Đề 2 thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài 90 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài 90 phút
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1. Phương trình của một vật dao động điều hòa có dạng x = 6cos(2πt – π/2) (cm; s). Li độ và vận tốc của vật khi pha dao động là π/6 lần lượt là
	A. 3 cm và –6π cm/s	B. 3 cm và –6π cm/s
	C. 3 cm và 6π cm/s	D. 3 cm và 6π cm/s
Câu 2. Đặt điện áp u = Uocos(100πt – π/6) (V) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i = Iocos (100πt + π/6) (A). Hệ số công suất của đoạn mạch là
	A. 0,5	B. 1	C. 0,866	D. 0,707
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn?
	A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, trọng lực tác dụng lên vật cân bằng với lực căng dây.
	B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng.
	C. Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
Câu 4. Con lắc lò xo dao động điều hòa treo thẳng đứng trên trần của thang máy ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu thang máy lên nhanh dần đều với gia tốc a = 3g thì chu kỳ dao động so với lúc thang máy đứng yên sẽ
	A. không thay đổi.	B. thay đổi 4 lần.	C. Tăng lên 2 lần.	D. Giảm đi 2 lần.
Câu 5. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,3 s và biên độ A = 6 cm. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong thời gian 0,05 s là
	A. 1 cm	B. 3 cm	C. 6 cm	D. 4 cm
Câu 6. Cho khối lượng của hạt proton; notron và hạt nhân đơteri lần lượt là mp = 1,0073u; mn = 1,0087u và mD = 2,0136u. Biết 1u = 931,5MeV/c². Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơteri là
	A. 3,06 MeV	B. 1,12 MeV	C. 2,24 MeV	D. 4,48 MeV
Câu 7. Tia X có cùng bản chất với
	A. tia β+.	B. sóng âm	C. sóng vô tuyến	D. các tia phóng xạ
Câu 8. Kim loại làm catot của tế bào quang điện có công thoát A = 3,45eV. Lần lượt chiếu vào 4 bức xạ điện từ λ1 = 0,25μm, λ2 = 0,4μm, λ3 = 0,56μm, λ4 = 0,64μm thì số bức xạ không xảy ra hiện tượng quang điện là
	A. 1	 	B. 3	 	C. 2	D. 0
Câu 9. Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t vật xa M nhất, sau đó khoảng thời gian ngắn nhất Δt vật gần M nhất. Kể từ thời điểm t, vật ở vị trí cân bằng vào thời điểm gần đó nhất là
	A. t + Δt/2	B. t + Δt/3	C. t + Δt/6	D. t + Δt/4
Câu 10. Một cái phao nhấp nhô trên mặt biển theo chu kỳ T cố định. Giả sử một ngọn hải đăng xoay qua lại sao cho một phần nhỏ ánh sáng vừa đủ chiếu vào cái phao mỗi khi đi qua vị trí phía trên phao. Chu kỳ của ngọn hải đăng là 20 s. Một người nhận thấy trong đêm tối vị trí cái phao dường như đứng yên ở vị trí cao nhất khi ánh sáng của ngọn hải đăng chiếu tới cái phao. Chu kỳ nhấp nhô của cái phao không thể có giá trị là
	A. T = 10 s	B. T = 2 s	D. T = 5 s	D. T = 4 s
Câu 11. Có bốn bức xạ gồm ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. Các bức xạ này được sắp xếp theo thức tự bước sóng tăng dần là
	A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ, tia hồng ngoại.
	B. tia γ, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
	C. tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
	D. tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 12. Số electron và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là
	A. 30 và 37	B. 30 và 67	C. 37 và 30	D. 0 và 37
Câu 13. Sóng truyền từ điểm M đến O trên một phương truyền sóng với tốc độ v = 20 m/s. Cho biết tại O sóng có phương trình uO = 4cos(ωt – π/6) (cm; s) và hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng cách nhau 0,3m có dao động lệch pha 3π/4. Cho OM = 0,2m. Phương trình sóng tại M là
	A. uM = 4cos (50πt + π/3) (cm; s)	B. uM = 4cos (50πt – 5π/6) (cm; s)
	C. uM = 4cos (100πt + π/3) (cm; s)	D. uM = 4cos (100πt + π/2) (cm; s)
Câu 14. Đặt điện áp u = 120cos 80πt (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π H. Biểu thức cường độ dòng điện đi qua cuộn cảm là
	A. i = 1,2cos (80πt – π/4) A	B. i = 1,2cos (80πt + π/2) A
	C. i = 1,5cos (80πt – π/2) A	D. i = 1,5cos (80πt + π/2) A
Câu 15. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young nếu dùng ánh sáng trắng thì
	A. Chính giữa có vân màu trắng, hai bên là những vân sáng màu cách đều nhau bởi các vân tối và có màu thay đổi theo vị trí.
	B. Không có hiện tượng giao thoa.
	C. Có hiện tượng giao thoa với các vân sáng màu trắng.
	D. Có hiện tượng giao thoa với các quang phổ liên tục ở hai bên vân trung tâm.
Câu 16. Cho biết khối lượng của hạt nhân U, proton, notron lần lượt là mU = 235,098u; mp = 1,0073u; mn = 1,0087u và 1uc² = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 235U là
	A. 1,1528.10–13 J.	B. 2,709.10–16 J.	C. 1,1528.10–12 J. 	D. 2,709.10–10 J.
Câu 17. Quang phổ vạch phát xạ được phát ra từ
	A. Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi được kích thích phát sáng.
	B. Chiếu ánh sáng trắng qua chất khí hay hơi đun nóng.
	C. Các chất rắn, lỏng hoặc khí khi bị nung nóng.
	D. Các chất rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng.
Câu 18. Chiếu một chùm sáng song song đơn sắc hẹp vào mặt bên của lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng đó sẽ
	A. không bị lệch	B. thay đổi màu sắc	C. không bị tán sắc	D. là chùm phân kỳ
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
	A. Các vật có nhiệt độ trên 3000°C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
	B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.
	C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tím.
	D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 20. Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
	A. Máy biến áp có thể biến đổi cường độ dòng điện xoay chiều.
	B. Máy biến áp có thể giảm điện áp xoay chiều.
	C. Máy biến áp có thể tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
	D. Máy biến áp có thể tăng điện áp xoay chiều.
Câu 21. Trong mạch RLC nối tiếp có ZL > ZC. Để hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra có thể
	A. tăng điện dung C của tụ điện.	B. tăng độ tự cảm L của cuộn dây.
	C. giảm điện trở thuần R của đoạn mạch. 	D. giảm tần số f của dòng điện.
Câu 22. Cứ sau một khoảng thời gian là 1/20 s thì động năng bằng cơ năng. Số dao động toàn phần thực hiện trong mỗi giây là
	A. 10	B. 20	C. 5	D. 40
Câu 23. Một nguồn âm phát ra âm thanh theo một hướng trong môi trường hấp thụ âm sao cho cường độ âm tỉ lệ nghịch với lập phương khoảng cách từ nguồn đến điểm đang xét. Tại điểm M cách nguồn một khoảng d = 50 m có mức cường độ âm là L = 15 dB. Nếu đi xa dần nguồn trên đường thẳng đi qua nguồn và điểm M thì đến vị trí N tai người bắt đầu không cảm nhận được âm thanh nữa. Khoảng cách MN có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
	A. 160 m	B. 150 m	C. 120 m	D. 110 m
Câu 24. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4 μm ≤ λ ≤ 0,75 μm). Biết miền chồng nhau giữa quang phổ bậc 2 và quang phổ bậc 3 là 0,36mm. Độ rộng của dải quang phổ giao thoa bậc 1 là
	A. 0,56 mm	 B. 0,18 mm	 C. 0,42 mm	D. 0,24 mm
Câu 25. Đặt điện áp u = Uocos (100πt + π/3) (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,5/π H. Ở thời điểm điện áp hai đầu cuộn cảm có giá trị 80V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,2A. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
	A. i = 2cos(100πt + 5π/6) A	B. i = 2cos(100πt – π/6) A
	C. i = 4cos(100πt + π/2) A	D. i = 4cos(100πt – π/2) A
Câu 26. Nếu chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kim loại tích điện âm có giới hạn quang điện là 0,3 μm thì
	A. tấm kẽm mất đần điện tích âm rồi tích điện dương
	B. tấm kẽm mất dần điện tích âm nhưng cuối cùng vẫn còn tích điện âm
	C. tấm kẽm mất dần điện tích âm và không đổi khi trung hòa về điện.
	D. tấm kẽm không mất điện tích.
Câu 27. Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = π² m/s². Chu kì dao động của con lắc là
	A. 1,0 s	B. 0,5 s	C. 2,2 s	D. 2,0 s
Câu 28. Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = A1cos (ωt – π/6) cm và x2 = A2cos (ωt – π) cm. Dao động tổng hợp của chúng có phương trình là x = 9cos (wt + j) cm. Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì biên độ A1 có giá trị là
	A. 18cm	B. 15cm	C. 9cm	D. 7 cm
Câu 29. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng nào sau đây?
	A. Phát ra chùm electron từ tế bào quang điện khi được chiếu bức xạ điện từ.
	B. Tích điện cho kim loại khi được chiếu bức xạ điện từ.
	C. Giảm điện trở của chất bán dẫn khi được chiếu bức xạ điện từ.
	D. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi cáp quang.
Câu 30. Một mạch dao động LC gồm tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r. Để dao động trong mạch được duy trì với điện áp hiệu dụng trên tụ điện là U thì phải cung cấp một công suất là
	A. rU²LC	B. rCU²/L	C. 2rCU²/L	D. 2rLCU²
Câu 31. Trong hiện tượng quang điện ngoài, hiệu điện thế hãm không phụ thuộc vào
	A. bước sóng ánh sáng kích thích.	B. bản chất kim loại sử dụng làm catot
	C. cường độ ánh sáng kích thích.	D. tần số của ánh sáng kích thích
Câu 32. Một máy biến áp lý tưởng có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 20 lần số vòng dây cuộn sơ cấp, đặt ở đầu đường dây tải điện. So với khi không dùng máy biến áp thì công suất hao phí điện năng trên đường dây
	A. giảm đi 400 lần	B. tăng lên 400 lần	C. tăng lên 20 lần	D. giảm đi 20 lần
Câu 33. Không thể thay đổi chu kỳ con lắc đơn bằng cách
	A. thay đổi vị trí địa lý hoặc độ cao của con lắc
	B. thay đổi chiều dài của con lắc
	C. cho con lắc dao động ở trần của thang máy đang chuyển động biến đổi đều
	D. thay đổi khối lượng của vật dao động
Câu 34. Cho biết khối lượng các hạt α, C, O, proton, notron lần lượt là mα = 4,0015u; mO = 15,999u; mC = 12u; mp = 1,007276u; mn = 1,008667u. Thứ tự tăng dần độ bền vững của chúng là
	A. C, α, O	B. C, O, α	C. α, C, O	D. α, O, C.
Câu 35. Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe Young, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,63 μm và λ2 < λ1. Trên màn, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân trung tâm có 11 vân sáng đơn sắc, trong đó số vân của hai bức xạ chênh lệch nhau một vân. Giá trị của λ2 là
	A. 0,525μm	B. 0,48μm	C. 0,42μm	D. 0,54μm
Câu 36. Mạch điện nối tiếp gồm biến trở R và cuộn dây thuần cảm L. Hai đầu mạch có điện áp xoay chiều u = 200cos ωt (V). Thay đổi biến trở thì thấy có hai giá trị của biến trở là R1 = 25 Ω và R2 = 75 Ω, công suất tiêu thụ của mạch như nhau là P. Giá trị của P là
	A. 250W	B. 200W	C. 100W	D. 150W
Câu 37. Chọn câu sai khi nói về sự giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp đồng pha
	A. Khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu liên tiếp bằng một nửa bước sóng
	B. Hiệu đường đi đến các điểm trên một đường cực đại là bằng nhau.
	C. Nếu biên độ hai nguồn khác nhau thì vẫn xảy ra hiện tượng giao thoa sóng
	D. Hai cực đại trên đường nối tâm hai nguồn có dao động chắc chắn cùng pha
Câu 38. Chọn phát biểu đúng về sóng dừng trên dây với hai đầu cố định.
	A. chiều dài dây nhỏ nhất bằng một phần tư bước sóng
	B. mỗi lần sợi dây duỗi thẳng là tất cả các điểm trên dây có tốc độ bằng không
	C. từ bụng ra điểm nút gần nhất biên độ dao động của một điểm sẽ giảm tỉ lệ thuận với khoảng cách từ đó đến bụng.
	D. khi một điểm bất kỳ không phải nút đến vị trí biên của dao động thì những điểm còn lại cũng vậy
Câu 39. Đặt điện áp xoay chiều u = Uocos ωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, Io và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?
	A. 	B. u²/U² + i²/I² = 2	C. UIo – IUo = 0	D. 
Câu 40. Chọn phát biểu sai khi nói về các loại quang phổ.
	A. Quang phổ vạch phát xạ do đám khí hay hơi có áp suất thấp phát ra
	B. Quang phổ liên tục của hai nguồn sáng cùng nhiệt độ thì giống nhau
	C. Quang phổ vạch phát xạ có tính đặc trưng cho mỗi nguyên tố nhưng quang phổ liên tục thì không
	D. Quang phổ vạch hấp thụ chỉ có khi nhiệt độ nguồn sáng thấp hơn nhiệt độ của khí hay hơi hấp thụ
Câu 41. Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r mắc nối tiếp. Khi điều chỉnh R thì thấy với R = 200 Ω thì công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và lúc đó điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha π/3 so với điện áp hai đầu điện trở R. Điều chỉnh R = Ro để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại. Giá trị của Ro gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 75 Ω	B. 200 Ω.	C. 170 Ω	D. 140 Ω
Câu 42. Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng 100g, và lò xo nhẹ độ cứng k = 10π² N/m. Kéo vật xuống dưới đến vị trí lò xo dãn 4cm rồi truyền vận tốc 40π cm/s theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Lấy g = π² cm/s. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5cm là
	A. 1/15 s.	B. 1/10 s.	C. 1/12 s.	D. 1/20 s.
Câu 43. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng 0,25 μm vào catot của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,5 μm. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là
	A. 1,579.10–19 J.	B. 2,795.10–19 J.	C. 3,975.10–19 J.	D. 5,279.10–19 J.
Câu 44. Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
	B. Vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau khi vật chuyển động về vị trí cân bằng.
	C. Biên độ dao động phụ thuộc vào kích thích ban đầu
	D. Động năng và thế năng biến thiên với tần số gấp hai lần tần số dao động
Câu 45. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 1,2 s. Tại t = 0, chất điểm chuyển động qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Tổng quãng đường vật đi được trong thời gian t = 2,9s đầu tiên là
	A. 58cm.	B. 54cm.	C. 57cm.	D. 55cm.
Câu 46. Gọi Δt là khoảng thời gian để số hạt nhân của một chất phóng xạ giảm đi e lần (ln e = 1). Hỏi sau khoảng thời gian 0,4Δt thì phần trăm số hạt nhân chất phóng xạ bị phân rã là
	A. 40%.	B. 60%.	C. 27%.	D. 33%.
Câu 47. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn đặt tại cùng tần số f = 50 Hz đặt cách nhau 22 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 200 cm/s. Trên mặt nước chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc tọa độ tại một nguồn và chiều dương hướng về phía nguồn kia. Gọi M, N lần lượt là vị trí có dao động cực đại trên Oy với M gần O nhất và N xa O nhất. Khoảng cách MN là
	A. 56,4 cm	B. 58,5 cm	C. 62,5 cm	D. 45,6 cm
Câu 48. Hai con lắc lò xo dao động điều hòa trên hai trục song song với cùng gốc tọa độ. Chu kỳ dao động của hai con lắc lần lượt là 1,6 s và 2,4 s. Tại thời điểm t = 0, hai con lắc cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời điểm gần nhất để hai con lắc lại có cùng tọa độ là
	A. 0,48 s	B. 0,72 s	C. 0,24 s	D. 0,36 s
Câu 49. Một đoạn mạch X gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Mắc nối tiếp đoạn mạch X với đoạn mạch Y gồm điện trở thuần Ro = 30 Ω và cuộn thuần cảm có độ tự cảm Lo = 0,4/π H. Mắc vào hai đầu đoạn mạch chứa X và Y một điện áp xoay chiều u = Uocos ωt thì đồ thị điện áp tức thời của đoạn mạch X (đường nét đứt) và đoạn mạch Y (đường nét liền) như trên hình vẽ. Nếu mắc đoạn mạch X với đoạn mạch T gồm điện trở thuần R1 = 80 Ω và tụ điện có điện dung C1 = 10–4/π F rồi mắc vào điện áp xoay chiều như trên thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
	A. 125 W	B. 37,5 W	C. 62,5 W	D. 75 W
Câu 50. Cho đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,75/π H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Giả sử R và C mắc kế nhau và đoạn mạch chứa R và C được đo bởi một vôn kế lý tưởng. Đoạn mạch được mắc vào điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng U và tần số f = 50 Hz. Điều chỉnh điện dung C = 10–4/π thì vôn kế chỉ giá trị cực đại là 60 V. Giá trị của U là
	A. 64 V	B. 30 V	C. 48 V	D. 60 V
ĐÁP ÁN và Hướng Dẫn
1. B
Phương trình vận tốc là v = –12π sin(2πt – π/2) (cm/s)
Khi pha dao động là π/6, x = 6cos (π/6) = 3 cm và v = –12π sin(π/6) = –6π cm/s.
2. A
Độ lệch pha = π/6 – (–π/6) = π/3
Hệ số công suất là cos (π/3) = 0,5.
3. A
4. A (chu kỳ con lắc lò xo không thay đổi khi thang máy chuyển động)
5. C
Quãng đường lớn nhất đi được là Δsmax = 2Asin (Δα/2) = 2.6.sin (360°.0,05/0,6) = 6 cm
6. B
Δm = 1,0073u + 1,0087u – 2,0136u = 0,0024u.
Năng lượng liên kết riêng là ε = 0,0024.931,5/2 = 1,1178 MeV ≈ 1,12 MeV.
7. C
8. B (giới hạn quang điện λo = hc/A = 0,36 μm => các bức xạ có bước sóng lớn hơn λo sẽ không gây ra hiện tượng quang điện)
9. A (với Δt = T/2; từ thời điểm t, vật đang ở biên về vị trí cân bằng mất thời gian là T/4 = Δt/2)
10. D (mỗi chu kỳ ngọn hải đăng chiếu vào phao 2 lần tức là cứ 10 s người quan sát lại thấy cái phao ở vị trí biên, chu kỳ cái phao phải là ước của 10)
11. C
12. D (hạt nhân không có electron)
13. A
Độ lệch pha 3π/4 = 2π.0,3/λ => λ = 0,8 m
f = v/λ = 20/0,8 = 25 Hz => ω = 50π rad/s
Độ lệch pha giữa M và O là Δφ = 2π.OM/λ = π/2
Dao động tại M sớm pha hơn tại O do sóng truyền từ M tới O
=> uM = 4cos(50πt + π/3)
14. C
ZL = Lω = 80π.1/π = 80 Ω
Io = Uo/ZL = 120/80 = 1,5 A
i chậm pha hơn u góc π/2. Vậy i = 1,5cos (80πt – π/2) A.
15. D
16. C
Độ hụt khối Δm = 92mp + (235 – 92)mn – mU = 1,8177u
Năng lượng liên kết riêng là ε = ΔE/A = 1,8177.931,5.1,6.10–13/235 ≈ 1,1528.10–12 J.
17. A
18. D
19. B
20. C
21. D
22. C (T = 4.1/20 = 1/5 => f = 1/T = 5 Hz)
23. D
Tai người không cảm nhận được âm trong miền âm nghe được nếu L ≤ 0 hay I ≤ Io.
Ta có LN = 0 và LM = 15 dB
Vì cường độ âm tỉ lệ nghịch với lập phương khoảng cách nên IM/IN = SN³/SM³
LM – LN = 10 log (IM/IN) = 30 log (SN/SM) = 15
=> SN/SM = 100,5
=> SN = 50 m => MN = SN – SM ≈ 108 m
24. C
Độ rộng phần chồng lên nhau là xđ2 – xt3 = 2λđD/a – 3λtD/a = 0,36 mm
=> D/a = 1,2 => Δx1 = xđ1 – xt1 = (λđ – λt).D/a = 0,42 mm
25. B
Hai biểu thức vuông pha nên ta có = 2 A
Pha của i chậm hơn u một góc π/2 => i = 2cos (10πt + π/3 – π/6) (A)
26. D
27. C
T = 2π = 2,2 s
A2
A1
A
α
28. C
Áp dụng định lý hàm số sin
 => A2 = 2Asin α
A2 lớn nhất khi giá trị sin α lớn nhất hay α = 90° => A2 = 18 cm
Nên A1 = cm
29. C
30. B
P = I²r = rCU²/L.
31. C
32. B
Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế truyền đi.
33. D
34. C
Δmα/4 = (2mp + 2mn – mα)/4 = 0,0075965u
ΔmC/12 = (6mp + 6mn – mC)/12 = 0,00797158u
ΔmO/16 = (8mp + 8mn – mO)/16 = 0,008034u
Thứ tự tăng dần của năng lượng liên kết riêng là α, C, O.
35. D
Tổng số vân đơn sắc là 11 và chênh lệch một vân nên bức xạ λ1 có 5 vân và λ2 có 6 vân
Nếu tính từ vân trung tâm thì vân trùng nhau gần nhất ứng với k1 = 7 và k2 = 6
=> 6λ1 = 7λ2 λ2 = 0,54 μm
36. B
P = R² – (U²/P)R + (ZL)² = 0	(1)
Phương trình (1) có hai nghiệm R1, R2 thỏa mãn R1 + R2 = U²/P => P = U²/(R1 + R2) = 200 W
37. D
38. D
39. B (B chỉ đúng với điều kiện u và i vuông pha nhau)
40. D
41. A
PR = 
Công suất tỏa nhiệt của R lớn nhất khi R = = 200 Ω
Điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha π/3 so với điện áp hai đầu điện trở nên điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha π/3 so với dòng điện trong mạch
=> tan (π/3) = ZL/r ZL = r => Zcd = 2r => r = 100 Ω và ZL = 100 Ω
P = 
Công suất mạch lớn nhất khi R = Ro thỏa Ro + r = ZL => Ro = ZL – r ≈ 73,2 Ω
42. A
Δℓ = mg/k = 0,01 m = 1 cm; tại vị trí lò xo dãn 4 cm thì độ lớn li độ là |x| = 3 cm
ω = = 10π; A = = 5 cm; T = 2π/ω = 0,2 s
Lò xo bị nén 1,5 cm thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn Δℓ + 1,5 = 2,5 cm
Khi đó vật cách vị trí biên dưới là 2,5 + 5 = 7,5 cm
Để từ biên dưới tới vị trí cân bằng cần thời gian tối thiểu T/4. Từ vị trí cân bằng đi thêm A/2 thì cần thời gian là T/12.
Tổng thời gian là t = T/4 + T/12 = T/3 = 1/15 s
43. C
Wđmax = hc/λ – hc/λo = 3,975.10–19 J
44. A
45. C
Xét tỉ lệ t/T = 2,9/1,2 = 29/12 = 2 + 5/12
Nên thời gian t = 2,9 = 2T + 5T/12
Trong thời gian 2T quãng đường đi được là 2.4A = 48 cm
Trong thời gian Δt = 5T/12 tương ứng góc quay Δα = 5.360°/12 = 150°
Từ vị trí cân bằng, trong thời gian 5T/12, vật đi được quãng đường là Δs = 1,5A = 9 cm
Tổng quãng đường vật đi được là 48 + 9 = 57 cm
46. D
N = Noe–λΔt = No/e e1 – λΔt = 1 Δt = 1/λ
Với t1 = 0,4Δt => N1 = Noe–λ.0,4Δt = Noe–0,4
=> N1/No = e–0,4 ≈ 0,67 => phần trăm chất phóng xạ bị phân rã là 100% – 67% = 33%
47. A
Một cực đại trên Oy có hiệu đường đi là Δd = d2 – d1 thỏa 0 < Δd < ℓ với ℓ là khoảng cách giữa hai nguồn
=> 0 0 < k < 5,5
Mặt khác (d1 + kλ)² = (d1)² + ℓ² d1 = (ℓ² – k²λ²)/(2kλ)
Điểm M gần O nhất ứng với k = 5 (giá trị lớn nhất của k)
=> OM = (22² – 5².4²)/(2.5.4) = 2,1 cm
Điểm N xa O nhất ứng với k = 1 (giá trị nhỏ nhất của k)
=> ON = (22² – 4²)/(2.4) = 58,5 cm
Vậy MN = 58,5 – 2,1 = 56,4 cm
M
N
P
48. A
Sau khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, con lắc có chu kỳ nhỏ hơn sẽ đi nhanh hơn nên tới vị trí biên trước rồi quay lại gặp con lắc đi chậm hơn.
Góc quay từ P đến M tương ứng với dao động chậm là α, góc quay từ P đến N tương ứng với dao động nhanh là 180° – α
Thời gian hai chuyển động bằng nhau là Δt = αT2/360° = (180° – α)T1/360°
=> α/T1 = (180° – α)/T2 = 180°/(T1 + T2)
=> α = 180°.1,6/(1,6 + 2,4) = 72° => Δt = 72°.2,4/360° = 0,48 s
49. C
Theo đồ thị chu kỳ dòng điện là T = 0,02 s => ω = 2π/T = 100π rad/s
ZLo = Loω = 40 Ω
Trên đồ thị uX và uY đồng pha nên tan φX = tan φY.
Đặt a = ZL – ZC.
a/R = ZLo/Ro = 4/3 => a = 4R/3.
=> ZX = = 5R/3
Mặt khác ZY = = 50 Ω
UoX = 75 V; UoY = 50 V => UX = 1,5UY => ZX = 1,5ZY.
=> 5R/3 = 75 Ω R = 45 Ω
=> a = 60 Ω và Uo = UoX + UoY = 75 + 50 = 125 V
mà ZC1 = 100 Ω = a + ZL nên mạch chứa X và T có cộng hưởng
Công suất tiêu thụ là P = U²/(R + R1) = 62,5 V
50. B
URC = 
Đặt x = Lω² và y = ω²R²; f(C) = 
=> f ’(C) = 
f ’(x) = 0 yC² + xC – 1 = 0 yC² = 1 – xC = 0,25 với xC = 0,75
=> max f(C) = 4
=> URCmax = 2U = 60 => U = 30 V

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_Vat_Ly_2016_so_4_sua_loi_DA_cau_42.doc