Đề 1 thi môn Tiếng Việt lớp 4

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi môn Tiếng Việt lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi môn Tiếng Việt lớp 4
ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT
A PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Câu nào sau đây thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn?
	a) Ồ, câu giỏi thật đấy!
	b) Cậu đã đạt được thành tích cao rồi đấy!
	c) Hay quá, cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
	d) Cả a,b,c đều đúng.
Câu 2: Dùng đấu câu nào thích hợp vào(..) cho câu thơ sau:
Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất lại hoá tâm hồn (.)
	a) Dấu chấm b) Dấu chấm phẩy c) Dấu chấm cảm d) Dấu hỏi
Câu 3: Chọn cách sắp xếp nào bên dưới để câu văn hoàn thành đoạn văn hoàn chỉnh?
	1. Cây bàng này chẳng có gì đặc biệt.
	2.Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng.
	3. Cây bàng hiền lành như một người ít nói.
	4. Tán bàng xoè ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn từng.
	5. Dưới gốc cây bàng, người ta hay dựa xe đạp và có khi đứng tránh mưa.
	a) 1-2-3-4-5	b) 1-4-2-5-3
	c) 1-4-2-3-5	d) 1-3-2-4-5
Câu4: Tiếng “ lửa” trong câu: Hội thi bắt đầu từ việc lấy lủa” được hiểu theo nghĩa nào?
	a) Gốc b) chuyển c) Cả a và b đều đúng d) Cả a và b đều sai
Câu 5: Dòng nào dưới đây có nghĩa là lan rộng ra cho nhiều người biết?
	a) Truyền cảm, truyền bá, truyền khẩu, truyền kì.
	b) Truyền hình, truyền tin, truyền thanh, truyền thuyết.
	c) Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền khẩu.
	d) Truyền thống, truyền tụng, truyền nghề, truyền ngôi.
Câu 6: Các câu thơ sau thể hiện điều gì ở người chiến sĩ đi tuần.
Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say
a) Ca ngợi sự chịu đựng vất vả, gian khổ của các chú công an.
b) Tình cảm yêu thương của các chú công an dành cho các cháu học sinh.
c) Sự quan tâm lo lắng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên.
d) Ca ngợi sự chịu dựng gian khổ của các chú công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tốt đẹp của các cháu học sinh.
Câu 7: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi;
	-Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chim chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.
 ( Ngô Tất Tố)
	1) Đoạn văn trên có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ?
 a) Dùng từ tượng thanh. Đó là:..
b) Dùng từ tượng hình. Đó là:..
c) Dùng từ tượng hình, tượng thanh. Đó là:..
d) Dùng những từ ngữ gợi tả. Đó là:.
Câu 8 :Trong bài tập đọc “Phong cảnh Đền Hùng”Tác giả có nhắc đến một đỉnh núi tên gì ?
	a) Nghĩa Hùng b)Hùng Lĩnh c) Nghĩa Sơn d) Nghĩa Lĩnh
Câu 9 :Cho biết tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương .
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm
Cá lội phía dưới ,rau nằm phía trên.
(Thanh Tịnh)
	a ) Nỗi vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất.
	b ) Ca ngợi thành quả lao động của con người.
	c ) Gía trị sức lao động của con người.
	d ) Gía trị to lớn của những giọt mồ hôi –Sức lao động của con người.
Câu 10 : Những từ in đậm trong đoạn văn trên đươc hiểu là bộ phận định ngữ của danh từ nào ?
	-Trắng tròn như hạt nếp hạt dẻ đầu mùa , hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cột gạo nào của khu phố bung vãi ra.
 a ) Hoa sấu b) Con đường c) Cột gạo d) Khu phố
Câu 11: Dựa vào ý nghĩa của câu , chọn dấu chấm , dấu hỏi hoặc dấu châm than để điền vào chỗ kết thúc câu cho phù hợp.
	a) Bạn hãy mang giúp tôi cái cặp sách lại đây
	b) Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại
	c) Ồ , bạn ném bóng tài quá
	d) Anh tôi mới đi học xa nhà được một tuần mà tôi cảm thấy như anh xa tôi cả năm trời
(a,c : dấu chấm than ; b: chấm hỏi ; d: dấu chấm)
Câu 12: Người phụ nữ Việt ngày xưa thường mặc chiếc áo dài bên ngoài màu gì ?
	a) vàng chanh 	b) màu thẫm
	c) hồng đào	d) cả 3 ý trên
Câu 13: Dòng nào dưới đây phù hợp với danh hiệu Huân chương cao quí nhất của nước ta ?
	a) Huân chương Quân công	b) Huân chương Lao động
	c) Huân chương Sao vàng	d) Huân chương Độc lập
Câu 14 : Câu “Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm” có mấy trạng ngữ ?
	a) Không có trạng ngữ b) 1 trạng ngữ c) 2 trạng ngữ
Câu 15 : Trong câu “ Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc” có chủ ngữ là :
	a) Mọc giữa dòng sông xanh	b) Một bông hoa tím biếc
	c) Dòng sông xanh	d) Cả a,b,c,sai
Câu 16: Trong vế câu ghép “ Tay tôi bê rổ cá còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần”
	a) Bằng từ còn 	b) Bằng từ thì
	c) Nói trực tiếp bằng dấu phẩy	d) Cả a,b,c,sai
Câu 17: Câu thơ: “ Mưa bao nhiêu hạt thương Bầm bấy nhiêu.” Sử dụng nghệ thuật gì?
	a) So sánh b) Ẩn dụ c) Nhân hoá
Câu 18 : Dấu câu dùng để làm gì ?
	a) Dùng để kết thúc một câu trần thuật
	b) Dùng để kết thúc một câu nghi vấn
	c) Dùng để kết thúc một câu cảm xúc hoặc cầu khiến
	d) Dùng để thể hiện ngữ diệu câu 
Câu 19 :Từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?
a) Lim dim b) vắng lặng c) buôn bán d) buồn vui
Câu 20 : Dòng nào viết sai chính tả ?
a) Văn phòng Chính phủ	b)Huy chương Vàng
c) Huân chương lao động hạng nhất	d) Cả a,b,c, sai
Câu 21 : Trong bài tập đọc “ Công việc đầu tiên” tên thật của chị ÚT là :
	a) Bà Nguyễn Thị Bình	b) Bà Lê Thị Định
	c) Bà Nguyễn Thị Định	d) Cả 3 ý đều sai 
Câu 22: Câu hỏi ngây thơ sau cho thấy người con có ước mơ gì ?
	Cha ơi !
	Sau xa kia chỉ thấy nước thấy trời 
	Không thấy nhà , không thấy cây , không thấy người ở đó ?
a) người con mơ ước được nhìn thấy nhà của ,cây cối ,con người ở phía chân trời
b) người con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời 
c) người con mơ ước đươc khám phá những điều chưa biết về biển , những điều chưa biết về cuộc sống
d) cả a,b,c, đều đúng
Câu 23: Câu nào sau đây là câu ghép ?
	a) Cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống ,ủ ê
	b) Chiều nay ,đi học về ,Hương cùng các bạn ùa ra cây gạo
	c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được 1 tán lá tròn vươn cao lên trời xanh
	d) Cả a,b,c,đều đúng
Câu 24 : Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu thơ sau
	Vui lắm nhé .Ở đây rất thích 
	Em yêu nhất trên đời: I-lich.
(Tố Hữu)
a) dẫn người lời nói trực tiếp 
b) liệt kê sự việc
c) dùng đề chỉ ranh giới giữa các vế câu 
d) dùng để giải thích lí do nảy sinh tình cảm vui sướng và lòng kính yêu Lê-nin
Câu 25: Ý nghĩa của câu thục ngữ trẻ người non dạ là gì ?
	a)Người tuổi trẻ hay làm việc khờ dại
	b) Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chính chắn
	c) Người trẻ tuổi hay bị người khác lừa gạt 
	d) Người ngây thơ nhưng lại thích làm những việc mạo hiểm , dại dột
Câu 26: Đoạn thơ sau người ta sử dụng từ chỉ quan hệ hay cặp từ chỉ quan hệ?
Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ là một đoá hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người tôi xin chết cho quê hương.
	a) Từ chỉ quan hệ( nếu.)	b) Cặp từ chỉ quan hệ( Nếuthì)	
	c)Cặp từ chỉ quan hệ ( giả sửthì)
	d) Cả a,b,c đều sai
Câu 27: Dòng nào dưới đây là động từ có thể kết hợp với từ “ an ninh”:
	a) Bảo vệ, xét xử, giữ gìn, chính trị, thiết lập.
	b) Giữ gìn, cảnh giác, quấy rối, giải phápm củng cố.
	c) Làm mất, củng cố, cơ quan, xã hội, quấy rối.
	d) Bảo vệ, giữ gìn, giữ vững,quấy rối, củng cố.
Câu 28: Đền Hùng thuộc tỉnh nảo?
	a) Khánh Hoà b) Châu Thành c)Hải Dương d) Phú Thọ
Câu 29: Phép nhân hoá ở khổ thơ sau giúp tác giả nói lên điều gì về” tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non.
	a) Tấm lòng yêu thương của cửa sông đối với cội nguồn.
	b) Tấm lòng cởi mở của sông đối với vạn vật.
	c) Tấm lòng của cửa sông không quên côi nguồn
	d) Tấm lòng của cửa sông bao dung rộng mở.
Câu 30: Đoạn thơ sau hình ảnh nào được nhân hoá?
	.Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy múa. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi cong mọc là xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng tỉnh dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhành lá, mầm non. Và cây đã trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
	a) Chỉ có mưa	b)Chỉ có mặt đất
	c) Cả mưa và mặt đất	d) Mùa xuân
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong đoạn văn sau:
	Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông Ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên.
Câu 2: Em hiểu câu ca dao dưới đây như thế nào ?
Miếng nât thì để phần chồng
Miếng xương phần mẹ , miếng lòng phần con
Câu 3: Trong những câu nghép sau các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào?
a) Gió chiều nào che chiếu ấy.
b) Đất Quãng Nam chưa mưa đã thấm
 Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.
Câu 4: Tả vẻ đẹp của rừng mơ ở Hương Sơn (Hà Tây),trong bài : “Rừng mơ” của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn viết :
“Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa”
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 5: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Qua đèo ngang
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà ,
Cỏ cây chen đá.lá chen hoa
Lom khom dưới núi,tiều vài chú (3)
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (5)
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.(6)
Dừng chân nghỉ lại : trời,non,nước,
Một mảnh tình riêng:ta với ta.”
 (Bà Huyện Thanh Quan)
-Bài thơ sử dụng biên pháp nghệ thuật gì nổi bật?Nêu những câu thơ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó ?
-Em cảm nhân được những gì về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua những câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói trên?
*Câu 6: “Chao ôi,những con bướm đủ hình dáng,đủ màu sắc.Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loáng thoáng.Con vàng sẫm,nhiều hình mặt nguyệt,ven cánh có răng cưa,lượn lờ đờ như trôi trong nắng..Loại bướm nhỏ đen kịt,là là theo chiều gió.Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của ngững vườn rau thì rụt rè,nhút nhát,chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.”
a)Tìm tính từ có trong đoạn văn trên?
b)Phân loại các tính từ tìm được thành 2 loại:
-Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ:
-Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ:
 &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
 ĐÁP ÁN
A PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: d
Câu 2: c
Câu 3: c
Câu4: a
Câu 5: c
Câu 6: b
Câu 7: c) Dùng từ tượng hình, tượng thanh. Đó là:kĩu kịt, eng ec, chim chíp, cạp cạp,léo xéo, ăng ẳng, vung vẫy,thoăn thoắt, buồn rầu, sợ sẹt
Câu 8 :d
Câu 9 :d
Câu 10 a
Câu 11: (a,c : dấu chấm than ; b: chấm hỏi ; d: dấu chấm)
Câu 12: b
Câu 13: c
Câu 14 : c
Câu 15 : b
Câu 16: a
Câu 17: a
Câu 18 : d
Câu 19 :a
Câu 20 : c
Câu 21 : c
Câu 22: d
Câu 23: a
Câu 24 : d
Câu 25: b
Câu 26: a
Câu 27: d
Câu 28: d
Câu 29: a
Câu 30: c
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu tác dụng của dấu phẩy 
 Dấu phẩy thứ 1: ngăn cách trạng ngữ với trạng ngữ.
 Dấu phẩy thứ 2: ngăn cách vế câu trong câu nghép.
 Dấu phấy thứ 3: ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
Câu 2: Ca ngợi đức tính hi sinh, thương chồng thương con của người vợ, người mẹ nói riêng và của người phụ nữ nói chung.
Câu 3: Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: nàoấy; chưađã
Câu 4: 
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
(->Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng mơ Hương sơn.Rừng mơ bao quanh núi,rừng mơ được nhân hóa (“ôm lấy núi”)càng cho ta thấy sự gắn bó với núi một cách gần gũi,thân thiết và yêu thương.Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết ) lại.Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toa khắp nơi.Có thể nói:đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên hòa quyện trong rừng mơ Hương sơn .)
Câu 5: (->-Biện pháp nghệ thuật nổi bật : đảo ngữ.Các câu thơ : 3;4;5;6.
 -Cảm nhận về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả (qua những câu thơ có dùng biện pháp đảo ngữ): Cảnh thưa thớt vắng vẻ ,gợi nỗi buồn man mác;tâm trạng của tác giả cũng buâng khuâng,đượm buồn.) 
*Câu 6: 
a)Tính từ có trong đoạn văn trên: xanh biếc,đen,vàng sẫm, nhiều,lờ đờ, đen kịt, vàng tươi, xinh xinh, rụt rè, nhút nhát
b)Phân loại các tính từ tìm được thành 2 loại:
-Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ:nhiều;đen ;nhút nhát,;rụt rè;lờ đờ 
-Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ:xanh biếc ;vàng sẫm;đen kịt;vàng tươi ;xinh xinh .
C. TẬP LÀM VĂN
Là học sinh ai chả gặp khó khăn trong học tập.Em cũng đã từng gặp không ít những trở ngại khi làm những bài tập khó nhưng em đã cố gắng vượt qua.Hãy kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_KHOI_3.doc