UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 5 câu) Câu 1 (1,5 điểm) Phát biểu định luật về công? Câu 2 ( 2,0 điểm) Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật? Câu 3 ( 1,5 điểm) Kể tên ba hình thức truyền nhiệt? Sự đối lưu có xảy ra trong chất rắn không? Câu 4 ( 2,0 điểm) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của cốc nước thay đổi như thế nào? Đây là cách thay đổi nhiệt năng bằng hình thức nào? Câu 5 ( 3,0 điểm) Thả một miếng nhôm có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1000 C vào 0,8kg nước ở nhiệt độ t0C làm cho nước nóng lên đến 250C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. a, Tính nhiệt lượng do miếng Nhôm tỏa ra? b, Tính nhiệt độ ban đầu của nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k, của nhôm là 880J/kg.k _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu, ý Nội dung Điểm 1 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại 1,5 2 - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật - Nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. 2 3 - Ba hình thức truyền nhiệt: + Dẫn nhiệt + Đối lưu + Bức xạ nhiệt - Sự đối lưu không xảy ra trong chất rắn 1 0,5 4 Khi nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh thì: + Nhiệt năng của miếng đồng giảm + Nhiệt năng của cốc nước tăng - Đây là cách thay đổi nhiệt năng bằng hình thức truyền nhiệt 1,5 0,5 5 Tóm tắt: m1 = 0,5 kg m2 = 0,8 kg t1 = 1000C t = 250C c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K a, Q1 = ? b, t2 = ? 0,5 a Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C đến 250C là: Q1 = m1.c1. t = m1.c1.(t1 – t) = 0,5. 880.(100 - 25) = 33 000(J) 1 b Nhiệt lượng do nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t0C đến 250C Q2 = m2.c2. t = m2.c2.(t - t2) Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào nên ta có Q1 = Q2 m2.c2.(t - t2) = 33 000 (J) t2 = = 25 – 9,82 = 15,18 (0C) Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là 15,18 (0C) 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: