài bò sát và động vật nhò có tập tính chui rúc vào sâu trong cát để chống nóng.
11/ Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng, nêu được khái niệm đa dạng sinh học, nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học.
Trả lời:
Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng:
Có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng và đặc điểm hình thái và tập tính thích nghi với điều kiên khô hạn.
Khái niệm đa dạng sinh học , nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học.
  Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài.
 Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.
	* Nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học:
	-Do nạn phá rừng, Khai thác gỗ và các nông sản khác, du canh, di dân khai hoang, làm mất môi trường sống tư nhiên của động vật
Săn bắn buôn bán động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuôc trừ sâu,thải các chất thải công nghiệp
Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân
Nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn bừa bãi
Chống ô nhiễm môi trường
Thuàn hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học
Các biện pháp đấu tranh sinh học , ưu điểm và hạn chế, ứng dụng trong nông nghiệp
Các biện pháp đấu tranh sinh học
1. Sử dụng thiên địch:
a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
b. Sử dụng thiên đich đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại.
2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.
3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
Ưu điểm
- Tiêu diệt các sinh vật gây hại. Tránh ô nhiễm môi trường.
- Giảm chi phí sản xuất.
Hạn chế:
- Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định
- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại
- Khi sinh vật này bị tiêu diệt thì lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Có loài vừa là thiên địch lại vừa gây hại: chim sẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_sinh_hoc_7_hk2_nam_hoc_20152016.docx