UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Sử 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 03 câu) Câu 1 (3 điểm) Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nhân dân ta. Chính sách nào là thâm hiểm nhất ? Câu 2 (4 điểm) Em hãy trình bày diến biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Câu 3 (3 điểm) Theo em sau hơn một ngàn năm Bắc Thuộc tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán nào ? Ý nghĩa của điều này? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử 6 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3đ’) - Chính trị : Thực hiện phân biệt đối xử giữa người Việt và người Hán, (người Hán nắm mọi chức vụ quan trọng từ cấp huyện trở lên.) - Kinh tế: Ra sức vơ vét, bóc lột nặng nề,( bắt dân ta phải nộp nhiều loại thuế , lao dịch và cống nộp những sản vật quý.) - Văn hoá : Thực hiện “đồng hoá dân tộc”một cách triệt để và sâu sắc. - Chính sách thâm hiểm nhất là “đồng hoá dân tộc” 0,75 0,75 0,75 0,75 Câu 2 (4đ’) *Diễn biến: - Cuối năm 938 quân của Lưu Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nước ta. - Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhử địch vào bãi cọc. - Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chóng không nổi phải rút chạy ra biển. Quân Nam Hán rối loạn thuyền va vào bãi cọc nhọn vỡ tan tành, quân ta xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. - Quân giặc bị thiệt hại đến quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng. * Kết quả: - Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. * Ý nghĩa: - Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước. 0,5 0,5 1 0,5 0,5 1,0 Câu 3 (3đ’) - Nhân dân ta vẫn giữ tiếng việt, phong tục và tập quán cổ truyền, cũng như nếp sống riêng của tổ tiên từ ngàn xưa. - Như tục nhuộm răng, ăn trầu vào dịp cưới hỏi, đặc biệt là làm bánh trưng và bánh giầy, lối sống cần cù, giản dị và tình cảm tương thân - tương ái của con người Việt Nam - Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống (bản sắc vãn hoá của dân tộc ta không gì có thể tiêu diệt được). 1,0 1,0 1,0
Tài liệu đính kèm: