UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 03 câu) Câu 1 (2,5 điểm) a Lượt lời trong hội thoại là gì ? Trong hội thoại để giữ lịch sự ta cần phải làm gì ? b. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào ? Trong giao tiếp kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? - Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra mà nói: “ Đi đi con! Hãy can đảm lên!...”. ( Theo Lí Lan- Cổng trường mở ra- Ngữ văn 7) Câu 2 ( 2,5 điểm) a. Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Sgk-T2-Tr 28) b. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? Câu 3 ( 5 điểm) Tập làm văn: Một số bạn lớp em có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa đã từng nhắc nhở: “ Nếu còn trẻ mà không chịu khó học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích” ? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ Văn 8 Câu Nội dung Điểm Câu 1 ( 2,5 điểm) a . - Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói thì được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lời, cướp lời, chêm lời. 0,75 0,75 b. - Đoạn văn được tác giả sử dụng câu trần thuật và câu cầu khiến. - Trong giao tiếp câu trần thuật được sử dụng phố biến nhất 0,5 0,5 Câu 2 ( 2,5 điểm) a. Chép đúng bài thơ, trình bày khoa học không sai chỉnh tả 1,0 - Nghệ thuật: Bài Tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, nghệ thuật đối. - Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 0,5 1,0 Câu 3 ( 5 ,0 điểm) 1. Hình thức: - Biết trình bày một bài văn nghị luận có đủ bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng 2. Nội dung: Bài viết có thể được trình bày theo cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: * Mở bài: - Tầm quan trọng của việc học hành - Trích dẫn câu nói của người xưa 0,5 0,5 * Thân bài: - Giải thích thế nào là học: + Tiếp thu tri thức của nhân loại qua các hoạt động học tập ở nhà trường và ngoại xã hội + Mục đích của việc học tập: Nâng cao trình độ phục vụ cho công việc đạt hiệu quả. 0,5 0,5 - Giải thích câu nói: “ Nếu còn trẻ mà không chịu khó học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. + Không học đến nơi đến chốn thì không đủ kiến thức. + Trình độ học vấn thấp, tiếp thu bài học không hiệu quả.. 0,5 0,5 - Mở rộng liên hệ. + Trong thời đại công nghệ khoa học không ngừng phát triển như hiện nay nêu không chịu khó học hỏi thì sẽ tụt hậu + Liên hệ: Người học sinh phải làm tròn bổn phận của mình là chăm chỉ học tập .. 0,5 0,5 * Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc học tập 1,0 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
Tài liệu đính kèm: