UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Lịch sử 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 3 câu) Câu 1 (3,5điểm) Trình bày sự phát triển về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ TK I đến thế kỉ VI? Câu 2 (4,5điểm) Em hãy trình bày diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Câu 3 (2điểm) Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? ______HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử 6 Câu Nội dung Điểm 1 a) Nông nghiệp - Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt. Nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. - Việc cày bừa sử dụng trâu bò là chính. - Có đê phòng lụt, trồng lúa 2vụ/năm, lúa thu hoạch tốt. - Có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rát phong phú b) Thủ công nghiệp - Nghề gốm rất phát triển. - Nghề dệt vải có bước tiến đáng kể. c) Thương nghiệp - Buôn bán chủ yếu ở các chợ làng, và các nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên. - Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 2 * Diễn biến: - Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào cửa biển nước ta. - Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng, vượt qua bãi cọc ngầm. - Nước triều rút. Ngô Quyền dốc lực lượng tấn công trở lại. Quân giặc tháo chạy đâm phải bãi cọc ngầm. * Kết quả: - Tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng. Quân giặc chết quá nửa. - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền thắng lợi. * Nguyên nhân thắng lợi - Sự thông minh, sáng suốt, lòng yêu nước của Ngô Quyền - Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. * Ý nghĩa: - Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. - Mở ra thời kì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 * Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ chủ động đón đánh giặc trên sông Bạch Đằng và độc đáo ở sự bố trí trận địa cọc ngầm trên sông. Trận Bạch Đằng chỉ được phép diễn ra trong một ngày cho nên phải tính toán rất khoa học, bãi cọc ngần ở chỗ nào để nhử địch vào trong bãi cọc và rút khỏi đúng lúc thủy triều xuống. 2
Tài liệu đính kèm: