Đề cương Khoa học lớp 5 - Năm học: 2011-2012

doc 37 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Khoa học lớp 5 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Khoa học lớp 5 - Năm học: 2011-2012
Phần i: con người và sức khoẻ
Bài 1: sự sinh sản
 Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
----------------------------------------
Bài 2-3: nam hay nữ
Câu 1: Nêu một vài điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái?
- Giống nhau: Đều có đầy đủ các bộ phận của cơ thể: tay, chân, mắt, mũi, các cơ quan tuần hoàn, hệ tiêu hoá, cơ quan hô hấp, 
- Khác nhau: Ngoài những điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển, làm cho cơ thể nam và nữ có sự khác biệt như:
+ Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
Câu 2: Điền các từ sau vào cột thích hợp trong bảng dưới đây: dịu dàng, có râu, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, cơ quan sinh dục tạo ra trứng, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, cho con bú, làm bếp giỏi, mang thai, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, thư kí.
- Nam: Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, Có râu.
- Nữ: Cơ quan sinh dục tạo ra trứng; Cho con bú; Mang thai.
- Cả nam và nữ: dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, làm bếp giỏi, thư kí.
Câu 3: Nêu một số quan niệm về vai trò của nam và nữ trong xã hội trước kia?
Trong xã hội cũ đã quan niệm về vai trò của nam và nữ:
- Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
- Công việc nội trợ là của phụ nữ.
- Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
- Trọng nam, khinh nữ: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng gọi là có, mười con gái cũng nói là không).
Câu 4: Ngày nay, quan niệm về vai trò của nam và nữ có gì thay đổi?
Vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội có thể thay đổi:
- Trong gia đình: Trước kia, nhiều người cho rằng phụ nữ phải làm tất cả các
 công việc nội trợ. Ngày nay, ở nhiều gia đình, nam giới đã cùng chia sẻ với nữ giới trong việc chăm sóc gia đình (nấu ăn, trông con,).
- Ngoài xã hội: Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội và giữ các chức vụ trong bộ máy lãnh đạo, quản lí các ngành, các cấp.
----------------------------------------------
Bài 4: cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Câu 1: Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu? Sự thụ tinh là gì? Hợp tử là gì?
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
Câu 2: Trình bày quá trình hình thành của cơ thể chúng ta?
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12(tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một con người. Đến khoảng tuần thứ 20 (tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài, Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
------------------------------------
Bài 5: cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ
Câu 1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
Phụ nữ có thai cần:
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng;
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia, ma tuý,;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái;
- Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,;
- Đi khám thai định kì: 3 tháng một lần.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 2: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình đặc biệt là người bố.
- Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
Bài 6: từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
Câu 1: Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn: dưới 3 tuổi; từ 3 đến 6 tuổi; từ 6 đến 10 tuổi?
- Trẻ em dưới 3 tuổi có đặc điểm: ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất là ở giai đoạn sơ sinh) và đến cuối lứa tuổi này, chúng ta đã có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi người.
- Trẻ từ 3 đến 6 tuổi có đặc điểm: ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi trước. Chúng ta thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời lời nói và suy nghĩ bắt đầu phát triển.
- Trẻ từ 6 đến 10 tuổi có đặc điểm: ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ cũng ngày càng phát triển.
Câu 2: Tuổi dậy thì là lứa tuổi nào? Tại sao nói tuổi dậy thì là lứa tuổi có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu từ khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu từ khoảng 13 đến 17 tuổi.
- Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người bởi vì: ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao lẫn cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
---------------------------------------
Bài 7: từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già? 
- Tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi): Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội. Như vậy, tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.
- Tuổi trưởng thành (từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi): Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực phát triển mạnh nhất. Các cơ quan trong cơ
thể đều hoàn thiện. Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội,
- Tuổi già (từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên): ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi đều có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
Câu 2: Tuổi vị thành niên có thể chia thành mấy giai đoạn? Nêu đặc điểm tâm sinh lí nổi bật của từng giai đoạn đó?
Tuổi vị thành niên có thể chia thành 3 giai đoạn với đặc điểm tâm sinh lí nổi bật như:
- Giai đoạn đầu (10-13 tuổi): Bắt đầu dậy thì; Cơ thể phát triển nhanh; Bận tâm, lo lắng về sự thây đổi của cơ thể; Những cố gắng ban đầu trong việc độc lập với cha mẹ
- Giai đoạn giữa (14-16 tuổi): Thích thú những quyền lực tri thức mới; Thích hành vi mang tính rủi ro; Coi trọng các bạn đồng trang lứa
- Giai đoạn cuối (17-19 tuổi): Cơ thể phát triển định hình; Chuyển từ các quan hệ nhóm sang quan hệ cá nhân; Phát triển các quan hệ người lớn,
Câu 3: Tổ chức Y tế Thế giới chia lứa tuổi già thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Tổ chức Y tế Thế giới chia lứa tuổi già thành 3 giai đoạn:
- Người cao tuổi: 60-74 tuổi.
- Ngườigià: 75-90 tuổi.
- Người già sống lâu: trên 90 tuổi.
Câu 4: Tuổi của các em đang ở giai đoạn nào? Biết chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời sẽ có tác dụng gì?
- Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì.
- Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diến ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, đồng thời còn giúp chúng tảtánh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình.
-------------------------------------------
Bài 8: vệ sinh ở tuổi dậy thì
Câu 1: Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh: Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là những chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu; Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da, đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát
triển và tạo thành mụn “trứng cá”. Vì vậy phải vệ sinh thường xuyên như rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo. Đặc biệt, phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày
Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch sẽ giúp chất nhờn trôi đi, tránh được mụn trứng cá.
Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho.
Câu 2: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý,; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
Câu 3: Khoanh và các chữ cái đặt trước câu trả lời đúng?
A) Vệ sinh cơ quan sinh dục nam:
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
a. Hai ngày một lần.
b. Hằng ngày.
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
a. Dùng nước sạch.
b. Dùng xà phòng tắm.
c. Dùng xà phòng giặt.
d. Kéo bao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu.
3. Dùng quần lót cần chú ý:
a. Hai ngày thay một lần.
b. Mỗi ngày thay một lần.
c. Giặt và phơi trong bóng râm.
d. Giặt và phơi ngoài nắng.
B) Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ:
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
a. Hai ngày một lần.
b. Hằng ngày.
c. Khi thay băng vệ sinh.
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
a. Dùng nước sạch.
b. Dùng xà phòng tắm.
c. Dùng xà phòng giặt.
d. Không rửa bên trong, chỉ rửa bên ngoài.
3. Sau khi di vệ sinh cần chú ý:
a. Lau từ phía trước ra phía sau.
b. Lau từ phía sau lên phía trước.
4. Khi hành kinh cần thay băng vệ sinh:
a. ít nhất 4 lần trong ngày.
b. ít nhất 3 lần trong ngày.
c. ít nhất 2 lần trong ngày.
----------------------------------------------
Bài 9-10: thực hành: nói “không!”
đối với các chất gây nghiện
Câu 1: Nêu tác hại của thuốc lá đối với người sử dụng và đối với người xung quanh?
- Thuốc lá là chất gây nghiện: làm người hút phụ thuộc vào thuốc lá, dẫn đến nghiện.
- Có hại đối với người hút thuốc lá:
+ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, có thể gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.
+ Khói thuốc làm hơi thoẻ hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn,...
- ảnh hưởng đến người xung quanh:
+ Những người không hút thuóoc lá nhưng hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.
+ Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa,..
+ Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá.
Câu 2: Nêu tác hại của rượu, bia đối với người sử dụng và đối với người xung quanh?
- Rượu, bia là chất gây nghiện: làm người uống phụ thuộc vào rượu, bia dẫn đến nghiện.
- Có hại cho sức khoẻ và nhân cách của người nghiện rượu, bia:
+ Rượu, bia gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh,
+ Người say rượu, bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, mặt đỏ, dáng đi loạng choạng, nói lảm nhảm, ói mửa, bất tỉnh,
- ảnh hưởng đến người xung quanh: Người say rượu, hay gây sự, đánh lộn, có thể gây tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật,
Câu 3: Nêu tác hại của ma tuý đối với người sử dụng và đối với người xung quanh?
- Ma tuý là chất gây nghiện, có loại chỉ dùng thử một lần đã nghiện. Người nghiện ma tuý rất khó cai nghiện.
- Có hại cho sức khoẻ và nhân cách của người nghịên ma tuý:
+ Sức khoẻ của người nghiện bị huỷ hoại; mất khả năng lao động, học tập; hệ thần kinh bị tổn hại. Tiêm chích ma tuý dễ bị lây nhiễm HIV, nếu quá liều có thể bị chết.
+ Khi lên cơn nghiện, không làm chủ được bản thân, người nghiện có thể làm bất cứ việc gì kể cả ăn cắp, cướp của, giết người để có tiền mua ma túy.
- ảnh hưởng đén người xung quanh:
+ Gia đình có người nghiện thường bất hòa, con cái bị bỏ rơi, kinh tế sa sút,
+ Trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm gia tăng,
Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
1. Kkhói thuốc lá có thể gây ra bệnh nào?
a. Bệnh về tim mạch. b. Ung thư phổi.
c. Huyết áp cao. d. Viêm phế quản.
e. Bệnh về tim mạch, huyết áp; ung thư phổ, viêm phế quản.
2. Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào?
a. Da sớm bị nhăn.
b. Hơi thở hôi.
c. Răng ố vàng.
d. Hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn.
e. Môi thâm.
3. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
a. Người hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.
b. Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa.
c. Sống gần người hút thuốc lá trẻ em dễ bắt chước và dễ trở thành người nghiện thuốc lá.
d. Tất cả các ý trên.
4. Bạn có thẻ làm gì để giúp bố (hoặc người thân) không hút thuốc lá trong nhà hoặc cai thuốc lá?
a. Nói với bố (hoặc người thân) về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá do người khác hút.
b. Cất gạt tàn thuốc lá của bố hoặc người thân đi.
c. Nói với bố hoặc người thân về tác hại của thuốc lá.
d. Nói với bố hoặc người thân về tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút và những người xung quanh
5. Rượu, bia là những chất gì?
a. Kích thích.
b. Gây nghiện.
c. Vừa kích thích vừa gây nghiện.
6. Rượu bia có thể gây ra bệnh gì?
a. Bệnh về đường tiêu hoá.
b. Bệnh về tim mạch.
c. Bệnh về thần kinh, tâm thần.
d. Ung thư lưỡi, miệng, thực quản, thanh quản.
e. Bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh,tâm thần và ung thư.
7. Rượu bia có thẻ gây ảnh hưởng đến nhân cách người nghiện như thế nào?
a. Quần áo xộc xệch, thường bê tha.
b. Dáng đi loạng choạng, mặt thường đỏ, nói lảm nhảm.
c. ói mửa, bất tỉnh.
d. Tất cả các ý trên.
8. Người nghiện rượu bia có thể ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
a. Gây sự, đánh nhau với người ngoài.
b. Gây sự, đánh nhau, gây tai nạn giao thông, đánh đập vợ con.
c. Đánh chửi vợ con khi say hoặc khi không có rượu để uống.
d. Gây tai nạn giao thông.
9. Bạn có thể làm gì để giúp bố không nghiện rượu bia?
a. Nói với bố là uống rượu bia có hại cho sức khoẻ.
b. Nói với bố là uống rượu bia có thể gây ra tai nạn giao thông.
c. Nói với bố là bạn yêu bố mẹ và bạn muốn gia đình hoà thuận.
d. Nói với bố vè tác hại của rượu bia đối với người uống và với những người thân trong gia đình cũng như đối với người khác.
10. Ma tuý là tên chung để gọi những chất gì?
a. Kích thích.
b. Gây nghiện.
c. Kích thích và gây nghiện đã bị Nhà nước cấm buôn bán, vận chuyển và sử dụng.
d. Bị Nhà nước cấm buôn bán và sử dụng.
11. Ma tuý có tác hại gì?
a. Huỷ hoại sức khoẻ; mất khả năng lao động, học tập; hệ thần kinh bị tổn hại, dễ bị lây nhiễm HIV; dùng quá liều sẽ chết.
b. Hao tốn tiền của bản thân và gia đình.
c. Có thể dẫn đến hành vi phạm pháp để có tiền thoả mãn cơn nghiện.
d. Tất cả các ý trên.
12. Nếu có người thuê bạn tham gia vận chuyển ma tuý, bạn sẽ làm gì?
a. Từ chối và sau đó báo công an.
b. Từ chối và không nói với ai chuyện đó cả.
c. Nhận lời vì làm như thế rất dễ kiếm tiền.
d. Nhận lời vì bạn chỉ làm như thế một lần sẽ không bị bắt.
13. Nếu có người rủ bạn thử dùng ma tuý, bạn sẽ làm gì?
a. Nhận lời ngay.
b. Thử luôn vì sợ bạn bè chê cười.
c. Thử một lần cho biết vì thử một lần bạn sẽ không bị nghiện.
d. Từ chối một cách khéo léo, cương quyết và tìm cách khuyên người ấy không nên dùng ma tuý.
-----------------------------------
Bài 11: dùng thuốc an toàn
Câu 1: Chỉ nên dùng thuốc khi nào? Ta chỉ nên dùng thuốc:
- Khi thật sự cần thiết.
- Khi biết chắc cách dùng, liều lượng dùng.
- Khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có).
Câu 2: Sử dụng sai thuốc sẽ nguy hiểm như thế nào?
Sử dụng sai thuốc sẽ không chữa được bệnh, ngược lại có thể sẽ làm bệnh
nặng thêm hoặc dẫn đến chết.
Câu 3: Khi phải dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh chúng ta phải chú ý điều gì?
- Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Phải biết tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc đó.
- Phải ngừng dùng thuốc khi thấy bệnh không giảm hoặc bị dị ứng,
Câu 4: Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì?
Khi mua thuốc cần: Đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc.
Câu 5: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, bạn chọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
1, Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
2, Uống vi-ta-min.
3, Tiêm vi-ta-min.
Câu 6: Để phòng bệnh cồi xương cho trẻ, bạn chon cách nào sau đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
1, Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D.
2, Uống can-xi và vi-ta-min D.
3, Tiêm can-xi.
---------------------------------------
Bài 12: Phòng bệnh sốt rét
Câu 1: Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
- Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do một loại kí sinh trùng gây ra.
Câu 2: Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
Cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn:
- Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
- Sau là rét và sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường là 40oC hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ.
- Cuối cùng người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt.
Câu 3: Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sốt rét gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người (vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét).
Câu 4: Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Bệnh lây truyền từ người này sang người khác là do muỗi a-nô-phen hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
Câu 5: Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở đâu?
Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm, và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ngay trong các mảnh bát, chum vại, lon sữa bò, có chứa nước.
Câu 6: Khi nào muỗi thường bay ra để đốt người?
Vào buổi tối hoặc ban đêm, muỗi thường bay ra để đốt người.
Câu 7: Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành, ngăn không cho muỗi sinh sản và đốt người?
- Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi; tổng vệ sinh không cho muỗi có nơi ẩn nấp.
- Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ta có thể sử dụng các biện pháp sau: Chôn kín rác thải và don sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước, thả cá để chúng ăn bọ gậy.
- Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay vào buổi tối, ở một số nơi người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi.
Câu 8: Nên làm gì để phòng bệnh sốt rét?
Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môI trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
--------------------------------------------
Bài 13: phòng bệnh sốt xuất huyết
Câu 1: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết?
- Bệnh sốt xuất huyết do một loại vi-rút gây ra. Vi-rút này sống trong máu người bệnh.
- Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
Câu2: Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có diễn biến ngắn, trường hợp nặng (bị xuất huyết bên trong cơ thể) có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày.
Câu 3: Muỗi vằn và bọ gậy của muỗi vằn sống ở đâu? Nêu những việc nên làm để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
- Muỗi vằn sống trong nhà, đốt người cả ban ngày và ban đêm; Bọ gậy của muỗi vằn thường sống ở các chum, vại, bể nước,
- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vẹ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
-----------------------------------------
bài 14: phòng bệnh viêm não
Câu 1: Nêu tác nhân và con đường lây truyền bệnh viêm não?
- Bệnh này do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như: 
 khỉ, chuột, chim, gây ra.
- Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang cho con người.
Câu 2: Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? Lứa tuổi nào bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất?
- Bệnh viêm não là một bệnh rất nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ,
- Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi vì sức đề kháng yếu.
Câu 3: Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
- Trẻ em dưới 5 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
---------------------------------------
Bài 15: phòng bệnh viêm gan a
Câu 1: Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
Câu 2: Nêu tác nhân và con đường lây truyền bệnh viêm gan A?
- Bệnh này do vi-rút viêm gan A gây ra.
- Bệnh lây qua đường tiêu hoá (vi-rút viêm gan A có trong phân người bệnh, có thể lây sang người khác qua nước lã, thức ăn sống bị ô nhiễm, tay không sạch).
Câu 3: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- Muốn phòng bệnh cần “ăn chín, uống sôi”, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ; không uống rượu.
--------------------------------------
Bài 16: phòng tránh hiv/aids
Câu 1: Em hiểu HIV-AIDS là gì?
- HIV là một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
- AIDS là giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV.
Câu 2: HIV có thể lây truyền qua những con đường nào? 
HIV có thể lây truyền qua các con đường như:
- Đường máu.
- Đường tình dục.
- Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 3: Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS?
- C hỉ dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ.
- Nếu phải dùng chung bơm kim tiêm thì phải luộc 20ph kể từ khi nước sôi.
- Không tiêm chích ma tuý. Tiêm chích ma tuý là một con đường dẫn đến HIV/AIDS.
- Không dùng chung các dụng cụ có dính máu như dao cạo, bàn trải đánh răng, kim châm,
Câu 4: Để phát hiện một người có bị nhiễm HIV hay không, người ta làm thế nào? Người ta xét nghiệm máu.
---------------------------------------
Bài 17: thái độ đối với người nhiễm hiv/aids
Câu 1: Hãy xếp các hành vi sau vào cột thích hợp trong bảng cho dưới đây:
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV:
- Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng.
- Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng.
- Nghịch ngợm bơm kim tiêm đã sử dụng.
- Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay bảo vệ.
- Dùng chung dao cạo (trường hợp này nguy cơ lây nhiễm thấp).
- Truyền máu mà không biết rõ nguồn gốc.
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV:
- Bơi ở bể bơi, hồ bơi công cộng.	- Nằm ngủ bên cạnh.
- Bị muỗi đốt.	- Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
- Cầm tay.	- Ôm.
- Khoác vai.	- Ngồi học cùng bàn.
- Dùng chung khăn tắm.	- Mặc chung quần áo.
- Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS.	- Ăn cùng mâm.
- Cùng chơi bi.	- Uống chung li nước.
Câu 2: Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/AIDS?
Học sinh có thể tìm hiểu, học tập để biết về HIV/AIDS, các đường lây nhiễm và cách phòng tránh.
Câu 3: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ?
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt đối sử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
----------------------------------------
Bài 18: phòng tránh bị xâm hại
Câu 1: Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại như: đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ;
nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
Câu 2: Nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại?
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
- Không đi nhờ xe người lạ.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
-
---------------------------------------
bài 19: phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
Câu 1: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ?
Một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
Ví dụ:
- Vỉa hè bị lấn chiếm.
- Người đi bộ hay đi xe đi không đúng phần đường quy định.
- Đi xe đạp hàng ba, hàng tư
- Các xe chở hàng cồng kềnh
Câu 2: Nêu một số biện pháp an toàn giao thông?
- Thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ
-----------------------------------------------------
bài 20-21: ôn tập: con người và sức khoẻ
Câu 1: Vẽ sơ đồ:
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Tuổi dậy thì là gì?
d) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?
c) Mang thai và cho con bú.
Câu 4: Viết hoặc vẽ sơ đồi có nội dung:
a) Cách phòng bệnh sốt rét.
b) Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
c) Cách phòng tránh bệnh viêm não.
d) Cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
e) Ví dụ về sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A:
Đi đại tiện đúng nơi quy định
-Ăn chín
-Uống nước đã đun sôi
Phòng bệnh viêm gan A
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
- Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt rét:
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
Phòng bệnh sốt rét
Tránh để muỗi đốt: Mặc quần áo dài vào buổi tối; mắc màn khi ngủ; ..
-Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Tránh để muỗi đốt: Mặc quần áo dài vào buổi tối; mắc màn khi ngủ; ..
- Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh viêm não:
Phòng bệnh viêm não
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
Có thói quen ngủ màn.
-Không để ao tù nước đọng.
-Diệt muỗi, diệt bọ gậy
-Cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS
+Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thủy.
+Không nghiện hút, tiêm chích ma túy.
+Dùng bơm kim tiêm tiệt trùng dùng một lần rồi bỏ đi.
+Khi đi truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền.
+Phụ nữ nhiếm HIV/AIDS không nên sinh con.
phần ii.vật chất và năng lượng
Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng
bài 22: tre, mây, song
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
* Đặc điểm:
- Tre:
+ Cây mọc đứng, cao khoảng 10-15, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng.
+ Cứng, có tính dàn hồi.
- Mây, song:
+ Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ.
+ Có loài thân dài đến hàng trăm mét.
* Công dụng:
- Tre: Làm nhà, đồ dùng trong gia đình
- Mây, song: Đan lát, làm đồ mĩ nghệ; Làm dây buộc bè, làm bàn, làm ghế,
Câu 2: Kể tên một số đồ dùng dược làm từ mây, tre, song? Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng mây, tre, song?
-Tre thường được dùng làm nhà và một số đồ dùng gia đình; Mây và song thường được dùng để đan lát, làm bàn, làm ghế, đồ mĩ nghệ,
Tre, mây và song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu náy rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
--------------------------------------------------------
Bài 23: Sắt, gang, thép
Câu 1: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu? Nêu một số tính chất của sắt?
- Trong tự nhiên, sắt thường có trong các thiên thạch (là khối chất rắn từ ngoài trái đất rơi xuống) và có trong các quặng sắt.
- Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Sắt màu trắng sáng, có ánh kim.
Câu 2: Gang, thép đều có thành phần nào chung và khác nhau ở điểm nào?
- Gang và thép đều là hợp kim của sắt và các-bon (thép loại bớt các-bon hơn
so với gang và thêm và đó một số chất khác).
- Sự khác nhau giữa gang và thép:
+ Trong thành phần của gang có nhiều các-bon hơn thép. Gang rất cứng, giòn, không dễ uốn hay kéo thành sợi.
+ Trong thành phần của thép có ít các-bon hơn gang, ngoài ra còn có thêm một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo, Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không gỉ.
Câu 3: Kể tên một số đồ dùng, dụng cụ, máy móc được làm từ gang hoặc thép? Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
- Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo,(được làm bằng gang); dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu, đường ray tàu hoả, lan can nhà ở, cầu, các dụng cụ được dùng để mở ố vít,(được làm bằng gang).
- Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng giòn, dễ vỡ; Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo, dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
--------------------------------------------------
bài 24: đồng và hợp kim của đồng
Câu 1: Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
- Tính chất của đồng:
+ Có màu nâu đỏ, có ánh kim
+ Dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi hơn sắt.
+ Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
- Tính chất của hợp kim của đồng (đồng-kẽm; đồng-thiếc): Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.
Câu 2: Kể tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng? Nêu cáchbảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng?
- Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,; Các hợp kim của đồng được dùng làm đồ dùng gia đình như nồi,
mâm,, các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng,hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng,
- Các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng để ngoài không khí dễ bị xỉn màu, vì vậy 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_khoa_hoc_lop_5_nam_hoc_2011_2012.doc