Đề 1 kiểm tra cuối kỳ 1 – Năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt (đọc- hiểu) - thời gian: 25 phút ( không kể thời gian phát đề)

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra cuối kỳ 1 – Năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt (đọc- hiểu) - thời gian: 25 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra cuối kỳ 1 – Năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt (đọc- hiểu) - thời gian: 25 phút ( không kể thời gian phát đề)
Trường Tiểu học Ninh Vân
Lớp 4......
Họ tên:...................................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt (đọc- hiểu) - Thời gian: 25 phút
( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày kiểm tra: 30/12/2015
Điểm:
Lời nhận xét của thầy (cô)
..
Bài đọc thầm: Câu chuyện về túi khoai tây
	Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .”
Lại Thế Luyện
A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm.
	HS đọc thầm bài “ Câu chuyện về túi khoai tây ” sau đó chọn và khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì ?
A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?
A. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.
B. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.
C. Cả hai ý trên.
Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ?
A. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.
B. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
C. Cả hai ý trên.
Câu 4: Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì đặc biệt ?
A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
B. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
C. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.
B. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
C. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.
Câu 6: Dấu ngoặc kép được sử dụng trong bài để làm gì ?
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B. Dẫn lời nói trực tiếp của thầy giáo.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 7: Hãy đặt 2 câu hỏi:
a) Câu hỏi để hỏi bạn em về điều em chưa biết.
.................................................................
b) Câu hỏi để hỏi chính mình.
.................................................................
---Hết---
TRƯỜNG TH NINH VÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt (viết) - Lớp 4 
Thời gian: 50 phút ( Không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 30/12/2015
B. Phần viết
1. Chính tả (Học sinh viết trong thời gian 15 phút)
Giáo viên đọc bài chính tả (Nghe - viết) cho học sinh viết. 
Cây bút máy
 	Hồi học lớp Hai, em thường ao ước có một cây bút máy nhưng bố em bảo: “Bao giờ lên lớp Bốn hãy dùng, con ạ!” Rồi ngày khai giảng lớp bốn đã đến, bố em mua cho em một cây bút máy bằng nhựa.
	Cây bút dài gần một gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ. Chất nhựa bút vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng. Nắp bút màu hồng, có cái cài bằng sắt mạ bóng loáng.
	 Theo Nguyễn Văn Khiêm
2. Tập làm văn ( 35 phút)
	Đề bài: Em hãy viết một lá thư thăm người bạn ở xa và nói về ước mơ của em.
---Hết---
TRƯỜNG TH NINH VÂN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CKI
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
 Năm học 2015 - 2016
A. Phần đọc
1. Đọc thành tiếng: 5 điểm 
2. Đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm (5 điểm)
Học sinh đọc hiểu và khoanh vào chữ trước ý đúng của mỗi câu. Nếu 1 câu hỏi học sinh khoanh vào hai chữ (ý) thì không được điểm câu đó. Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
A
B
Câu 7: Đặt câu hỏi đúng theo yêu cầu đề, có từ dùng để hỏi và dấu chấm hỏi cuối câu. Mỗi câu đúng là 1 điểm.
B. Phần viết
1. Chính tả: ( 5 điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, cho 5 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,5 điểm.
- Viết sai 3 dấu thanh, tính 1 lỗi, trừ 0,5 điểm.
- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm ). 
2.1. Yêu cầu chung: Học sinh viết được một bài văn thể loại viết thư để hỏi thăm bạn và nói lên được mơ ước của em. Trọng tâm là hỏi thăm và nói lên mơ ước của mình. Cách dùng từ, đặt câu đúng và rõ ý, không sai ngữ pháp, nội dung mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân thật, đúng đắn, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ, không sai lỗi chính. 
2.2. Biểu điểm
a. Nội dung:
- Điểm 5: Bài viết được một bức thư thể hiện đầy đủ yêu cầu trọng tâm một cách cụ thể, sinh động, liên kết câu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân thật và đúng đắn.
- Điểm 4- 4,5: Bài viết được một bức thư thể hiện đầy đủ yêu cầu trọng tâm một cách cụ thể, liên kết câu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân thật, đúng đắn.
- Điểm 3-3,5: Bài viết thể hiện đầy đủ các ý cơ bản. Bài diễn đạt khá trôi chảy có tình cảm chân thật và đúng đắn.
- Điểm 1.5-2,5: Bài viết thể hiện đủ các ý cơ bản. Diễn đạt chưa mạch lạc, liên kết câu còn rời rạc, lan man.
- Điểm 0.5 - 1: Không viết được hoặc viết không tròn câu, không đủ ý diễn đạt lủng củng, ý, từ, câu lan man.
b. Hình thức: 
- Trừ 0.5 điểm: Những bài làm trình bày bẩn, chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc trên 6 lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
2.3. Cách cho điểm: Cho điểm phần nội dung trước rồi căn cứ vào mức độ ở phần hình thức mà trừ điểm. Kết quả là điểm bài tập làm văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KT_TV_4_CKI.docx