Chuyên đề Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta" thông qua bài dạy: " Nhiên liệu- Hóa học 9

docx 18 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1123Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta" thông qua bài dạy: " Nhiên liệu- Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta" thông qua bài dạy: " Nhiên liệu- Hóa học 9
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1)Tên hồ sơ dạy học
Chủ đề:
" Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta" thông qua bài dạy: " Nhiên liệu- Hóa học 9"
2)Mục tiêu dạy học
 a. Kiến thức: HS nắm được
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Nhiên liệu có các dạng phổ biến như: Rắn, lỏng, khí. Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số dạng nhiên liệu quan trọng.
- Cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.
- Các dạng năng lượng mà con người đang sử dụng hiện nay gồm có hai loại đó là: Năng lượng không tái tạo gồm năng lượng nguyên tử, năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo(hay tái sinh) gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt và sinh khối.
b. Kĩ năng: 
-Thảo luận nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong bài học.
- Phân biệt các dạng năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của con người.
c. Thái độ:
- Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, tránh những tác hại do việc sử dụng các nguồn năng lượng không đúng mục đích và không hiệu quả.
- Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
d. Tích hợp kiến thức liên môn:
 +Môn Địa lí: HS nắm được trữ lượng than đá và dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở đâu, vị trí địa lý của các quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng mới ví dụ như đất nước có nhiều giờ nắng thích hợp để sản suất năng lượng mặt trời, đất nước có biển thích hợp phát triển năng lượng gió, thủy triều, sóng biển...
+ Môn Vật lí 9: Kiến thức tích hợp từ các bài học: 
-Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng.
-Bài 61: Sản xuất điện năng- nhiệt điện và thủy điện.
 -Bài 62: Điện gió- Điện mặt trời- Điện hạt nhân.
 	HS biết năng lượng không tự mất đi mà nó chuyển từ dạng này sang dạng khác. Các nguồn năng lượng đều có thể chuyển hóa thành điện năng, điện năng là dạng năng lượng sử dụng thuận tiện nhất. Phân tích ưu, nhược điểm khi sản xuất các nguồn năng lượng để chuyển hóa thành điện năng.
+ Môn GDCD: Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng.Tuyên truyền vận động gia đình và những người xung quanh cùng sử dụng năng lượng có mục đích và hiệu quả. HS được tìm hiểu Luật " Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" được quốc hội thông qua năm 2010.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: HS nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là do hoạt động sản xuất của con người đã sử dụng và khai thác quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. HS ý thức hành động để bảo vệ môi trường như là:
Có thái độ thân thiện với môi trường và có ý thức hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
+ Âm nhạc: HS được thưởng thức bài hát" Tiết kiệm năng lượng bạn ơi!- Sáng tác: Đoàn Đức Yên Khang", từ lời bài hát hướng tới hành động tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày của HS.
3. Đối tượng dạy học
- Đối tượng dạy học của dự án là HS khối 9: Lớp 9B, số lượng: 32 em.
- Một số đặc điểm của HS đã được học theo dự án:
	+ Dự án mà tôi thực hiện là khi dạy bài 41- Nhiên liệu- môn Hóa học 9. Trước khi dạy hầu hết HS còn chưa biết có các dạng năng lượng nào, chưa biết phân loại chúng, vì sao phải tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
	+ Thông qua bài học giúp cho các em hiểu rõ vấn đề sử dụng năng lượng để cho hành tinh của chúng ta thêm xanh như thế nào, từ vấn đề thực tiễn đó hướng đến hành động của các em trong cuộc sống hàng ngày.
4. Ý nghĩa, vai trò của dự án
Qua thực tế của quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Để làm được vấn đề này đòi hỏi người GV bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải hiểu biết các môn học khác có liên quan, để tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề, tình huống đặt ra trong môn học của mình một cách hiệu quả nhất.	
Là một GV nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc dạy học tích hợp liên môn với chủ đề: " Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta"thông qua bài dạy: " Nhiên liệu- Hóa học 9". Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp HS nắm được năng lượng là rất cần thiết cho sự sống trên hành tinh của chúng ta, nhưng hiện nay chúng ta sử dụng 1 cách lãng phí các nguồn năng lượng đó.Vấn đề đặt ra phải tìm ra các nguồn năng lượng mới là vấn đề cấp bách của nhân loại, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: -Biểu đồ hàm lượng cacbon trong các loại than và biểu đồ năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông thường.
Tranh ảnh về các dạng năng lượng.
Videoclips VTV2: "Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả" và bài hát	:" Tiết kiệm năng lượng bạn ơi!- ST: Đoàn Đức Yên Khang"
Phiếu học tập.
 Máy chiếu, loa ngoài.
HS: GV giao nhiệm trước để tìm hiểu các nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng hiện nay, nêu được ưu điểm và nhược điểm của các nguồn năng lượng đó, sưu tầm tranh ảnh minh họa ( xem các bài 60,61,62 môn Vật lý 9)
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
 + Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong dạy bài mới
 + Bài mới:
GV vào bài: 
Trong hành tinh của chúng ta sự sống tồn tại được nhờ có nguồn tài nguyên nước và năng lượng. Năng lượng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Sự cạn kiệt dần nguồn năng lượng của Trái đất đang trở nên hết sức cấp bách không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới mà còn đe dọa hòa bình, an ninh quốc gia. Nguồn năng lượng mà chúng ta sử dụng nhiều nhất hiện nay sắp dần cạn kiệt và còn gây hại đến môi trường. Vì vậy " Vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta" là mối quan tâm của mỗi quốc gia. Vậy gồm có những dạng năng lượng nào, vì sao chúng ta phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các em được biết thông qua bài học " Nhiên liệu" hôm nay. 
Hoạt động 1: I. Nhiên liệu là gì?
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
GV: Tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập 1
GV: Chiếu Phiếu học tập 1 lên màn hình
Phiếu học tập 1: Hãy thảo luận nhóm về các vấn đề sau:
1.Nhiêu liệu là gì? Vai trò của nhiên liệu trong cuộc sống?
2.Điện được dùng để thắp sáng và đun nấu. Vậy điện có phải là một dạng nhiên liệu không?
HS: Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến, nhóm khác bổ sung.
GV: Hệ thống, chỉnh lí các ý kiến của HS và chốt lại kiến thức.
- Điện là một dạng năng lượng không phải là nhiên liệu.
I.Nhiên liệu là gì?
- Nhiên liệu là chất cháy được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
- Nhiên liệu có vai trò rất quan trọng trong đời sống và SX.
Hoạt động 2: II.Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
GV thông báo: Dựa vào trạng thái tồn tại của nhiên liệu mà người ta phân chia thành 3 loại rắn, lỏng, khí. Hãy đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập 2
GV: Chiếu phiếu học tập 2 và sau đó chiếu 2 biểu đồ hình 4.21 và 4.22 SGK
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Phiếu học tập 2: 
1.Nhiên liệu rắn gồm loại nào? Than mỏ có các loại nào? Loại nào có hàm lượng cacbon lớn nhất? Nhỏ nhất? Chúng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nào?
2.Vì sao gỗ ít sử dụng làm nhiên liệu?
3.Nhiên liệu lỏng gồm các loại nào? Chúng được sử dụng trong lĩnh vực nào?
4.Nhiên liệu khí gồm các loại nào? Chúng được sử dụng trong lĩnh vực nào?
5.Dạng nhiên liệu nào sử dụng có lợi nhất về năng lượng và ít gây ô nhiễm môi trường?
6.Than đá, dầu mỏ tập trung nhiều nhất trên thế giới ở đâu? Chúng có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Sử dụng chúng có ảnh hưởng gì đến môi trường không? Vì sao?
HS: Thảo luận nhóm trả lời, đại diện mỗi nhóm trả lời từng câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
-Các câu hỏi 1,2,3,4,5 HS nghiên cứu TT SGK trả lời.
Vận dụng kiến Địa lí, BVMT, biến đổi khí hậu trả lời câu hỏi 6:
+ Than đá tập trung nhiều nhất ở Bắc bán cầu, trong đó gồm các nước: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Ba Lan, Canada.
+ Dầu mỏ tập trung lớn nhất ở các nước Châu Mĩ và Trung Đông. 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới gồm: Ả-rập-xê-ut,Venezuela, Canada, Iran, Iraq, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất(UAE), Nga, Libya, Nigeria.
+ Dầu mỏ và than đá không phải là vô tận, chúng sắp dần cạn kiệt. Sử dụng chúng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì khi cháy chúng tạo ra các chất khí CO2, SO2, CO... là những khí nhà kính làm trái đất của chúng ta nóng lên dẫn đến biến đổi khí hậu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống trên hành tinh của chúng ta. 
GV liên hệ thực tế vấn đề tàn phá môi trường khi thai thác và sử dụng than đá như sau:
GV: Chiếu lên màn hình hình ảnh khai thác than đá, nguồn điện sản xuất chủ yếu từ nhà máy nhiệt điện được sử dụng nhiên liệu từ than đá tạo khí thải gây ô nhiễm không khí và tàn phá môi trường .
GV thông báo:
-Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt vói thách thức từ biến đổi khí hậu. Sự nóng lên của Trái đất, ô nhiễm không khí, nguồn nước, ô nhiễm đất.. đang dần đẩy con người tới bước đường diệt vong. Nguyên nhân không đâu khác chính là hoạt động sản xuất vắt kiệt nguồn tài nguyên. Trong đó điển hình là khai thác và sử dụng quá mức các nhiên liệu hóa thạch.
- Than đá là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đá đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. 
-Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn - gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than đá được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp.  
- Đối với môi trường, khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai, sạt lở đất, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và nguồn nước và thiêu chết lớp thực vật trên bề mặt. 
GV: Mở rộng kiến thức hiểu biết cho HS
- Hằng năm Liên Hợp Quốc tổ chức '' Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu viết tắt là COP". Năm 2015, COP 21 được tổ chức tại thủ đô Paris- Pháp, COP 21 là hội nghị quan trọng vì mục tiêu đi đến thỏa ước quốc về khí hậu, các nước tham gia hội nghị ký cam kết cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái đất nóng lên, nhằm giới hạn nhiệt độ Trái đất nóng lên không quá 2oC.
 - Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, phát thải 50% lượng khí thải CO2 cũng đã ký cam kết cắt giảm ở mức cao đóng góp tích cực vào việc giảm thải khí CO2 ra bầu khí quyển.
II.Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Hình 4.21: Hàm lượng cacbon trong các loại than
Hình 4.22: Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông thường
Nhiên liệu
Rắn
Lỏng
Khí
(Than mỏ và gỗ) (Xăng, dầu) (Thiên nhiên, mỏ dầu, lò cao, khí than...)
Khai thác than đá
40% điện năng sử dụng trên toàn thế giới SX chủ yếu từ than đá.
Đối với không khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ kinh hoàng. Khí CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là nguyên nhân làm Trái đất nóng lên một cách nhanh chóng.
Một vùng đất khô cằn không thể trồng trọt tiếp vì nằm cạnh một nhà máy sản xuất than ở Trung Quốc.
Hoạt động 3: III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
GV nêu vấn đề: Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn gây lãng phí nhiên liệu và làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy sử dụng hiệu quả nhiên liệu phải làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng được nhiệt lượng do quá cháy tạo ra. Theo các em làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn?
GV: Chiếu phiếu học tập 3 lên màn hình, tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau
Phiếu học tập 3: Em hãy giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế sau:
a.Khi đun củi cháy có nhiều khói đen cần thổi thêm không khí vào bếp.
b.Viên than tổ ong có nhiều lỗ bên trong.
c.Khúc gỗ to cần chẻ nhỏ trước khi đun.
d.Khi ninh, hầm thức ăn cần vặn nhỏ bếp gas hoặc đậy nắp cửa lò bếp than...
HS: Đại diện trả lời
GV: Khuyến khích HS đưa ra các tình huống thực tiễn và vận dụng để giải thích các tình huống đó. 
GV: Hệ thống 3 yêu cầu cần đảm bảo để sử dụng nhiên liệu hiệu quả:
+Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy vì quá trình cháy có phản ứng hóa học các chất nhiên liệu với oxi trong không khí.
+ Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi vì khi tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
+ Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng tỏa ra và chống lãng phí nhiên liệu.
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
1.Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy .
2.Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.
3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề năng lượng cho hành tinh xanh của chúng ta?
GV nêu vấn đề:
" Như các em đã biết các loại nhiên liệu đang sử dụng nhiều nhất hiện nay như dầu mỏ, khí gas, than đá những loại nhiên liệu này gọi là nhiên liệu hóa thạch. Các nguồn năng lượng hóa thạch này không phải vô tận mà có hạn. Theo thống kê trên thế giới với mức tiêu thụ như hiện nay chỉ trong vòng 60 năm nữa nguồn dầu mỏ sẽ cạn kiệt và than đá chỉ còn khai thác trong khoảng 200 năm nữa. Mặt khác khi sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch này gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì nó thải ra các chất thải ảnh hưởng đến môi trường.
Mời các em xem đoạn videoclips" VTV2- Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả" để chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến môi trường"
GV hỏi: Qua đoạn videoclips trên nói lên điều gì?
HS: Đó là hậu quả của việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường sống trên hành tinh của chúng ta , là hệ lũy của biến đổi khí hậu gây hiện tượng lũ lụt,hạn hán, bão, sóng thần, nước biển dâng.....mà con người đang phải đối mặt.
GV nêu vấn đề: Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức như tăng dân số, các nguồn năng lượng cạn kiệt dần, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng tăng... Vì vậy con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lượng hóa thạch và nhưng phải thân thiện với môi trường. Vậy những nguồn năng lượng mới đó là những nguồn năng lượng nào, chúng ta tìm hiểu qua trò chơi giải ô chữ sau sau"
GV: Chiếu ô chữ trên màn hình, yêu cầu các nhóm thảo luận đi tìm từ chìa khóa của ô chữ.
GV: Từ chìa khóa gồm 7 chữ cái, để tìm được nội dung của từ chìa khóa các em phải mở được các ô chữ hàng ngang, là những gợi ý quan trọng của từ chìa khóa.
HS: Thảo luận nhóm để trả lời các hàng ngang của ô chữ .
GV: Hàng ngang số 1: Gồm 3 chữ cái:
 " Hiện tượng không khí di chuyển từ khu vực có khí áp cao về khu vực khí áp thấp gọi là gì?"
HS: Vận dụng kiến thức môn Địa lý trả lời: "GIÓ"
GV:Hàng ngang số 2: Gồm 5 chữ cái: " Đất nước được mệnh danh là xứ sở hoa Tuy- líp là đất nước nào?
HS: Trả lời: "HÀ LAN"
GV: Hàng ngang số 3: Gồm 8 chữ cái: " Dạng năng lượng nào có thể chuyển hóa thành nhiệt năng, quang năng và cơ năng?
HS: Vận dụng kiến thức môn Vật lý trả lời: "ĐIỆN NĂNG"
GV: Hàng ngang số 4: Gồm 4 chữ cái: " Năng lượng ít gây ra ô nhiễm môi trường còn gọi là năng lượng...."
HS: Trả lời: "SẠCH"
GV: Nếu HS giải xong ô chữ và vẫn chưa tìm được từ chìa khóa, GV cho thêm 1 gợi ý sau: Gồm 7 chữ cái " Đây được xem là nguồn năng lượng sạch nhất?
HS: Tìm được từ chìa khóa là: " ĐIỆN GIÓ"
GV: Chiếu lên màn hình, hình ảnh cối xay gió ở Hà Lan
GV tổng kết trò chơi ô chữ:
 Khi đến thăm đất nước Hà Lan hầu hết du khách đều bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lãng mãn, dịu dàng, thơ mộng cùng với bầu không khí trong lành, đường phố xanh sạch. Đặc biệt được ngắm nhìn những chiếc cối xay gió, cối xay gió là một trong những biểu tượng của đất nước Hà Lan. Đã từ rất lâu, người dân Hà Lan đã biết cách dùng năng lượng của gió biến thành các dạng năng lượng khác chẳng hạn như điện năng gọi là điện gió. 
 Điện gió được xem một trong dạng năng lượng sạch nhất. Ngày nay rất nhiều quốc gia đã sử dụng điện gió, điện mặt trời để thay thế các dạng năng lượng hoá thạch sắp cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. Trong đó Việt Nam chúng ta cũng đang xây dựng các nhà máy điện gió, sử dụng pin mặt trời " Vì một Việt Nam thêm xanh"
GV: Nhà máy điện gió đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng ở đâu?
GV: Chiếu lên hình ảnh nhà máy điện gió ở Bình Thuận và hướng dẫn HS trả lời:
-Nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động là nhà máy điện gióTuy Phong ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 18/04/2012 với công suất 30MW. Ngoài ra có nhà máy điện gió trên biển ở Việt Nam tại tỉnh Bạc Liêu hoạt động vào năm 2013.
GV chiếu lên màn hình câu hỏi sau: 
1.Em hãy kể tên các nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng hiện nay?
2. Năng lượng được chia làm mấy loại? Ví dụ ?Nêu ưu và nhược điểm khi sản suất các nguồn năng lượng đó( ảnh hưởng đến môi trường như thế nào)
3.Em hãy nêu các giải pháp về sử dụng các dạng năng lượng cho hành tinh của chúng ta thêm xanh?
HS: Thảo luận nhóm trả lời, mỗi nhóm trình bày KQ của mình.
GV: Kết luận vấn đề như sau:
-Chiếu lên màn hình ảnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy năng, năng lượng thủy triều. Phân tích ưu nhược điểm của các dạng năng lượng đó như sau:
-Năng lượng mặt trời: Là nguồn năng lượng sạch và vô hạn nhất trong các nguồn năng lượng mà chúng ta được biết. Sử dụng năng lượng mặt trời trực tiếp hay chuyển hóa thành điện năng( bằng các tấm pin mặt trời)
+ Ưu điểm: Là nguồn năng lượng sạch vì không tạo ra những chất thải gây hiệu ứng nhà kính và nguồn năng lượng hầu như vô tận.
+ Nhược điểm: 
-Các loại pin mặt trời sử dụng các chất bán dẫn như: Silic, Gali, Cadimi... là các chất quý hiếm và đòi hỏi phải tinh khiết nên giá thành lắp đặt cao.
-Hiệu suất của pin mặt trời thấp, cường độ yếu và không ổn định.
- Năng lượng gió
+Ưu điểm: Trong các năng lượng, gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì chúng không có chất thải ra môi trường.
+Nhược điểm: 
-Cường độ gió không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu.
-Ô nhiễm tiếng ồn do tiếng động của các cánh quạt gió, xây dựng trên biển cản trở qua lại của các tàu thuyền.
GV: Vì sao điện mặt trời, điện gió lại được khuyến khích xây dựng tại hải đảo và sa mạc?
HS: Vận dụng kiến thức Địa lý trả lời:
Hải đảo và sa mạc là những nơi không thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Nhưng những nơi này lại có nhiều nắng và gió thích hợp cho việc xây dựng các nhà máy điện gió và điện mặt trời.
- Năng lượng hạt nhân
+ Ưu điểm: Các nhà máy điện hạt nhân không tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, nguồn hạt nhân dồi dào.
+ Nhược điểm: Tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ các chất phóng xạ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Chi phí xây dựng tốn kém. 
- Năng lượng thủy năng
+Ưu điểm: Thủy điện là nguồn năng lượng sạch và bền vững vì không thiêu thụ nhiên liệu.
+Nhược điểm: Tuy thủy điện không thải khí độc ra môi trường nhưng lại tàn phá nặng nề môi trường sinh thái do phải xây dựng nhà máy trên diện tích rộng, mất đất đai SX nông nghiệp, mất diện tích rừng.Trình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên, những vụ xả hồ chứa nước bất ngờ gây lũ lụt cho toàn vùng hạ lưu, cuốn trôi nhà cửa, tài sản, hoa màu và cướp đi sinh mạng của nhiều người. 
GV: Trong tương lai chúng ta hạn chế xây dựng nhà máy thủy điện.
-Năng lượng sóng biển và thủy triều
Sóng mang một nguồn năng lượng rất lớn, sản xuất điện năng từ sóng biển hay thủy triều ít ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái. Đây là nguồn năng lượng mà chúng ta hướng tới sử dụng nhiều trong tương lai.
GV hỏi:
 Em hãy nêu các giải pháp cho vấn đề sử dụng năng lượng cho hành tinh thêm xanh của chúng ta?
HS: Các giải pháp là
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, xanh như điện mặt trời, điện gió, năng sóng biển, thủy triều, năng lượng sinh học....
GV: Nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
Em hãy nêu các cách tiết kiệm điện trong sinh hoạt gia đình mình?
HS: Các cách sử dụng điện tiết kiệm trong gia đình:
+ Thay hệ thống bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang(Compact), đèn Led.
+ Không sử dụng đồ dùng điện có công suất lớn, chọn mua đồ điện có dán nhãn tiết kiệm điện năng.
+ Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần.
+ Chỉ bật điều hòa khi đã phòng kín và không để nhiệt độ dưới 25oC.
+ Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng...
GV: Chiếu lên màn hình Luật" Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010, trong đó có điều 27 quy định như sau:
HS: Nắm được việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được quy định bởi Luật nên mọi công dân Việt Nam phải có trách nhiệm thực hiện việc tiết kiệm năng lượng.
GV: Tổng kết như sau:
-Như vậy " Tiết kiệm năng lượng cho cuộc sống xanh" là thông điệp gửi đến tất cả mọi người trên hành tinh của chúng ta. Hãy là 1 người sống có hiểu biết, có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
 - Các em hưởng ứng và tham gia tích cực " Giờ Trái Đất" do tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên của liên hợp quốc(WWF) diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm, kêu gọi các hộ gia đình và danh nghiệp tắt các thiết bị không cần thiết trong vòng 1 giờ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
GV: Sau đây các em được thưởng thức bài hát " Tiết kiệm năng lượng bạn ơi!"
HS: Nghe lời bài hát
GV: Từ lời bài hát cô muốn gửi đến hành động thiết thực của các em là biết cách tiết kiệm năng lượng ngay trong mỗi gia đình của chúng ta, trong lớp học, trường học của mình. Việc làm đó chính là bảo vệ sự sống tồn tại mãi mãi trên hành tinh của chúng ta.
TÌM HIỂU CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG CHO HÀNH TINH XANH CỦA CHÚNG TA
TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ
Từ chìa khóa gồm 7 chữ cái
Hình ảnh cối xay gió ở Hà Lan
Nhà máy điện gió đầu tiên Việt Nam ở huyện Tuy Phong- Tỉnh Bình Thuận
Nhà máy điện gió trên biển tại tỉnh Bạc Liêu
CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
*Năng lượng chia làm hai loại:
-Năng lượng không tái tạo:
+ Năng lượng nguyên tử
+ Năng lượng hóa thạch
-Năng lượng tái tạo gồm:
+ Năng lượng mặt trời
+ Năng lượng thủy triều
+ Năng lượng sóng biển
+ Năng lượng thủy năng
+ Năng lượng địa nhiệt
+ Năng lượng sinh khối
Năng lượng mặt trời
Pin mặt trời được sử dụng tại Đảo Trường Sa
Năng lượng gió
Hệ thống điện gió trên Đảo Trường Sa
Năng lượng hạt nhân
Năng lượng thủy năng
Năng lượng sóng biển
Năng lượng thủy triều
LUẬT
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình
Nhà nước khuyến khích hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây:
1.Thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên;
2.Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm năng lượng;tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo;
3. Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm;
4. Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng trong sử dụng thiết bị chiếu sáng và gia dụng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
-BTVN 1,2,3,4 SGK trang 132.
GV nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu thêm và trả lời câu hỏi qua hệ thống" truonghocketnoi":
 Điện năng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, hiện nay chúng ta đang sử dụng 1 cách lãng phí. Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm điện năng?
 Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận vào năm 2020, tuy nhiên sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, có ý kiến phản đối, có ý kiến ủng hộ , quan điểm của em như thế nào?
Tại sao vấn đề tìm ra nguồn năng lượng mới lại là vấn đề cấp bách của nhân loại hiện nay?
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
Sau tiết học tôi tiến hành cho HS làm bài tập trắc nghiệm vào phiếu sau:
Em hãy tích dấu X vào ô trống ý kiến em cho là đúng.
 Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta, cần phải:
X
X
 Tiết kiệm nước, năng lượng, khoáng sản, lâm sản, hải sản.
 Dùng than tổ ong để đốt thay cho củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.
 Bón nhiều phân bón hóa học cho đất đai được màu mỡ.
 Trồng cây gây rừng.
X
 Xử lý nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào sông, suối hay biển.
 Tiêu diệt hết các loại côn trùng.
X
 Giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và không khí.
Dựa vào vị trí địa lý của Việt Nam theo em chúng ta có thể thuận lợi cho phát triển các dạng năng lượng nào sau. Đánh dấu X ô trong em cho là đúng?
X
 Năng lượng mặt trời
X
 Năng lượng gió
X
 Năng lượng thủy triều, sóng biển.
8. Các sản phẩm của học sinh 
Kết quả như sau:
Điểm giỏi
(9,10)
Điểm khá
(7, 8)
Điểm TB
(5,6)
Điểm yếu
( dưới 5)
Tổng 32 em
20 em
10 em
2 em
0
Tỷ lệ%
62,5%
31,25%
6,25%
0%
HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐÃ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giáo viên giới thiệu vào bài học
GV hướng hẫn các nhóm thảo luận
Hoạt động dạy học
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nghi Trung, ngày 15/12/2015
 Người viết
 Lê Thị Hồng Khánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_du_thi_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop.docx