UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Lịch sử 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI ( Đề bài gồm 03 câu) Câu 1: (2,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Câu 2: (4,0 điểm) Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Câu 3: (4,0 điểm) Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897 - 1914) xã hội Việt Nam phân hóa thành những giai cấp, tầng lớp nào? Đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp đó? HẾT ( Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 - Mặc dù khâm phục các thế hệ đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh... nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ ( đi sang các nước phương Đông để cầu viện) nên Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. 2,0 điểm 2 *. Những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Địa bàn: Các huyện Hương Sơn, Hương Khê của Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra các tỉnh khác - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng - Diễn biến: + Từ 1885 – 1889 nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. + Từ 1889 – 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. - Kết quả: Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. - Ý nghĩa: Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghia Hương Khê là cuộc khởi nghia tiêu biểu nhất, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ nhất 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 3 - Giai cấp địa chủ phong kiến: đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp, chỉ một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. - Tầng lớp tư sản: là các nhà thầu, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị: gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp, những người làm nghề tự do. - Giai cấp công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 1,0 điểm
Tài liệu đính kèm: