Đề 1 kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 827Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90’
ĐỀ 1:
* MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TRẮC NGHIỆM
Nhận biết tác giả, tác phẩm, thể thơ, định nghĩa.
- Tiếng Việt.
- Các yếu tố kết hợp trong văn nghị luận.
Số câu
Số điểm
2 câu
0.5 đ
2 câu
0.5 đ
4 câu
1 đ
TỰ LUẬN
- Nhận biết ý nghĩa văn bản. 
- Khái niệm TV, biết nhận diện bài tập.
Viết đoạn văn nghị luận.
Viết bài văn nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Số câu
Số điểm
1 câu
1 đ
1 câu
2 đ
1 câu 
6 đ
4 câu
9 đ
Tổng hợp
3 câu
(1.5 điểm)
2 câu
(0.5 điểm)
1 câu
(2 điểm)
1 câu
(6 điểm)
8 câu
(10 điểm)
* Lưu ý: Tự luận 3 câu tùy vào từng nội dung.
* ĐỀ KIỂM TRA:
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm)
Câu 1: Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận?
 a. Chiếu dời đô.	 b. Quê hương.
 c. Tức cảnh Pác Bó.	 d. Ngắm trăng.
Câu 2: Văn bản “Tức cảnh Pác Bó ” được viết theo thể thơ nào ?
 a. Năm chữ. 	 b. Thơ tự do.
 c. Thất ngôn bát cú Đường luật. d. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3: Câu: “Con học bài đi!” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hỏi	b. Trình bày 	c. Điều khiển	d. Hứa hẹn
Câu 4: Khi làm văn nghị luận, cần kết hợp các yếu tố nào để bài văn sinh động, hấp dẫn và thuyết phục?
a. Miêu tả	b. Tự sự, miêu tả
c. Biểu cảm, miêu tả	d. Tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ? (1 điểm)
 Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) nghị luận về vấn đề học tủ của học sinh hiện nay. (2 điểm)
 Câu 3: Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy (6 điểm)
* ĐÁP ÁN
 I/ Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: a	 Câu 2: c	Câu 3: c Câu 4: d
 II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: - Nêu đúng khái niệm (0.5 điểm)
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đihay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than.
 - Cho đúng ví dụ (0.5 điểm).
Câu 2: (2 điểm) 
* Về hình thức: Viết đúng hình thức là một đoạn văn: Đầu đoạn văn thụt vào, viết hoa, viết đúng chính tả, đầu câu viết hoa, các câu có sự liên kết.
* Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, đảm bảo các nội dung sau:
a. Mở đoạn: (0,25 điểm)
Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu việc học tủ. 
b. Thân đoạn: (1.5 điểm)
- Tình hình chung: nhiều học sinh học tủ .
- Nguyên nhân: do lười học.
- Hậu quả:
 + Không hiểu bài, hỏng kiến thức.
 + Học bài sẽ lâu thuộc, làm bài gặp nhiều khó khăn.
 + Chán học.
 + Bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai.
- Biện pháp khắc phục:
 + Nhà trường, giáo viên: quản lí tốt giờ học, thay đổi phương pháp dạy để học sinh hứng thú học.
 + Học sinh: Ý thức hơn trong học tập.
c. Kết đoạn: (0,25 điểm)
Khẳng định lại hậu quả của việc học tủ. Liên hệ giáo dục. 
 Câu 3: (6 điểm)
 * Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 - Bài viết đủ 3 phần : Mở bài – Thân bài – Kết bài.
 - Nắm vững kĩ năng làm bài, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
 - Bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ, đúng chính tả, liên kết, mạch lạc.
 * Bài làm đảm bảo các ý:
a. Mở bài: (1 điểm)
 	Nêu vấn đề về tệ nạn ma túy.
b. Thân bài: (4 điểm) nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 - Tình hình chung: số người nghiện nhiều.
 - Nguyên nhân: bạn bè lôi kéo, rủ rê.
 - Hậu quả: 
 + Bản thân lười làm việc, ảnh hưởng cuộc sống, tương lai.
 + Nghiện, tốn kém tiền bạc.
 + Dẫn đến tệ nạn xã hội, ảnh hưởng gia đình, xã hội
 - Giải pháp:
 + Nhà nước: Quản lí chặt hơn.
 + Cá nhân: tự ý thức.
Kêu gọi mọi người nói “không” với ma túy.
c. Kết bài: (1 điểm) 
 Khẳng định lại tác hại của ma túy. Liên hệ bản thân. 
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điễm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.
Đề đã thẩm định: đề nghị câu hỏi trắc nghiệm A,B,C,D viết chữ in hoaPHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90’
ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) (Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1: Văn bản “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh sáng tác khi Bác ở đâu?
a. Hang Pác Bó- thuộc tỉnh Cao Bằng.	b. Trong tù.
c. Nước ngoài.	d. Quảng Nam.
Câu 2: Trong văn nghị luận cần kết hợp yếu tố biểu cảm, vì:
Dễ hiểu	b. Thuyết phục
Tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc	d. Cả b,c đều đúng
Câu 3: Câu : Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Thuôc kiểu câu:
Câu trần thuật	b. Câu Nghi vấn
Câu cảm thán	d. Câu cầu khiến
Câu 4: Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh đã gợi ra một chân lí đường đời:
Đi đường gian khổ	b. Cuộc sống hạnh phúc
c.Thắng lợi trong cuộc sống d. Vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Thế nào là câu cầu khiến. Em hãy xác định câu cầu khiến trong ngữ liệu sau:
 Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết. (1 điểm)
 	 (Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về việc học sinh làm việc riêng trong giờ học. (2 điểm)
Câu 3: Làm văn: (6 điểm)
 Đề: Suy nghĩ của em về vai trò việc học của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước trong thời đại ngày nay.
 ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm)
Câu 1: a Câu 2: d Câu 3: c Câu 4: d
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu đúng khái niệm. (0.5 điểm)
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đihay ngữ điệu cầu khiến; dùng đểra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. 
- Xác định đúng câu cầu khiến: (0.5 điểm)
 Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. 
Câu 2: 
* Về hình thức: Viết đúng hình thức là một đoạn văn: Đầu đoạn văn thụt vào, viết hoa. Viết đúng chính tả, đầu câu viết hoa. Các câu có sự liên kết.
* Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, đảm bảo các nội dung sau
a. Mở đoạn: 
Giới thiệu học sinh làm việc riêng trong giờ học
b. Thân đoạn: 
- Tình hình học sinh làm việc riêng khá phổ biến.
- Nguyên nhân: Do học sinh thiếu ý thức.
- Hậu quả: 
 + Không hiểu bài, hỏng kiến thức.
 + Học bài sẽ lâu thuộc, làm bài gặp nhiều khó khăn.
 + Chán học.
 + Bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai 
- Giải pháp:
 + Nhà trường, giáo viên: quản lí tốt giờ học, thay đổi phương pháp dạy để học sinh hứng thú học.
 + Học sinh: Ý thức hơn trong học tập.
c. Kết đoạn: 
Khẳng định lại hậu quả của việc làm việc riêng trong giờ học. Rút ra bài học.
Câu 3: 
* Về hình thức: Viết đúng hình thức là một bài văn: Bài văn gồm nhiều đoạn văn. Đầu đoạn văn thụt vào, viết hoa. Viết đúng chính tả, đầu câu viết hoa. Các câu, các đoạn có sự liên kết.
* Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, đảm bảo các nội dung sau:
a. Mở bài: Giới thiệu về vai trò của việc học của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước trong thời đại ngày nay.
b. Thân bài: 
- Tình hình phát triển của đất nước trong thời đại hiện nay.
- Vai trò của việc học đối với thế hệ trẻ.
 + Có tương lai, nghề nghiệp nuôi sống bản thân.
 + Góp phần xây dựng gia đình, xã hội...
- Xác định mục đích của việc học và đề ra phương pháp học.
- Bàn bạc về một số học sinh không chăm học.
- Ý nghĩa của việc học.
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của việc học học. Rút ra bài học.
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điễm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90’
ĐỀ 3:
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) (Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Văn bản “Thuế máu” được viết bằng tiếng nước nào? Xuất bản lần đầu tiên tại đâu?
a. Tiếng Pháp - ở Pa-ri. b. Tiếng Anh - ở Luân Đôn	
c. Tiếng Trung Quốc - ở Bắc Kinh	 d. Tiếng Việt - ở Hà Nội. 
Câu 2: Để bài văn nghị luận vừa hay, vừa sâu sắc và tăng tính thuyết phục thì phải cần kết hợp các yếu tố nào?
a. Yếu tố tự sự, thuyết minh, biểu cảm. b. Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
c. Yếu tố biểu cảm, miêu tả, thuyết minh. d. Yếu tố thuyết minh, trình bày, miêu tả.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào không có mục đích hỏi?
a. Mẹ đi chợ chưa ạ? c. Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
b. Ai là tác giả bài thơ này? d. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
Câu 4: Đoạn trích Nước Đại Việt ta khẳng định nền độc lập của đất nước ở những yếu tố nào?
a. Có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống lịch sử, phong tục tập quán riêng. 
b. Có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng.
c. Có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán.
d. Có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử riêng.
 II/ TỰ LUẬN: (9 điểm) 
 Câu 1: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ xã hội nào? (1 điểm)
 Câu 2: Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15 dòng) nêu lên lợi ích của việc đi bộ. (2 điểm) 
 Câu 3: Hãy nói “không” với tệ nạn xã hội.( Gợi ý: Viết một bài nghị luận nêu lên tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chống bày trừ như : cờ bạc, tiêm chích ma túy, nạn nghiện game,) (6 điểm) 
* ĐÁP ÁN
 I/ TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) 
Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: d
 II/ TỰ LUẬN: (9 điểm) 
Câu 1: - Vai xã hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. (0,5điểm).
 - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: (0,5 điểm).
+ Quan hệ trên dưới hay ngang bằng ( theo tuổi tác hay thứ bậc trong gia đình và xã hội).
+ Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
 Câu 2: Có thể trình bày tho các ý sau:
 - Nêu vấn đề: Đi bộ rất có lợi.(0,5 điểm)
 - Triển khai Vì sao đi bộ có lợi? (1 điểm).
 + Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh. 
 + Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngăn chặn loãng xương nhờ vận động nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và phospho được tăng cường.
 + Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt, tránh suy giảm trí nhớ. 
 + Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
 - Khẳng định lợi ích của việc đi bộ. (0,5 điểm).
 Câu 3: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 * Mở bài: (1 điểm)
 - Nêu vấn đề: Tệ nạn xã hội đang xâm nhập nhanh vào xã hội
 - Giới hạn vấn đề: Chúng gây nguy hại đến con người, trong đó nguy hiểm nhất là 
 * Thân bài: (4 điểm)
 Có thể lập luận theo hệ thống luận điểm sau :
 - Nêu định nghĩa tệ nạn xã hội là gì?
 - Nguyên nhân: do đua đòi theo chúng bạn, . . .
 - Tệ nạn xã hội gây những hậu quả nghiêm trong như thế nào? (Cá nhân, gia đình và xã hội) Vì sao chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
 - Biện pháp và những hình thức bài trừ.
 * Kết bài: (1 điểm)
 - Khẳng định những tác hại của tệ nạn xã hội.
 - Thái độ và trách nhiệm của bản thân và mọi người.
 Yêu cầu:
- Điểm 5-6: Đáp ứng các yêu cầu trên, không sai bất kì một lỗi diễn đạt nào. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục rõ ràng , chữ viết rõ, bài làm sạch.
- Điểm 4-5: Diễn đạt khá, sai lỗi chính tả không đáng kể. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ.
- Điểm 3- 3,75: sai từ 3- 5 lỗi diễn đạt, mắc nhiều lỗi chính tả (5-6 lỗi), diễn đạt tạm được, đúng đề tài, bố cục tương đối, đáp ứng được ½ nội dung, chữ viết đọc tạm được.
- Điểm 1-2: Bài viết kém, sai nhiều lỗi diễn đạt, bố cục không rõ, thiếu nội dung, chữ viết khó đọc.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90’
ĐỀ 4:
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) (Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Văn bản nào sau đây có ý nghĩa như Bản tuyên ngôn độc lập?
a. Chiếu dời đô.	b. Hịch tướng sĩ.
c. Nước Đại Việt ta.	d. Bàn luận về phép học.
Câu 2: Khi làm văn nghị luận, cần kết hợp các yếu tố nào để bài văn sinh động, hấp dẫn và thuyết phục?
a. Miêu tả.	b. Tự sự, miêu tả.
c.Biểu cảm, miêu tả.	d. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 3: “Con hứa với mẹ từ nay con sẽ học hành chăm chỉ hơn ạ!” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hỏi	.	b. Trình bày. 	c. Điều khiển.	d. Hứa hẹn.
Câu 4: Khi xa quê, tác giả rất nhớ quê, nhớ cả “cái mùi nồng mặn” của làng quê miền biển. Đó là tình cảm yêu quê tha thiết của nhà thơ:
a. Thế Lữ.	b. Tế Hanh.	c. Tố Hữu.	d. Vũ Đình Liên.
 II/ TỰ LUẬN: (9 điểm) 
Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp? (1 điểm).
Câu hỏi dành cho lớp 8.1, 8.2: Nguyễn Thiếp trình lên vua Quang Trung trong bài tấu Luận học pháp, ông đưa ra các phương pháp học tập đúng đắn và tiến bộ. Đó là những phương pháp nào? Từ thực tế học tập của bản thân, em thấy phương pháp nào là tốt nhất? (1 điểm).
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về việc “học vẹt, học tủ” của học sinh hiện nay. (2 điểm).
Câu 3: Làm văn: Câu nói của M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? (6 điểm).
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: c	 Câu 2: d 	Câu 3: d Câu 4: b
II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa văn bản. (1.0 điểm) 
Lớp 8.1, 8.2: 
- Phương pháp học tập đúng đắn và tiến bộ: (0.75 đ)
+ Học theo hệ thống. (từ thấp à cao)
+ Học rộng, hiểu sâu, tóm lược lại cho gọn.
+ Học đi đôi với hành.
- Liên hệ bản thân, kết hợp nhiều phương pháp học nhưng hữu hiệu nhất: học đi đôi với hành. (0.25đ)
Câu 2: 
* Về hình thức: Viết đúng hình thức là một đoạn văn: Đầu đoạn văn thụt vào, viết hoa, viết đúng chính tả, đầu câu viết hoa, các câu có sự liên kết.
* Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, đảm bảo các nội dung sau:
a. Mở đoạn: 
Dẫn dắt vào đề. (0.25 điểm)
b. Thân đoạn: 
 - Thực trạng hiện nay (0.25 điểm)
 - Học vẹt, học tủ là gì?(0.25 điểm)
 - Nguyên nhân (0.25 điểm)
 - Tác hại (0.5 điểm)
 - Hướng khắc phục (0.25 điểm)
c. Kết đoạn: Liên hệ về việc học đúng đắn của bản thân, lời kêu gọi (0.25 điểm)
 Câu 3: (6 điểm)
* Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 - Bài viết đủ 3 phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài.
 - Nắm vững kĩ năng làm bài, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
 - Bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ, đúng chính tả, liên kết, mạch lạc.
* Bài làm đảm bảo các ý:
 a. Mở bài : (1 điểm)
- Dẫn dắt vào vấn đề.
- Nhận định về sách, M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
 b. Thân bài: (4 điểm) Nghị luận kết hợp với tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Sách là gì? 
- Tại sao nói : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”? (Tác dụng của sách: lợi/ hại).
- Học sinh thực hiện lời dạy của M.Go-rơ-ki như thế nào ? 
 c. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định lời khuyên của M.Go-rơ-ki .
- Liên hệ giáo dục.
* Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
* Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, liên kết, đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức.
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4, 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài làm có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THAM KHAO VAN 8 HKII 15 - 16.doc