SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT AN NHƠN I ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: VĂN- 11 Thời gian làm bài:90 phút; MÃ ĐỀ846 I. PhÇn tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: chän ph¬ng ¸n tr¶ lêi A, B, C hoÆc D t¬ng øng víi néi dung c©u hái: (3đ) 1. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận? A. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận B. Tất cả đều đúng C. Tính truyền cảm và thuyết phục D. Tính công khai về quan điểm chính trị 2. Khi được giác ngộ lí tưởng, nhà thơ Tố Hữu đã có một nhận thức mới về lẽ sống. Nội dung của nhận thức đó là gì? A. Gắn bó giữa “cái tôi” với “cái ta” B. Tất cả đều sai C. Đề cao cái tôi D. Triệt tiêu cái tôi cá nhân 3. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn nghị luận? A. Vội vàng B. Người cầm quyền khôi phục uy quyền C. Chiều tối D. Về luân lí xã hội ở nước ta 4. Luận điểm bao trùm văn bản Một thời đại trong thi ca là gì? A. Tinh thần thơ mới B. Tinh thần thơ ca C. Tinh thần văn học D. Tinh thần phê bình văn học 5. Trong các tác giả sau, tác giả nào được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới? A. Tản Đà B. Hàn Mặc Tử C. Xuân Diệu D. Huy cận 6. Trong bản dịch tiếng Việt bài thơ Mộ (Chiều tối – Hồ Chí Minh), dịch giả Nam Trân đã không dịch từ nào? A. Dĩ B. Cô C. Mạn D. Túc 7. Những cụm từ sau đây, đâu là một sự kết hợp từ độc đáo, sáng tạo của Huy Cận? A. Lơ thơ cồn nhỏ B. Bến cô liêu C. Gió đìu hiu D. Sâu chót vót 8. Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “..là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác.Từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người đọc, người nghe”. A. Giải thích B. Bình luận C. Nghị luận D. Bác bỏ 9. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là? A. Câu thơ nằm cuối của “ Tràng giang” B. Câu thơ nằm giữa của bài “ Tràng giang” C. Câu thơ mở đầu của bài “ Tràng giang” D. Câu đề từ của “ Tràng giang” 10. Trong bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới của mình về thời gian như thế nào? A. Thời gian chẳng mất đi B. Thời gian tuyến tính, nó trôi đi, không trở lại C. Thời gian tuần hoàn D. Dựa vào vũ trụ coi đó là thước đo của thời gian 11. Điệp khúc “Tôi yêu em” (Trong “Tôi yêu em”- Puskin ) được lặp đi lặp lại rất nhiều lần có tác dụng gì? A. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng B. Thể hiện một tình yêu thiết tha, nồng thắm C. Vừa là một khẳng định không chút hoài nghi, băn khoăn, tự do; vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng của một tình yêu chân chính D. Đó là biểu hiện cho tấm lòng yêu đương chân thành, khát khao 12. Các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận... tiêu biểu cho giai đoạn văn học nào? A. Giai đoạn 1 ( khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX ) B. Tất cả các giai đoạn trên C. Giai đoạn 3 ( những năm 20 ) D. Giai đoạn 3 ( từ khoảng 1932 - 1945 ) II- Tự luận: (7 điểm) Câu 1(1đ) Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật Giăng Van-giăng đã nói câu nói gì mà Phăngtin đang đi vào cõi chết vẫn cười không sao tả được và gương mặt sáng rỡ một cách lạ lùng? Nêu ý nghĩa? Câu 2 (5đ) Cảm nhận của anh/chị về taâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Trích Từ ấy của Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tr.44) -----------------HẾT----------------- Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm ------------------------------------------ HÕt -----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: