UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Vật lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 05 câu) Câu 1 ( 2 điểm) Công suất được xác định như thế nào ? Viết biểu thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Câu 2 (3 điểm) ) Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng của một vật ? Cho ví vụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức? Câu 3 ( 1 điểm) Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất? Câu 4 ( 1 điểm) Tại sao xoong nồi thường được làm bằng kim loại, bát đĩa thường được làm bằng sứ hãy giải thích? Câu 5 ( 3 điểm) Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2 kg được nung nóng tới 1000C vào cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C. Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra ? Tìm khối lượng của nước trong cốc. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là C1 = 880J/kg.K và C2 = 4200J/kg.K _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 8 NĂM HỌC: 2015 -2016 Môn : Vật lí Câu Nội dung Điểm Câu 1 ( 2 điểm) - Công suất được xác định bằng công sinh ra trong 1 đơn vị thời gian Công thức Trong đó: P - là công suất, đơn vị W A - là công thực hiện, đơn vị J. t - là thời gian thực hiện công, đơn vị s (giây). 0,5đ 0,75đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 ( 3 điểm) a - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Đơn vị nhiệt năng là jun (J). Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt. Ví dụ : Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên. 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ b Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dt Q là nhiệt lượng vật thu vào ( J ) m là khối lượng của vật ( kg ). c là nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K ) Dt = t2 - t1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 ( 1 điểm) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động không ngừng. 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 ( 1 điểm) Xoong nồi được làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiết tốt nên nấu thức ăn nhanh chín còn bát đĩa bằng làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém, dễ cầm nắm và giữ thức ăn lâu nguội 1,0đ Câu 5 ( 3 điểm) (0,5đ) Tóm tắt m1 = 0,2 kg c1 = 880 J/kg.K t1 = 1000C c2 = 4200 J/kg.K t2 = 200C t = 270C a) Q1 = ? b) m2 = ? a) Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra là: ADCT: Q = m.c.Dt => Q1 = m1.c1.( t1- t ) Q1 = 0,2.880.(100 – 27) = 12848( J) b) Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2.c2.( t- t2 ) = m2.4200.(27- 20 ) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có Q2 = Q1 Hay: m2.4200.7 = 12848 Khối lượng của nước trong cốc là: => m2 = = 0,44 (kg) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
Tài liệu đính kèm: