Đề 1 kiểm tra định kỳ cuối năm môn: Toán – Lớp 5 năm học 2015 – 2016 thời gian làm bài: 40 phút

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra định kỳ cuối năm môn: Toán – Lớp 5 năm học 2015 – 2016 thời gian làm bài: 40 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra định kỳ cuối năm môn: Toán – Lớp 5 năm học 2015 – 2016 thời gian làm bài: 40 phút
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
MÔN: Toán – Lớp 5
Năm học 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 40 phút
Đề Số 1
Bài 1. Rút gọn các phân số sau:
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
17 phút = .. giây
2 ngày 8 giờ = .. giờ
3 năm 6 tháng = .. tháng
5 tuần 3 ngày = .. ngày
90 phút = , giờ
4 giờ 15 phút = , giờ
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
a) 2 năm 9 tháng + 5 năm 3 tháng
b) 1,5 ngày – 28 giờ
c) 25 phút 42 giây x 7
d) 3 giờ 8 phút : 2
Bài 4. Một xe gắn máy khởi hành từ tỉnh A lúc 12 giờ 15 phút với vận tốc 36km/giờ và đến tỉnh B lúc 15 giờ 45 phút. Trên đường xe có nghỉ lại 15 phút. Hỏi tỉnh A cách tỉnh B bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 5. Cho hai phân số có tổng bằng 28/35 và tỉ số của chúng bằng 5/9 . Tìm hai phân số đã cho.
———- HẾT ———–
Đề Số 2
Bài 1. Viết các số đo sau đây dưới dạng số thập phân:
15 tấn 3 yến =  tạ
12kg11g = hg
9m3dm = m
7kg4dag = kg
14hm8dm = m
85g = kg
Bài 2. Thực hiện các phép tính sau (có đặt tính):
a) 17 giờ 36 phút : 6
b) 5 ngày 6 giờ − 2 ngày 11 giờ
c) 7 giờ 23 phút x 6
d) 24 phút 18 giây + 28 phút 48 giây
Bài 3. Tính và điền kết quả vào ô trống:
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 47% = 0,47     [ ]
b) 300% = 30    [ ]
c) 136% = 1,36    [ ]
d) 8% = 0,008    [ ]
e) 520% = 5,02    [ ]
g) 15% = 0,15    [ ]
Bài 5. Hai tỉnh A và B cách nhau 186km. Cùng lúc, một xe gắn máy đi từ A đến B và một ô tô đi từ B đến A. Chúng gặp nhau sau 2 giờ. Biết vận tốc ô tô gấp rưỡi xe gắn máy. Hỏi:
a) Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?
b) Vận tốc của ô tô tính theo km/giờ?
________ HẾT ________
Đề Số 3
Bài 1. Tính:
a) (12 phút 37 giây + 4 phút 18 giây) x 5
b) 7 giờ 35 phút + 5 giờ 43 phút
c) 27,6 giờ : 8
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ trống:
a) Muốn tính vận tốc 
b) Muốn tính quãng đường 
c) Muốn tính thời gian 
Bài 3. Tính (có đặt tính):
a) 1342,5 + 516,167
b) 9,75 x 15
c) 7,395 : 0,85
d) 84,325 – 17,40
Bài 4. Với 18kg trái cây, mẹ tôi làm được 36 lọ mứt. Tính xem nếu mẹ tôi làm thêm 21 lọ nữa thì phải mua thêm bao nhiêu ki-lô-gam trái cây?
Bài 5. Một con thuyền khi ngược dòng có vận tốc là 6,8km/giờ. Biết vận tốc của dòng nước 1,7km/giờ. Tính vận tốc của thuyền khi xuôi dòng.
______ HẾT _____
Đề Số 4
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô [ ]:
a) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 3 giờ 45 phút  [ ]
b) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 6 giờ 15 phút  [ ]
c) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 225 phút   [ ]
Bài 2. Tính:
Bài 3. Tìm x:
a) x x 5,84 x 9,16
b) x x 0,35 x 2,55
Bài 4. Một người đi bộ trong 3,6 giờ được 12,5km. Hỏi người đó đi trong 1,8 giờ thì được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 5. Một xe máy đi từ C đến B với vận tốc 32km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách C 48km đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Tính thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy.
_____ HẾT ____
Đề Số 5
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 năm = /  thế kỉ
178 giây =  phút  giây
1 giờ = /  ngày
216 phút =  giờ  phút
1 giây =  / phút
19 tháng = năm  tháng
Bài 2. Tính:
Bài 3. Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
3/4 giờ =                   22/8 kg = 
4/5 phút =                9/6 giờ = 
Bài 4. Quãng đường AB dài 72km. Hai xe đạp và xe gắn máy khởi hành cùng một lúc ngược chiều nhau với vận tốc không đổi. Hai xe gặp nhau sau 2 giờ 15 phút và khi đó xe đạp đã đi được 27km. Tính vận tốc của mỗi xe.
Bài 5. Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 154m, chiều rộng kém chiều dài 9m. Tính diện tích miếng đất hình chữ nhật đó.
_____ HẾT ____
MÔN: TOÁN – KHỐI 5
Thời gian : 45 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm )
KHOANH VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. 3 giờ 28 phút + 5 giờ 52 phút = 
a. 9 giờ 20 phút    b. 9 giờ 30 phút          c. 8 giờ 20 phút
2. 19 năm 2 tháng – 6 năm 11 tháng = 
a. 12 năm 9 tháng   b. 12 năm 3 tháng     c. 13 năm 3 tháng
3. 5 phút 18 giây x 5 = ..
a. 25 phút 80 giây    b. 25 phút 30 giây    c. 26 phút 30 giây
4. 16 giờ 3 phút : 3 = 
a. 5 giờ 19 phút       b. 5 giờ 21 phút       c. 5 giờ 20 phút
Câu 2: (1 điểm)  Điền số thích hợp vào chỗ chấm :                     a. 1,5 giờ =  . phút         c.   8,3 giờ = .giờ .. phút
b. 3 ngày 2 giờ  = ..giờ          d.  1 giờ 15 phút = giờ
Câu 3:  (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức.
a. ( 59,6 + 19,44 ) x 2           b.    3,4 x 5 + 12,4 : 4
Câu 4 :  (2 điểm ) Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật, có chiều dài 2,8 m, chiều rộng 1,4 m.  Chiều cao 1,3 m. Tính thể tích bể nước ?
Câu 5:  (3 điểm) Lúc 6 giờ 30 phút, một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút , một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng?
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Câu 1: ( 2 điểm – mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1. (a) 9 giờ 20 phút           2. (b)   12 năm 3 tháng
3. (c) 26 phút 30 giây        4.  (b)    5 giờ 21 phút
Câu 2: ( 1 điểm – mỗi ý đúng 0,25 điểm))
a. 90 phút                 c.   8 giờ 18 phút
b. 74 giờ                  d. 1,25 giờ
Câu 3: ( 2 điểm – mỗi ý 1 điểm)
( 59,6 + 19,44 ) x 2                                 3,4 x 5 + 12,4 : 4
= 79,04 x 2                                              = 17 + 3,1
= 158,08                                                 =  20,1
Câu 4: (2 điểm )
Giải
Thể tích bể nước là : (0,5 điểm)
2,8 x 1,4 x 1,3 =  5,096 m3 ( 1 điểm)
Đáp số :   5,096 m3   (0,5 điểm)
Câu 5: ( 3 điểm )
Đúng một lời giải và một phép tính 0,5 điểm
Đáp số đúng 0,5 điểm
Giải
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là:
8 giờ 30 phút – 6 giờ 30 phút  = 2 (giờ)
Quãng đường hai xe cùng chạy cách nhau là:
45 x 2 = 90 ( km)
Mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng là :
60 – 45 = 15( km/giờ)
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là:
90 : 15 = 6 ( giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là :
8 giờ 30 phút + 6 giờ =  14 giờ 30 phút
                                                          Đáp số : 14 giờ 30 phút.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
MÔN: Tiếng Việt – Lớp 5
Năm học 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 80 phút
I- Đọc thành tiếng (5điểm)
– Giáo viên cho HS gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 19 đến tuần 27 SGK Tiếng Việt 5 – Tập II, trả lời câu hỏi theo quy định.
II- Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” (SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:
1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
A. Nghĩa Lĩnh.    B. Ba Vì.      C. Tam Đảo.
2. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cả hai cách trên.
5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.     B. So sánh.       C. Ẩn dụ.
6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.
B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.
C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.
7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?
A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
C. Kết thúc câu.
9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vời vợi?
A. Vun vút        B. Vời vợi         C. Xa xa
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm) Nghe – viết: Bài Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 88) GV đọc cho HS viết đoạn Từ ngày còn ít tuổi đến hóm hỉnh và tươi vui
II . Tập làm văn (5 điểm) Tả một cây cho bóng mát mà em thích.
Đáp án và hướng dẫn làm bài
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thầm: (5 điểm) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng. Câu 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10 khoanh vào trước ý với câu trả lời đúng: mỗi bài được 0,5 điểm. Câu 5,7 khoanh vào trước ý trả lời đúng: Mỗi bài được 1 điểm.
Câu 1: A. Nghĩa Lĩnh.
Câu 2: C. Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 3: C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: B. Bằng cách lặp từ ngữ.
Câu 5: B. So sánh.
Câu 6: C. Bằng cách nối trực tiếp,không cần từ nối.
Câu 7: A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
Câu 9: B. Vời vợi
Câu 10: C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I/ Chính tả: (5 điểm) – Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm. – Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. bị trừ 1 điểm toàn bài.
II- Tập làm văn (5đ)
Tả một cây cho bóng mát mà em thích
Tán lá bàng xanh che mát tuổi học trò. Hạt nắng ngẩn ngơ rơi trên đôi vai nhỏ. ” Ngày nào đến trường, em cũng cùng chúng bạn vui chơi dưới bóng mát của tán lá bàng. Cây bàng già trong sân trường đã trở thành người bạn thân thiết của đám trò nhỏ chúng em từ lúc nào không hay.
Nhìn từ xa, cây bàng đại thụ sừng sững như một chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây to, vòng tay em ôm không xuể. Cây được khoác trên mình một chiếc áo màu nâu đen, sần sùi, mốc thếch, sứt sẹo, dấu vết của những năm tháng dãi dầu mưa nắng. Gốc cây phình ra, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang bò. Cành bàng có hết tầng lá này đến tầng lá kia che kín không cho một tia nằng nào rọi được xuống sân trường để cho chúng em chơi đùa. Tới mùa xuân, chỉ một đêm, những chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả những cành to, cành nhỏ. Mùa hè, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu! Sang thu, lá của nó ngả thành màu hung hung vàng và bắt đầu rụng xuống. Cái màu hung hung vàng kì diệu không thể thấy ở bất cứ cây nào khác, càng nhìn càng đẹp. Đến mùa đông, cây bàng trụi lá chỉ còn trơ lại các cành khẳng khiu in trên nền trời  trong xanh. Hoa bàng nhỏ, trắng, xinh xinh. Quả bàng chín, màu vàng rực to bằng quả ổi, lấp ló sau những cái lá như chơi trốn tìm. Vào buổi bình minh, ông mặt trời nhô lên chiếu những tia nắng xen qua lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cành hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng con gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây bàng lắm, vì bàng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm lá bàng rơi thật thích thú biết bao!
_____ HẾT ____
MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 5
(PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THẦM TRẢ LỜI CÂU HỎI)
Thời gian : 20 phút
Đọc thầm Bài : CON GÁI   ( TV5 – Tập 2 trang 112)
 Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì  Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn.
Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã cặm cụi về tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!
Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm mơ vào lòng, thủ thỉ: “Đừng vất vả thế để sức mà lo học, con ạ!” Mơ nép vào ngức mẹ thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.
Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía.
Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”
(Theo ĐỖ THỊ THU HIỀN)
Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời các câu hỏi sau đây :
Câu 1:  (0,5 điểm) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?
Câu 2:  (0,5điểm) Mơ đã nói gì với mẹ khi được mẹ ôm em vào lòng ?
Câu 3:  (0,5 điểm) Dì Hạnh đã khen ngợi Mơ như thế nào ?
Câu 4:  (1điểm)  Xác định các thành phần của câu
Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi.
Câu 5:  (1 điểm ) Nêu tác dụng dấu phẩy trong câu
“ Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước”
Dấu phẩy thứ nhất:        .
Dấu phẩy thứ hai:  ..
MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 5 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT)
Thời gian :   60 phút
( Không kể thời gian chép đề)
I)  Chính tả:  (2 điểm)
Nghe –viết:  Bài:  Tà áo dài Việt Nam (TV 5 Tập 2 trang 122 )
( từ Áo dài phụ nữ .đến chiếc áo dài tân thời.)
II ) Tập làm văn:  (3 điểm).
Đề bài:  Tả quang cảnh trường em trước buổi học .
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ  –  KHỐI 5.
THỜI GIAN LÀM BÀI 30 PHÚT
 I. PHẦN ĐỊA LÝ:  5 điểm
KHOANH VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: (1 điểm ) Châu Á có đủ khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, hàn đới ?
A.  Do Châu  Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
B.  Do Châu Á trải dài từ gần cực Bắc quá đến xích đạo.
Câu 2: (1 điểm ) Quốc gia nào là láng giềng của Việt Nam?
A.  Liên Bang Nga.
B. Trung Quốc
Câu 3: (1 điểm )  Điền từ vào chỗ trống :
Châu Á có số  dân  thế giới . Người dân sống tập trung tại các  châu thổ  và sản xuất  ..  là chính.
Một số nước phát triển công nghiệp khai thác.như Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 4: (2 điểm) Kể tên các châu lục và các đại dương trên Trái Đất ?
II. LỊCH SỬ : 5 điểm
KHOANH VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1: (0,5 điểm)  Nội dung hiệp định  Giơ – ne – vơ về Việt Nam là:
A. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam Bắc
B. 2 miền Nam Bắc thống nhất.
Câu 2: (0,5 điểm) Ý nghĩa lịch sử ngày 30-4-1975?
A. Cách Mạng Tháng 8 thành công.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi. Nước Việt Nam được thống nhất và độc lập.
Câu 3 : (0,5 điểm )  Năm 1959 Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm:
a)  Phục vụ công nghiệp hóa  hiện đại hóa .
b) Tạo điều kiện  cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam .
Câu 4: (0,5điểm) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào tháng năm nào?
a) Ngày 7-5-1954
b) Ngày 5-7-1954
Câu 5: (3điểm) Quốc hội Việt Nam khoá VI đã có những quyết định quan trọng nào?
ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: Từ cần điền là:
Đông nhất;   Đồng bằng;   Nông nghiệp;   Khoáng sản
Câu 4:
Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực
Các đại dương là: Ấn Độ Dương; Bắc Băng Dương; Đại Tây Dương; Thái Bình Dương.
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (0,5đ) ý A
Câu 2: (0,5đ) ý B
Câu 3: (0,5đ) ý B
Câu 4 : (0,5) ý A
Câu 5: (3đ)
Lấy tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
– Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng
– Quốc ca là bài: Tiến Quân Ca
– Thủ đô: Hà Nội
– Thành phố Sài Gòn-Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
– Quy định quốc huy.
MÔN: KHOA HỌC – KHỐI 5
Thời gian : 30 phút
Câu 1:  (2 điểm) Kể tên một số chất đốt mà em biết ? Chất đốt nào ở thể rắn? Chất đốt nào ở thể lỏng? Chất đốt nào ở thể khí ?
Câu 2:  (1điểm) Em cần làm gì để tránh lãng phí điện ?
Câu 3: (2 điểm) Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì khác ?
Câu 4 : (2điểm) Ruồi và gián có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
Câu 5: (1,5 điểm) Việc phá rừng ồ ạt dẫn đến hậu quả gì  ?
Câu 6:  (1 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?
.
Câu 7: (0,5 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC
Câu 1:  ( 2 điểm )   Một số chất đốt là : củi, tre, rơm, rạ, than, dầu, ga .
– Chất đốt ở thể rắn là: củi, tre, rơm, rạ lá cây ..
– Chất đốt ở thể lỏng là:  dầu
– Chất đốt ở thể khí là: ga
Câu 2:  ( 1 điểm )  Ta cần sử dụng điện hợp lý, tránh lãng phí. Để tránh lãng phí điện, cần chú ý:
+ Chỉ dung điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt quạt, ti vi, đèn 
+ Tiết kiệm điện khi đun nấu, là (ủi ) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện.
Câu 3: ( 2 điểm )
– Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ , có hương thơm , mật ngọt  hấp dẫn côn trùng.
– Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, không có hương thơm mật ngọt, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có  như ngô, lúa , các cây họ đậu .
Câu 4: ( 2 điểm )
– Ruồi đẻ trứng . Trứng nở ra dòi , dòi hoá nhộng , nhộng nở thành ruồi con.
– Gián đẻ trứng . Trứng gián nở thành gián con .
Câu 5: ( 1,5 điểm )
Việc phá rừng ồ ạt dẫn đến hậu quả là:
– Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt , hạn hán xảy ra thường xuyên;
– Đất bị xói mòn trở nên bạc màu ;
– Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài đã bị tuyệt chủng và  một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .
Câu 6: ( 0,5 điểm )
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác , sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
Câu 7: (1 điểm)
Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt;  môi trường bị ô nhiễm ; suy thoái đất , lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên ; môi trường bị phá hủy  gây biến đổi khí hậu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_TOAN_TIENG_VIET_KHOA_SU_DIA_5_CUOI_KY_2.doc