PHÒNG GD VÀ ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 Thời gian làm bài: 120 phút I. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực của học sinh 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kiến thức - Tái hiện khái niệm của một thành phần câu, viết lại chính xác một khổ thơ đã học. - Hiểu được nội dung của một khổ thơ, xác định được thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập trong câu. - Viết bài văn nghị luận đúng thể loại nghị luận. b. Kỹ năng - Xác định đúng các thành phần khởi ngữ, biệt lập. - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân. - Biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết bài văn nghị luận c. Thái độ Có ý thức vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống 2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực của học sinh Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nhớ chính xác một khổ thơ trong một bài thơ - Nhớ khái niệm về các thành phần câu - Hiểu nội dung một khổ thơ đã học. - Xác định thành phần khởi ngữ và biệt lập. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân. Biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết bài văn nghị luận. II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương có những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc như “mặt trời”, “trời xanh”. Em hãy chép lại chính xác những khổ thơ có hình ảnh ẩn dụ đó và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Đáp án: * Chép những khổ thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “trời xanh”: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim * Bài thơ được viết năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ ; bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân”. Câu 2: Nêu nội dung ý nghĩa của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi Đáp án Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ. Câu 3: Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Đáp án Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Câu 4: Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ Đáp án Khởi ngữ là thành câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Vd: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Câu 5: Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. Đáp án: * Chép đoạn thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi * Bài thơ được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh, được trích trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Cho biết nội dung của khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Đáp án: Nội dung: Vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên và cảm xúc tha thiết và nồng nàn của nhà thơ. Câu 2: Tìm khởi ngữ trong câu văn sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ? “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” Đáp án - Khởi ngữ trong câu văn: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” Là: “mắt tôi” Viết lại thành câu không có khởi ngữ : Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần gì ? a/ “Chẳng để làm gì - Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về.” b/ “Có lẽ vì khổ tâm quá không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” Đáp án: - Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc: phụ chú - kể cả anh: Câu 4: Thông điệp của “Bến quê” gởi đến người đọc là gì? Đáp án Hãy trân trọng những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương Câu 5: Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” (Viễn Phương – Viếng lăng Bác) Đáp án: Hai câu thơ được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. “Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh thực, còn “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện tấm lòng thiêng liêng thành kính của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác. 3. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi em nhận xét như thế nào về thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ? Hãy viết một đoạn văn làm rõ ý kiến của em. Đáp án: HS có thể trình bày cảm nhận riêng theo chủ quan của mình với đoạn văn khoảng 10 dòng. Có thể viết theo những ý gợi ý sau: a- Nội dung: HS có thể trình bày cảm nhận riêng theo chủ quan của mình với đoạn văn khoảng 10 dòng. Có thể trình bày được những ý sau: - Nhận xét về công việc và tinh thần yêu nước - So sánh với thế hệ thanh niên hiện nay b-Hình thức đoạn văn : trình bày đúng thể thức đoạn văn theo các cách: diễn dịch (quy nạp hoặc tổng - phân -hợp). Câu 2: Viết đoạn văn ngắn [5à7 câu] đề tài tự chọn; trong đó có chứa: một câu mang nghĩa tường minh và một câu mang nghĩa hàm ý. Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Đáp án: Học sinh trình bày đảm bảo các ý sau: Hình ảnh lãng mạn được gắn kết từ ba sự vật hiện tượng: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Vẻ đẹp hài hòa: chiến sĩ- thi sĩ, cách mạng- lãng mạn, chiến đấu- trữ tình đả tạo nên nét đẹp trong hình tượng anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập tình thái hoặc phụ chú. ( chú thích rõ các thành phần đó) Câu 5: Từ khát vọng mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, em rút ra bài học gì về cách sống cho mình ? Đáp án: -Mở đoạn: Khát vọng, mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho đời. -Thân đoạn: +Từ khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải. +Bài học về cách sống: Giá trị sống của mỗi cá nhân là sống đẹp, sống có ích, sống biết cống hiến “Mỗi người vì mọi người”. -Kết đoạn: Sống có ích, biết cống hiến cho đời là quan niệm sống đẹp. 4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ và bày tỏ thái độ của mình. Đáp án Mở bài: Tên nhan đề + giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận Thân bài: Bảo vệ môi trường Thực tế nhiều người chưa ý thức bảo vệ môi trường Tác hại : Sự sống + Cảnh quan Đánh giá Hướng giải quyết Kết bài: Khẳng dịnh vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi phải có tiếng nói chung trong cộng đồng Câu 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Đáp án Mở bài Giới thiệu truyện ngắn “Làng”và nhân vật “Ông Hai”. Đánh giá: Một trong những nhân vật thành công bậc nhất của VH thời kỳ kháng Pháp. Thân bài :Triển khai các nhận định về lòng yêu làng, yêu nước của Ô.Hai: Tình yêu làng của ông gắn bó với tình cảm kháng chiến.. Tâm trạng đau xót, bẽ bàng khi nghe tin làng theo giặc Khi tin đồn được cải chính lại hào hứng kể chuyện làng. Suy nghĩ những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Kết bài Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai. Câu 3: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Đáp án a. Mở bài - Giới thiệu về bài thơ + tác giả - Khái quát sơ bộ về tác phẩm b. Thân bài: Bài thơ được Bằng Việt sáng tác khi nào ? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kỳ nào của đất nước, gia đình ; được gắn với người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì ? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ? c. Kết bài: Giá trị bền vững của Bếp lửa sưởi ấm một đời người. Tác dụng của bài thơ trong lòng người đọc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II CẤP ĐỘ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG THẤP CAO Chủ đề 1: Văn bản -Thơ văn Việt Nam hiện đại Nhớ thuộc lòng các bài thơ đã học Hiểu ý nghĩa của một khổ thơ Vận dụng kiến thức về tác phẩm truyện để viết một đoạn văn theo yêu cầu Số câu: Số điểm : Tỷ lệ: 1/2 1,5 15% 1/2 0,5 0,5% 1 1 10% 2 3 3% Chủ đề 2: Tiếng Việt - Khởi ngữ Nêu định nghĩa khởi ngữ Xác định khởi ngữ, chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ - Các thành phần biệt lập Biết xác định các thành phần biệt lập Số câu: Số điểm : Tỷ lệ: 1/3 0,5 5% 2/3 1,5 15% 1 2 20% Chủ đề 3: Tập làm văn Văn nghị luận Biết tạo lập một văn bản nghị luận theo yêu cầu Số câu: Số điểm : Tỷ lệ: 1 5,0 50% 1 5,0 50% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỷ lệ: 1/2+1/3 2 20% 1/2+2/3 2 20% 1 1 10% 1 5,0 50% 4 10 100% ĐỀ THI Câu 1: (2 điểm) Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Cho biết nội dung của khổ thơ đó. Câu 2: (2 điểm) a. Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong câu văn sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ? “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau : “Chẳng để làm gì - Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về.” Câu 3: (1 điểm) Qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi em nhận xét như thế nào về thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ? Hãy viết một đoạn văn làm rõ ý kiến của em. Câu 4: (5 điểm) Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) * Chép các câu thơ: Mỗi câu 0,25đ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. -Mức đầy đủ: học sinh chép đúng từng câu từng từ đủ 6 câu (1.5điểm) - Mức chưa đầy đủ: + Sai một từ kể như sai một câu + Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25đ (nhưng trừ không quá 0,5đ) - Mức không tính điểm: Học sinh chưa chép được câu thơ nào hoặc sai quá nhiều * Nội dung khổ thơ: Vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên và cảm xúc tha thiết và nồng nàn của nhà thơ. - Mức đầy đủ: Trả lời đủ ý như đáp án (0.5 điểm) - Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu một ý (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2: (2 điểm) a. Khởi ngữ là thành câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (0.5 điểm) Khởi ngữ trong câu văn: (0.5 điểm) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” Là: “mắt tôi” Viết lại thành câu không có khởi ngữ : (0.5 điểm) Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” b. Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc: phụ chú (0.5 điểm) - Mức đầy đủ: Trả lời đúng nội dung đáp án: (2điểm) - Mức chưa đầy đủ: Thiếu một trong những ý như đáp án tùy theo ý sai mà trừ điểm Câu 3: (1 điểm) a- Nội dung: HS có thể trình bày cảm nhận riêng theo chủ quan của mình với đoạn văn khoảng 10 dòng. Có thể trình bày được những ý sau: - Nhận xét về công việc và tinh thần yêu nước - So sánh với thế hệ thanh niên hiện nay b-Hình thức đoạn văn : trình bày đúng thể thức đoạn văn theo các cách: diễn dịch (quy nạp hoặc tổng - phân -hợp). - Mức đầy đủ (1điểm) + Viết đúng chủ đề + Viết đúng hình thức đoạn văn - Mức chưa đầy đủ: (0,5điểm) + Viết đúng chủ đề, chưa mạch lạc, chưa liên kết + Sai lỗi diễn đạt, lỗi diễn đạt - Mức không tính điểm: Viết không đúng yêu cầu của đề. Câu 4: (5 điểm) a. Mở bài - Giới thiệu truyện ngắn “Làng”và nhân vật “Ông Hai”. - Đánh giá: Một trong những nhân vật thành công bậc nhất của VH thời kỳ kháng Pháp. b.Thân bài :Triển khai các nhận định về lòng yêu làng, yêu nước của Ô.Hai: - Tình yêu làng của ông gắn bó với tình cảm kháng chiến.. - Tâm trạng đau xót, bẽ bàng khi nghe tin làng theo giặc - Khi tin đồn được cải chính lại hào hứng kể chuyện làng. - Suy nghĩ những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. c.Kết bài Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai. * Thang điểm gợi ý: - Điểm 5-4: Bài làm đầy đủ các yêu câu, trình bày rõ ràng, mạch lạc, nắm vững các phương pháp nghị luận, hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có lí lẽ và dẫn chứng phù hợp - Điểm 4-3: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng có thiếu ý, trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt mạch lạc nhưng chưa có dẫn chứng phù hợp. - Điểm 2-1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu. Diễn đạt vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị luận.
Tài liệu đính kèm: