SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT AN NHƠN I ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: VĂN- 11 Thời gian làm bài:90 phút; MÃ ĐỀ 842 I. PhÇn tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: chän ph¬ng ¸n tr¶ lêi A, B, C hoÆc D t¬ng øng víi néi dung c©u hái: (3đ) 1. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ là? A. Tất cả đều đúng B. Đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục C. Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận. D. Nắm chắc những sai lầm của quan điểm, ý kiến cần bác bỏ 2. Luận điểm bao trùm văn bản Một thời đại trong thi ca là gì? A. Tinh thần văn học B. Tinh thần thơ mới C. Tinh thần thơ ca D. Tinh thần phê bình văn học 3. Qua hình tượng nhân vật Bêlicốp (Người trong bao). SêKhốp đã phê phán điều gì? A. Phê phán những con người sống không sống cho đúng nghĩa con người B. Phê phán lối sông xa hoa, hoan lạc của giai cấp thượng lưu quí tộc C. Tất cả đều sai D. Phê phán sâu sắc lối sống bạt nhược, hèn nhát, bảo thủ, và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX 4. Chọn từ ngữ đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: “ ..nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học”. A. Bình luận B. Nghị luận C. Giải thích D. Bác bỏ 5. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn nghị luận? A. Chiều tối B. Vội vàng C. Người cầm quyền khôi phục uy quyền D. Về luân lí xã hội ở nước ta 6.. Tác giả của bài “ Về luân lí xã hội ở nước ta” ? A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh C. Hoài Thanh D.Huỳnh Thúc Kháng 7. Các từ ngữ ác thú, cọp, chó dữ... trong văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền nói về nhân vật nào? A. Phăng-tin B. Cô-dét C. Gia-ve D. GiăngVan-giăng 8. Dòng nào sau đây nêu đúng các bài thơ thuộc phong trào thơ mới ( 1932-1945 ) A. Từ ấy, vội vàng, tương tự, tống biệt hành B. Vội vàng, tương tư, lưu biệt khi xuất dương , thơ duyên C. Vội vàng, tống biệt hành, đây thôn Vĩ Dạ, Tràng Giang D. Tống biệt hành, đây mùa thu tới, hầu trời, Tràng Giang 9. “Không áo cơm cù bất cù bơ” (“Từ ấy”- Tố Hữu) là câu thơ nói về đối tượng nào? A. Tất cả đều đúng B. Vạn kiếp phôi pha C. Vạn đầu em nhỏ D. Vạn nhà 10. Bài thơ “Hầu trời ”, nhà thơ Tản Đà được mời lên trời để làm gì? A. Đọc thơ cho trời nghe B. Dạy cho trời và chư tiên làm thơ C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm làm trời mất ngủ D. Phụ trách chợ văn trên thiên đình 11. Điệp khúc “Tôi yêu em” (Trong “Tôi yêu em”- Puskin ) được lặp đi lặp lại rất nhiều lần có tác dụng gì? A. Thể hiện một tình yêu thiết tha, nồng thắm B. Đó là biểu hiện cho tấm lòng yêu đương chân thành, khát khao C. Vừa là một khẳng định không chút hoài nghi, băn khoăn, tự do; vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng của một tình yêu chân chính D. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng 12 . Bài thơ “ Chiều tối” Hồ Chí Minh thể hiện: A. Vẻ đẹp tâm hồn của con người có tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống ánh sáng trong bất kì hoàn cảnh nào B. Vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên C. Vẻ đẹp tâm hồn yêu cuộc sống, con người D. Tất cả đều đúng II- Tự luận: (7 điểm) Câu 1(1đ) Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật Giăng Van-giăng đã nói câu nói gì mà Phăngtin đang đi vào cõi chết vẫn cười không sao tả được và gương mặt sáng rỡ một cách lạ lùng? Nêu ý nghĩa? Câu 2 (5đ) Cảm nhận của anh/chị về taâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Trích Từ ấy của Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tr.44) -----------------HẾT----------------- Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: