Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức Lớp 5

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1995Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức Lớp 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÒA
TỔ ( KHỐI ) 
CHUYÊN ĐỀ 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5
* Người thực hiện: 
I. Vị trí:
Môn đạo đức là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư xử với cha mẹ thầy cô và bạn bè.
Dạy học môn Đạo đức trong trường tiểu học là một trong những hình thức cơ bản và quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho HS tiểu học theo mục tiêu GD toàn diện. Nó có quan hệ hữu cơ với các môn học và các hoạt động GD khác trong nhà trường tiểu học.
	Môn Đạo đức giúp HS có kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức cơ bản và được củng cố, khắc sâu, mở rộng thông qua các môn học khác, đồng thời học tốt môn đạo đức giúp HS có thói quen, hành vi và thái độ nghiêm túc trong học tập các môn học và tham gia các hoạt động GD khác .
	Do vậy, dạy học môn Đạo đức cần đảm bảo các yêu cầu tích hợp, liên môn và tổ chức tốt các hoạt động GD NGLL phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS,giúp HS vận dụng, thực hành, luyện tập củng cố kiến thức, kỹ năng hành vi đạo đức.
II.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mức hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, với người khác; với cộng đồng; đất nước; nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.
2. Kỹ năng: Bước đầu hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong các trường hợp và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
3. Thái độ: 
Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai,
	Ba mục tiêu trên có quan hệ biện chứng,thống nhất với nhau . Mục tiêu kiến thức có tác dụng định hướng cho việc hình thành kỹ năng ,thái độ và hành vi đạo đức. Mục tiêu về thái độ, kỹ năng, hành vi có tác dụng củng cố lại kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức. Trong ba mục tiêu trên, mục tiêu về hành vi đạo đức là cái đích cuối cùng của GD đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.
 Mục tiêu môn Đạo đức ở trường tiểu học được cụ thể theo đặc điểm lứa tuổi HS từng khối lớp : 
- Đối với HS lớp 1,2&3 nhận thức của các em con thiên nhiều về cảm tính ,trực tiếp và cụ thể. Do vậy nội dung dạy học cũng phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em : cụ thể ,ngắn gọn,dễ hiểu,gần gũi với kinh nghiệm sống của các em; kênh hình tương ứng với kênh chữ ,
 - Đối với lớp 4 &5: Tâm lý HS bắt đầu phát triển năng lực tư duy, độ bền của sức chú ý cao hơn lớp 1,2&3. Nội dung dạy học được mở rộng và nâng cao hơn.
III. Các phương pháp dạy học môn Đạo đức: 
* Những quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy đạo đức:
 	Dạy Đạo đức là quá trình truyền thụ những giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của HS. Điều đó chỉ có kết quả tốt khi HS hứng thú tích cực chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Do đó GV cần tận dụng mọi phương pháp, hình thức dạy học để tạo cơ hội cho HS suy nhẫm bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đói với các hành vi, việc làm các hiện tượng đối với các chuẩn mực đạo đức; tạo cơ hội cho HS thực hành các chuẩn mực hành vi.
 Dạy học Đạo đức được đi từ quyền đến trách nhiệm bổ phận của học sinh. Cách dạy như vậy sẽ giúp cho việc dạy học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn tránh tính chất nặng nề, áp đặt như trước đây.
 	Nội dung giáo dục đạo đức phải gần gũi với cuộc sống thật của học sinh phải phù hợp vối tâm sinh lí của lứa tuổi HS. 
 Các phương pháp, hình thức dạy Đạo đức lớp 4 rất phong phú đa dạng, bao gồm các phương pháp dạy học hiện đại ( như đóng vai, thảo luận, nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, động não, dự án và các phương pháp truyền thống (như : kể chuyện, đàm thoại, nêu gương trực quan, khen thưởng.
 Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tính chất bài và điều kiện thực tế cho phép. 
 	* Một số phương pháp dạy học Đạo đức 4 chủ yếu:
Phương pháp kể chuyện :
a. Khái niệm: Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để miêu tả diễn biến câu chuyện.
b. Cách tiến hành:
 	- GV giới thiệu khái quát về truyện kể
 	- GV thuật lại truyện kể: GV kể lại bằng lời, kết hợp với sử dụng điệu bộ cử chỉ và đồ dùng trực quan,(hoặc có thể đọc truyện) sau đó cho HS đọc lại hay kể lại truyện.
 	- GV nêu ra các câu hỏi liên quan đến nội dung câu truyện để HS nắm vững biểu tượng và chuẩn mục hành vi đạo đức.
2. Phương pháp đàm thoại: 
a. Khái niệm:
Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu giữa GV và HS, về các vấn đề đạo đức, dựa trên một vài hệ thống câu hỏi GV đã chuẩn bị.
 	Khi dạy học môn Đạo đức GV cần vận dụng đàm thoại gợi mở (dẫn dắt HS rút ra kết luận về cách ứng xử phù hợp), đàm thoại củng cố, đàm thoại tổng kết, đàm thoại kiểm tra. 
b. Cách tiến hành: 
 	Đàm thoại thường nối tiếp sau kể chuyện. HS trả lời hệ thống câu hỏi theo câu truyện vừa kể, GV chỉ nên hỏi không nói nhiều, Không trả lời thay cho HS đối với câu hỏi HS không trả lời được, GV cần nêu những câu hỏi phụ để gợi ý , giúp đỡ HS, nếu em trả lời không đầy đủ thì đề nghị em khác bổ sung. Sau khi HS trả lời xong GV cần tổng kết.
3. Phương pháp thảo luận nhóm 
 	a. Khái niệm:
 	Thảo luận nhóm là phương pháp chia HS thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đạo đức nào đó dưới sự hướng dẫn của GV.
 	Nội dung thảo luận nhóm đa dạng HS có thể thảo luận phân tích truyện kể , thảo luận về cách ứng xử tình huống, phân tích tranh ảnh tư liệu, nhận xét đánh giá hành vi sự kiện thực tế, bày tỏ thái độ. 
b. Cách tiến hành: 
 - GV nêu chủ đề thảo luận, giao nhiệm vụ và quy định thời gian
 - Chia lớp thành các nhóm
 - Các nhóm thảo luận 
 - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chất vấn bổ sung ý kiến 
 - GV tổng kết các ý kiến
 	4.Phương pháp đóng vai:
a. Khái niệm: 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS nhận vai vào những nhân vật trong những tình huống giả định có vấn đề về đạo đức để các em bộc lộ thái độ hành vi ứng xử
 	b. Cách tiến hành: 
 	- GV tiến hành đóng vai theo các bước sau: 
 	- GV nêu chủ đề chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm 
 	- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai của mỗi nhóm 
 	- Lớp thảo luận nhận xét.
 	- GV kết luận 
5. Phương pháp trò chơi:
 	a. Khái niệm: 
 	Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác hành động thích hợp với bài đạo đức thông qua trò chơi nào đó
 	Cùng với học vui chơi là không thể thiếu với HS tiểu học. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng : nếu biết tổ chức cho HS vui chơi một cách phù hợp sẽ có tác dụng to lớn .
b. Cách tiến hành: 
 - GV phổ biến cho HS nắm vững tên trò chơi, nội dung và cách chơi 
- HS thực hiện trò chơi
- Đánh giá kết quả chơi
- GV hướng dẫn HS thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Ví dụ: Ở bài 9: Kính trọng , biết ơn người lao động.GV cho HS thực hiện trò chơi “Hái hoa” để củng cố bài.
6. Phương pháp rèn luyện: 
 a. Khái niệm: 
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các hành vi, công việ trong cuộc sống, sinh hoạt học tập, lao động ngày ngày theo bài học đạo đức.
Việc rèn luyện có tác dụng to lớn trong việc hình thành cho HS thói quen đạo đức. Trong cuộc sống con người, thói quen tồn tại như một nếp sống bền vững, cho nên nó đóng vai trò quan trọmg trong việc biến tri thức thành hành động thực tiễn. Đối với HS tiểu học chưa có tính bền vững cao. Việc hình thành thói quen tốt ngay từ tiểu học sẽ là cơ sở thuận lợi để hình thành những nét tính cách tốt phù hợp đạo đức xã hội.
b. Cách tiến hành: 
 	 - Bước giao nhiệm vụ (thường được thừc hiện ở phần hướng dẫn thực hành bài học)
 	- Bước HS thực hiện nhiệm vụ
 	 IV. Kỹ thuật dạy học:
Trong quá trình dạy học Đạo đức lớp 4, GV cần kết hợp sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật “Khăn trải bàn”, kỹ thuật “ Phòng tranh”, kỹ thuật “ Chúng em biết 3”
Để phát huy hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm, GV cần lưu ý kỹ thuật chia nhóm.
* Kỹ thuật chia nhóm:
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
- Chia nhóm theo số điểm danh ( 1, 2, 3, 4, 5..), theo màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng,, theo tên các loài hoa ( cúc, hồng, lan, huệ), tên các loại quả ( táo, lê, hồng, lựu, các mùa trong năm ( Xuân, Hạ, Thu Đông)
+ Cách thực hiện: GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/ 5/ 6( tùy theo số nhóm GV muốn có là 4, 5, hay 6 nhóm) hoặc điểm danh các màu, theo tên các loài hoa, theo các mùa, tên các loại quảYêu cầu HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/ loài hoa/ quả/ cùng mùa sẽ vào cùng một nhóm.
- Chia nhóm theo sở thích
 Ví dụ: BT 3, 4, 6 SGK bài 8 “Yêu lao động”
Để thực hiện yêu cầu này, GV chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em như: nhóm Họa sĩ, nhóm Nhà thơ, nhóm Hùng biện
V. Kết luận: 
Dạy học môn Đạo đức 4 có thể tiến hành theo rất nhiều cách . Tuy nhiên tất cả các bài Đạo đức lớp 4 có thể bắt đầu từ việc tổ chức cho HS quan sát tranh, ảnh, xem băng hình, tiểu phẩm,và thảo luận, phân tích hành vi, việc làm của các nhân vật trong đó.
 Dạy học Đạo đức 4 phải gắn bó với cuộc sống thực của HS, cần đi từ quyền và lợi ích của trẻ , đến trách nhiệm bổ phận của các em. Cách tiếp cận đó giúp cho việc dạy học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, phù hợp với nhu cầu và tâm lí của lứa tuổi HS tiểu học.
 Dạy học môn Đạo đức là quá trình GV tổ chức hướng dẫn HS tham gia một cách tự giác tích cực chủ động vào quá trình dạy và học thông qua hoạt động đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Trên cơ sở đó , tạo được hứng thú cho HS, giúp HS tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới, kĩ năng mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_doi_moi_phuong_phap_day_mon_dao_duc_lop_5.doc