MÃ KÍ HIỆU . ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 9 câu, 1 trang) Lưu ý: HS làm bài trên tờ giấy thi I. Phần đọc - hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang ” (Trích“Quê hương” của Tế Hanh, Ngữ văn 8 – Tập II, trang 16) Câu 1. Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới chặng cuối. A. Đúng B. Sai Câu 2. Trong hai câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa C. So sánh B. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương”. Câu 4. Nêu nội dung chính của khổ thơ mà em vừa hoàn thành? Câu 5.Những văn bản nào sau đây cùng thể loại với tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu? A. Lão Hạc D. Cố hương B. Tức nước vỡ bờ E. Trong lòng mẹ. C. Những ngày thơ ấu Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt . (“Bến quê” – Nguyễn Minh Châu) Câu 7. Trong bài thơ “Mây và sóng” của R.Ta-go, em bé đã từ chối lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng và sáng tạo ra trò chơi vừa được có mẹ, vừa được hòa nhập với thiên nhiên. Từ tình cảm của em bé đối với mẹ, bằng một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu), hãy nêu suy nghĩ của em về sức níu giữ của tình mẫu tử đối với mỗi con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay? II. Phần tạo lập văn bản (7điểm): Câu 1 (3 điểm): Phân tích khổ thơ sau:: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. (“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương) Câu 2( 4 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. --------- Hết ---------- MÃ KÍ HIỆU . ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2015- 2016 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của bản Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh chỉ quan tâm đếm ý cho điểm một cách đơn thuần, thiếu tỉ mỉ hoặc đại khái, cảm tính. Do đặc trưng của môn Ngữ văn và tính chất cụ thể của đề kiểm tra, trên cơ sở bám sát biểu điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo riêng, độc đáo. Trong trường hợp học sinh tổ chức bài làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm tối đa ở từng phần. Điểm của từng câu không làm tròn. Điểm của bài thi bằng tổng điểm các câu không làm tròn. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Phần đọc - hiểu ( 3điểm): Câu 1: 0,25 điểm - Mức độ tối đa: A - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 2: 0,25 điểm - Mức độ tối đa: C - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 3: 0,25 điểm Mức độ tối đa: Chép đủ, đúng hai câu thơ tiếp theo: “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” - Mức độ chưa tối đa: HS còn sai sót một vài từ, chính tả. - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 4: 0,5 điểm - Mức độ tối đa: Nêu được nội dung của khổ thơ: Khổ thơ miêu tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi sáng đẹp trời mà nổi bật là hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển của “dân trai tráng” - Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được: Khổ thơ miêu tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi sáng đẹp trời. - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 5: 0,25 điểm - Mức độ tối đa: Chọn A, D - Mức độ chưa tối đa: Chỉ chọn A hoặc D. - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 6: 0,5 điểm - Mức độ tối đa: Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng / đã thưa thớt – cái giống Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt . Thành phần biệt lập phụ chú - Mức độ chưa tối đa: HS chỉ xác định đúng được một vài thành phần câu. - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 7: 1,0 điểm - Mức độ tối đa: HS viết đoạn văn (3- 5 câu), nêu được ý cơ bản sau: Xã hội phát triển, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều cám dỗ. Cần có một điểm tựa để vượt qua những cám dỗ ấy mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc. Mỗi chúng ta cần biết trân trọng và vun đắp, giữ gìn tình cảm thiêng liêng đó. - Mức độ chưa tối đa: HS viết chưa đủ ý, còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt - Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. II. Phần tạo lập văn bản( 7 điểm): Câu 1 ( 3 điểm) * Mức độ tối đa: Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điểm + Yêu cầu chung: + Yêu cầu về nội dung: - HS làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (nghị luận về một đoạn thơ). Bài viết phải làm nổi bật được niềm thành kính, niềm tự hào, biết ơn của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác được thể hiện trong khổ thơ thứ hai của bài “Viếng lăng Bác”. * Về phương diện hình thức: Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. + Yêu cầu cụ thể: I. Mở bài (0,25 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vị trí, cảm nhận chung về giá trị của khổ thơ, trích dẫn thơ. 0,25 II. Thân bài: (2,5 điểm) Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Tóm lược nội dung khổ thơ đầu, nêu luận điểm phân tích khổ 2. * Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ làm nổi bật niềm thành kính, niềm tự hào, ngưỡng vọng, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác: + Hình ảnh nhân hóa “mặt trời đi qua trên lăng”. + Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ”: ví Bác với mặt trời là để ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của hình ảnh Bác, ca ngợi sự vĩ đại và công lao to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam; khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, niềm ngưỡng vọng của nhà thơ nói riêng, của nhân dân ta nói chung đối với Bác. Bác là mặt trời chân lí cách mạng. - Điệp ngữ “ngày ngày”: diễn tả nỗi tiếc thương vô hạn của dòng người vào lăng viếng Bác. - Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: ngầm so sánh dòng người vào lăng viếng Bác trông như những tràng hoa muôn sắc; mang ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác... - Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”: ý muốn nói Bác sống bảy mươi chín tuổi; Bác đã sống cuộc đời đẹp như những mùa xuân, Người đã dâng hiến cả cuộc đời làm nên những mùa xuân đẹp cho đất nước. * Liên hệ HS có thể liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài đẻ làm nổi bật hình ảnh thơ, ý thơ. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 III. Kết bài (0,25 điểm) - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. - Liên hệ bản thân. 0,25 Tổng: 3,0 * Mức độ chưa tối đa: HS chưa cảm nhận được đầy đủ giá trị của đoạn thơ, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt... * Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2 ( 4 điểm) * Mức độ tối đa: Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điểm +Yêu cầu chung: + Yêu cầu về nội dung: - HS làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện). Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. * Yêu cầu về hình thức: - Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể: I. Mở bài ( 0,25, điểm): - Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Nêu đánh giá sơ bộ về nhân vật anh thanh niên: một con người sống có lí tưởng và có nhiều nét tính cách đáng yêu, đáng mến. 0,25 II. Thân bài ( 3,5 điểm) * Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng để làm rõ các đặc điểm sau: + Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc lắm gian khổ. ( Tình nguyện lên làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh nói: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”...) 0,5 + Có suy nghĩ, quan niệm đúng đắn và sâu sắc về công việc, về cuộc sống. (Quan niệm: “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”. ) 0,5 + Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp. (Không cho phép mình cẩu thả, tuềnh toàng như nhà hoạ sĩ đã thầm nghĩ; trồng hoa, nuôi gà, trồng thuốc quý, tự học...) 0,75 + Cởi mở, chân thành, biết quan tâm đến người khác khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. (Đào củ tam thất làm quà cho bác, cắt một bó hoa tặng cô gái, vui mừng, đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ, biếu ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà...) 0,75 + Là một con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh. (Từ chối khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, nhiệt thành giới thiệu những người khác đáng cảm phục hơn...) 0,75 * Đánh giá, liên hệ: - Anh là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX, những con người sống có lí tưởng, lao động thầm lặng, cống hiến hết mình cho đất nước. - Liên hệ các văn bản cùng đề tài. 0,25 III. Kết bài: Khái quát, đánh giá về nghệ thuật khắc họa nhân vật (qua lời nói, suy nghĩ, việc làm; qua những lời nhận xét đánh giá của các nhân vật khác), về vẻ đẹp của anh thanh niên. - Liên hệ bản thân. 0,25 Tổng: 4,0 * Mức độ chưa tối đa: HS chưa phân tích được đầy đủ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt... * Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc lạc đề. ------------Hết -------------- PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI:.. MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):.. TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG. .
Tài liệu đính kèm: