Đề 2 thi học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1067Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 thi học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 thi học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT Môn: NGỮ VĂN 8
 Tổ Văn – Anh văn Thời gian: 90’
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1/Kiến thức: Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn 
 trong học kỳ II.
 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy, vận dụng.
 3/Thái độ: 
 - Có thái độ nghiêm túc vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài 
 làm của mình.
 - Đánh giá đúng năng lực học bộ môn Ngữ văn của bản thân mỗi học sinh trong
 học kì II.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Mức độ
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
Trắc nghiệm
Nhận biết tác giả, tác phẩm, nội dung chính, 
Chỉ ra các kiểu câu, phép tu từ.
Số câu
Số điểm
2 câu
0.5 đ
2 câu
0.5 đ
4 câu
1 đ
Tự luận
Nhận biết khái niệm, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. 
Hiểu về cấu taọ các kiểu câu, phân tích kiểu câu, biện pháp tu từ.
Viết đoạn văn nghị luận.
Viết bài văn nghị luận, văn thuyết minh
Số câu
Số điểm
1 câu
1 đ
1 câu
1 đ
1 câu
2 đ
1 câu 
6 đ
3, 4 câu
9 đ
Tổng hợp
3 câu
(1.5 điểm)
3 câu
(1.5 điểm)
1 câu
(2 điểm)
1 câu
(6 điểm)
7, 8 câu
(10 điểm)
ĐỀ 1:
 * ĐỀ KIỂM TRA:
 A.Trắc nghiệm: (1 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm)
 Câu 1: Hành động nói là gì? ( biết )
Là việc làm của con người nhằm mục đích nhất định.
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
C. Là vừa hoạt động,vừa nói.
 D. Là lời nói nhằm thúc đẩy hành động.
 Câu 2: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng với mục đích cầu khiến? ( hiểu )
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?( Ngô Tất Tố) 
B. Chị Cốc béo xù trước cửa nhà ta đấy hả ? (Tô Hoài)
C. Người thuê viết nay đâu?( Vũ Đình Liên)
D. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?(Nam Cao)
 Câu 3:« Chiếu dời đô » của Lí Thái Tổ đã đưa kinh đô của nước từ đâu dời về đâu? ( biết )
 A. Từ Đại La về Hoa Lư ( Ninh Bình).
B. Từ Đại La về Thiên Trường ( Nam Định).
 C. Từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về Đại La.
 D. Từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về Thiên Trường ( Nam Định).
 Câu 4: « Bàn luận về phép học », theo Nguyễn Thiếp muốn học tốt thì phải làm gì?( hiểu )
 A.Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.
B.Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng, chăm chỉ.
C.Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt là học phải
 đi đôi với hành.
D.Cần có thầy thật giỏi thì học mới tốt.
B. Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: (1.0đ) 
 a. Nêu đặc điểm hình thức của câu cầu khiến? ( biết )
 b. Các câu sau câu nào là câu cầu khiến? Hãy chỉ ra những dấu hiệu hình thức của 
 câu cầu khiến đó. ( hiểu )
 – Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
 (Nguyên Hồng)
Câu 2: (2.0đ) Viết một đoạn nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề tệ nạn xã hội ở địa phương em. (vận dụng thấp)
Câu 3: (6.0đ) Thuyết minh về cái phích nước. (vận dụng cao)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: B	 Câu 2: D	Câu 3: C Câu 4: C
B. Tự luận: (9 điểm)
 Câu 1: (1 điểm ) 
a. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến là câu có chứa các từ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào  hay ngữ điệu cầu khiến khi nói. Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ngữ điệu cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.(0.5đ)
b. - Câu cầu khiến: Con nín đi! (0.25đ)
 - Dấu hiệu hình thức: có từ “đi”và dấu “!”.(0.25đ)
Câu 2: (2.0đ) Viết được đoạn văn đạt những yêu cầu cơ bản sau:
 * Về nội dung:
- Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay trong địa phương.
- Nguyên nhân của thực trạng trên.
- Phân tích tác hại.
- Biện pháp và lời kêu gọi nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên.
 * Về hình thức:
	Có bố cục, liên kết mạch lạc giữa các ý, các phần, ít sai sót về chính tả.
Câu 3: (6.0đ)
1. Yêu cầu chung :
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh.
- Bài làm có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nội dung đúng yêu cầu của đề bài, được liên kết chặt chẽ hợp lý. 
2. Yêu cầu về kiến thức
	Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo bố cục 3 phần theo những nội dung cơ bản sau:
Dàn bài:
 Mở bài: Giới thiệu về cái phích nước. (1.0đ)
 Thân bài:(4.0đ)
- Cấu tạo:
 + Chất liệu vỏ: sắt, nhựa...
 + Màu sắc: Trắng, xanh ...
 + Ruột: Có lớp thuỷ tinh ở giữa, bên trong cùng là lớp tráng bạc.
- Công dụng: Giữ nhiệt dùng cho sinh họat đời sống.
( Đề nghị bổ sung thêm ý: Cách bảo quản, cách sử dụng )
 KB :(1.0đ)
- Thái độ đối với phích nước.
- Phích nước trong đời sống sinh hoạt của người dân.
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.
Đề đã thẩm định
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT Môn: NGỮ VĂN 8
 Tổ Văn – Anh văn Thời gian: 90’
ĐỀ 2:
 I/ Trắc nghiệm: (1 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm)
Câu 1: Thế nào gọi là “Nói tranh lượt lời”? (biết)
A. Khi người đối thoại đã kết thúc lượt lời.
B. Nói khi được chủ tọa chỉ định.
 C. Nói xen vào lời người khác khi người ấy chưa kết thúc lượt lời.
 D.Nói xen vào lời người khác sau khi đã xin lỗi người đối thoại và nhận được sự đồng ý.
Câu 2: Xác định hành động nói của câu: “ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”(Tố Hữu) (hiểu)
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Hứa hẹn
C. Trình bày
D. Điều khiển
Câu 3 :Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ” do ai sáng tác ? (biết)
 A. Tố Hữu.
B. Chế Lan Viên.
C. Phan Bội Châu.
D. Hồ Chí Minh.
Câu4:Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn phản ánh khát vọng gì của nhân dân Đại Việt? (hiểu) 
A. Khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất.
B. Khát vọng về một kinh đô mới to đẹp hơn.
C. Khát vọng trở thành một nước hùng mạnh như Trung Hoa.
D. Khát vọng có kinh đô là trung tâm của đất nước.
 II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu1:(1.0đ) Bài thơ ”Đi đường” của Hồ Chí minh gợi cho em suy nghĩ gì về chân lí sống? 
 (hiểu)
 Câu 2: (2.0đ) Viết một đoạn nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. (vận dụng thấp)
Câu 3: Tập làm văn (6.0đ)
Trình bày suy nghĩ của em về “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. (vận dụng cao)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: C	 Câu 2: A	Câu 3: D Câu 4: A
II. Tự luận: (9 điểm)
Câu 1:(1.0đ) Bài thơ gửi đến người đọc lời nhắn nhủ : con người cần phải có bản lĩnh để dấn bước vào hành trình cuộc đời, dù phía trước là khó khăn, dù hiện tại có thể là thất bại nhưng bản lĩnh và niềm tin sẽ tạo cho con người có thêm sức mạnh để đi tiếp và gặt hái những thành công.
Câu 2: (2.0đ) Viết được đoạn văn đạt những yêu cầu cơ bản sau:
 * Về nội dung:
- Thực trạng vấn đề bạo lực học đường hiện nay trong nhà trường.
- Nguyên nhân của thực trạng trên.
- Phân tích tác hại.
- Biện pháp và lời khuyên đẩy lùi tình trạng trên.
 * Về hình thức:
	Có bố cục đủ 3 phần, liên kết mạch lạc giữa các ý, các phần, ít sai sót về chính tả.
Câu 3: Tập làm văn (6.0đ)
 1. Yªu cÇu h×nh thøc :
 - Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận.
 - Bµi viÕt cã ®ñ bè côc 3 phÇn : MB, TB, KB.
 - Lập luận chặt chẽ, m¹ch l¹c cã liªn kÕt c¸c ®o¹n, hạn chế mắc lỗi chính tả.
2. Yªu cÇu vÒ néi dung :
 Cơ bản đảm bảo các ý sau:
* Mở bài( 1đ) Nêu được lợi ích của việc tham quan.
* Thân bài( 4đ) Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
- Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta :
 + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình;
 +Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước
- Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
 + Hiểu cụ thể hơn sau những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt 
 thấy tai nghe.
 + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
* Kết bài: ( 1đ) Khẳng định tác dụng của việc tham quan.
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điễm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT Môn: NGỮ VĂN 8
 Tổ Văn – Anh văn Thời gian: 90’
ĐỀ 3:
* ĐỀ KIỂM TRA:
 I/ Trắc nghiệm: (1 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm)
Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? (biết)
 A. Sử dụng từ cầu khiến	.	
 B. Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
 C. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.	
 D. Cả 3 ý trên.
Câu 2. Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng
 tài vụ của công ty đó. Khi ấy giữa họ là quan hệ gì ? (hiểu)
 A. Quan hệ chức vụ xã hội.	 
 B. Quan hệ tuổi tác.
 C. Quan hệ gia đình.	
 D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.
Câu 3.Trong bài thơ “Đi đường”, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ nào
 dưới đây? (biết)
 A. Biện pháp tu từ nhân hóa.	.	
 B. Biện pháp tu từ so sánh.
 C. Biện pháp tu từ điệp từ.	
 D. Biện pháp tu từ hoán.
Câu 4.Trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó ”, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
 (hiểu)
 A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.	.	
 B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
 C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một
 cuộc sống sang trọng.	
 D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
 II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: (1.0đ) 
 a/ Có các kiểu hành động nói nào? Kể ra. (biết)
 b/ Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì? (hiểu)
 Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! 
 (Hịch tướng sĩ)
Câu 2: (2.0đ) Viết một đoạn nghị luận ngắn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề tệ nạn xã hội ở địa phương em. (vận dụng thấp)
Câu 3: (6.0đ) Từ bài”Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa”học’và “hành”. (vận dụng cao)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: D	 Câu 2: D	Câu 3: C Câu 4: C
II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: (1 điểm ) 
 a/ Các kiểu hành động nói thường gặp là: (0,5đ).
 - Hành động hỏi.
 	- Hành động trình bày. (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán) 	
- Hành động điều khiển .(cầu khiến, đe dọa, thách thức)
	- Hành động hứa hẹn .
	- Hành động bộc lộc cảm xúc.
 b/ Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0,5đ).
Câu 2: (2.0đ) Viết được đoạn văn đạt những yêu cầu cơ bản sau:
 * Về nội dung:
- Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay trong địa phương.
- Nguyên nhân của thực trạng trên.
- Phân tích tác hại.
- Biện pháp và lời kêu gọi nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên.
 * Về hình thức:
	Có bố cục, liên kết mạch lạc giữa các ý, các phần, ít sai sót về chính tả.
Câu 3: (6.0đ)
1. Yêu cầu chung :
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Bài làm có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nội dung đúng yêu cầu của đề bài, được liên kết chặt chẽ hợp lý. 
2. Yêu cầu về kiến thức
	Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo bố cục 3 phần theo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài (1.0đ)
-Giới thiệu tác phẩm.
-Dẫn vào đề bài.
b.Thân bài : (4.0đ)
* Trình bày luận điểm “học”:
-Học là gì?
-Học như thế nào?
+Học từ thấp đến cao.
+Học nhiều nhưng tóm lại cho gọn.
-Phê phán cách học sai trái:
+Học vẹt.
+Học mưu cầu danh lợi.
-Liên hệ cách học ngày nay.
* Trình bày luận điểm “hành”:
-“Hành”là gì?
-Hành như thế nào?
* Trình bày mối quan hệ giữa “học”và “hành”:
-Học tạo cơ sở lí thuyết cho hành.
-Hành vận dụng lí thuyết từ học.
-Học đạt kết quả cao khi hành.(nêu dẫn chứng)
c.Kết bài: (1.0đ)
Nhận xét về tình trạng “học” và “hành”ngày nayèliên hệ việc học của bản thân.
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điễm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 1.doc