MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI KÌ II Năm học: 2017 - 2018 Mạch kiến thức kĩ năng Số câu, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. - Nhận biết và xác định định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, câu khiến. Biết đặt câu với các kiểu câu trên. Sử dụng được dấu gạch ngang. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay. Số câu 01 02 01 04 Số điểm 0,5 1,5 1 03 Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 03 01 01 01 06 Số điểm 1,5 0,5 01 01 4 Tổng: Số câu 04 03 02 01 10 Số điểm 02 02 02 01 07 MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI KÌ II Năm học: 2017 - 2018 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 03 01 01 01 06 Câu số 1-2-5 3 4 6 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 01 02 01 04 Câu số 9 7-8 10 Tổng số câu 04 03 02 01 10 CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI KÌ II Năm học: 2017 - 2018 A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 29 đến tuần 34 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc Ăn “mầm đá” để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Ăn “mầm đá” thuộc thể loại truyện gì ? (0,5đ) a. Truyện cổ tích. b. Truyện cười. c. Truyện tranh. d. Truyện dân gian. Câu 2: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá” ? (0,5đ) a. Vì “mầm đá” là món ăn lạ, có tác dụng chữa bệnh. b. Vì “mầm đá” là món ăn bổ dưỡng. c. Vì chúa ăn gì cũng thấy không ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn ăn thử. d. Vì chúa Trịnh muốn thử tài nấu ăn của Trạng Quỳnh. Câu 3: (0,5đ) Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn “mầm đá” cho chúa Trịnh như thế nào ? Câu 4: Vì sao chúa Trịnh không được ăn món “mầm đá” ? (1đ) Câu 5: Chúa Trịnh ăn cơm với tương mà vẫn thấy ngon miệng là bởi vì: (0,5đ) Tương là món ăn lạ. Tương của Trạng quỳnh rất ngon. Chúa Trịnh thích ăn cơm với tương. Chúa Trịnh quá đói bụng. Câu 6: Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ? (1đ) Câu 7: “Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.” Trong câu văn trên có các tính từ là: (1đ) a. Một tính từ. Đó là: .............................................................................................. b. Hai tính từ. Đó là: ............................................................................................... c. Ba tính từ. Đó là: ................................................................................................. d. Bốn tính từ. Đó là: .. Câu 8: Em hãy ghi lại một câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan ? (0,5đ) Câu 9: (0,5đ) Câu “Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.” thuộc kiểu câu nào ? a. Ai làm gì ? b. Ai là gì ? c. Ai thế nào ? Câu 10: Em hãy thêm trạng ngữ cho câu “Cây đỗ quyên nở hoa rất đẹp.” (1đ) Có trạng ngữ chỉ nơi chốn: ............................................................................................................................................ b- Có trạng ngữ chỉ thời gian: ............................................................................................................................................ c- Có trạng ngữ chỉ nguyên nhân: ............................................................................................................................................ d- Có từ 2 trạng ngữ trở lên: B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (3 điểm) Viết 1 đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười. ( từ "Ngày xửa ngày xưa ..... trên những mái nhà" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 132 ) 2- Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết bài văn tả về một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích nhất. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI KÌ II Năm học: 2017 - 2018 A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1d Câu 2c Câu 5d Câu 9c Câu 3: Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa như sau: Lấy đá đem về ninh và đem một lọ tương thật ngon đem vào phủ Chúa. Chúa đòi ăn "mầm đá" nhưng Trạng bảo chưa chín. Cuối cùng khi thấy Chúa đã đói mèm, Trạng mới dọn cơm và tương cho Chúa Trịnh ăn tạm. Câu 4: Chúa Trịnh không được ăn món "mầm đá" vì món này ninh mãi vẫn chưa nhừ. Câu 6: Trạng Quỳnh là một người rất thông minh, nhanh trí, có nhiều kiến thức về thực tế cuộc sống. Trạng Quỳnh hay trêu chọc chúa nhưng chúa vẫn không thể trị tội ông vì ông luôn biện bạch rành rẽ, hợp lí khó mà bắt bẻ được. Câu 7: Có 4 tính từ, đó là: xanh/ mơn mởn/ tím/ lấp lánh. Câu 8: Ví dụ: Sông có khúc, người có lúc. Thua keo này, bày keo khác. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời....... B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (3 điểm) Viết 1 đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười. ( từ "Ngày xửa ngày xưa ..... trên những mái nhà" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 132 ) Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm) Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm 2- Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết bài văn tả về một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích nhất. Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng. Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp; dùng dấu câu hợp lí. Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật..
Tài liệu đính kèm: