Các đề luyện thi Tiếng Việt Lớp 5

doc 11 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề luyện thi Tiếng Việt Lớp 5
ĐỀ 1
PHẦN I
Câu 1: Trạng ngữ trong câu: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp”,bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
a. Chỉ mục đích	b. Chỉ kết quả	c. Chỉ nguyên nhân	d.Chỉ thời gian
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả?
a. LépTôn-xtôi	b.Lép tôn-xtôi	c.Lép Tôn-Xtôi	d.Lép tôn xtôi
Câu 3: Câu nào dưới đây dùng dấu phảy chưa đúng?
a.Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
b. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
c. Nam thích đá cầu, đá bóng.
d.Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây dùng để chỉ trạng thái?
a. Sung sướng- đau khổ	b. Thật thà- gian xảo
c. Vạm vỡ- gầy gò	d. Hèn nhác- dũng cảm
Câu 5: Câu kể( câu trần thuật) được dùng để:
a. Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác	
b. Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc.
c. Nêu điều chưa biết cần được giải quyết.
d. Kể, thông bao, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc.
Câu 6: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
a. Luyện tập- rèn luyện	b. Leo- chạy
c. đứng ngồi	d. Chịu đựng- rèn luyện
Câu 7: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và “ nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Là một từ nhiều nghĩa	b. Là 2 từ đồng nghĩa
c. Là 2 từ đồng âm	d. Là 2 từ trái nghĩa
Câu 8: Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh	b. Điệp từ	c. So sánh và nhân hóa	d. Nhân hóa
Câu 9: “Thơm thoang thoảng” có nghĩa là gì?
a. Mùi thơm lan tỏa đậm đà.	b. Thơm phảng phất, nhẹ nhàng
c. Thơm ngào ngạt, lan xa.	D. Thơm bốc lên mạnh mẽ.
Câu 10: Câu “ Giêng hai rét cứa như dao
 Nghe tiếng.ào mào ốnggậy ra .ông”
Thứ tự cần điền vào chỗ trống là:
a. 1 âm th, 2 âm ch	b. 2 âm ch, 1 âm tr
c. 2 âm tr, 1 âm ch	d. 2 âm th, 1 âm tr
Câu 11: Dòng nào đưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ Tự trọng”
a. Tin vào bản thân mình	b. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
c. Đánh giá cao mình và coi thường người khác.
d. Coi trọng mình và xem thường người khác.
Câu 12: Dòng nào dưới đây nêu đúng quy định viết dấu thanh khi viết 1 tiếng?
Ghi dấu thanh dưới một chữ cái của vần.
B. Ghi dấu thanh vào trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của vần.
Ghi dấu thanh trên một chữ cái của phần vần.
Ghi dấu thanh trên chữ cáỉơ giữa các chữ cái của vần.
Câu 13:Trong các từ ngữ sau “ chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào có nghĩa chuyển?
a. 2 từ “chân” và “tay” 	b. 2 từ “dù” và “chân”
c. chỉ có từ “chân”	d. Cả 3 từ “chân”, “dù” và “tay”
Câu 14: Từ “thưa thớt” thuộc từ loại nào?
a. Danh từ	b. Tính từ	c. đại từ	d. Động từ
Câu 15: Thành ngữ, tục ngữ nào ca ngợi đạo lí thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước, với dân?
a. Chịu thương, chịu khó	b. Uống nước nhớ nguồn
c. Muôn người như một	d. Dám nghĩ, dám làm
Câu 16: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản?
Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
Chúng em chăm học nên cô giáo rất vui lòng.
Câu 17: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Ánh sáng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.
Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 18: Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”?
a. Thần đồng	b. đồng chí	c. Đồng nghĩa	d. Đồng hương
Câu 19: Câu nào dưới đây dùng dấu chấm hỏi chưa đúng?
Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị?
Nhà bạn ở đâu?
Vì sao hôm qua bạn nghỉ học?
Hãy giữ trật tự?
Câu 20: Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu Ai làm gì?
a. Hoàng hâự suy tư.	B. Công chúa ốm nặng
c. Nhà vua lo lắng.	d. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
PHẦN II
 	Hãy kể lại một câu chuyện nói về tình bạn( hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò,) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo, đài.
ĐỀ 2
PHẦN I
Câu 1: Trạng ngữ trong câu: “Sau trận mưa rào, vạn vật trở nên tươi tốt”,bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
a. Chỉ mục đích	b. Chỉ nơi chốn	c. Chỉ nguyên nhân	d.Chỉ thời gian
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả?
a. Tô- mát Ê-đi- xơn	b.Tô Mát Ê-Đi Xơn	
c.Tô- mát Ê-Đi-Xơn	d.Tô mát Ê đi xơ
Câu 3: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng?
a.Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.
b. Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội.
c. Con chim gáy, hiền lành tốt bụng.
d. Chín, mười đứa chúng tôi bắt tay ôm không xuể.
Câu 4: Từ “ Đẹp” đồng nghĩa với những từ nào?
Xinh, xah thắm, tươi tốt.
Xinh đẹp, xinh xắn, đẹp đẽ, xinh tươi.
To lớn, cao cả, khổng lồ.
Câu 5: Phần vần của tiếng “nguyên” có âm chính là?
a. yê	b.yên	c. uyê	d. uy
Câu 6: Từ “ mênh mông, thênh thang” đồng nghĩa với?
a. Hiu hắt	b. hiu quạnh	c. xa xôi	d. bao la
Câu 7: Câu “Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. nhân hóa	b. so sánh	c. nhân hóa và so sánh
Câu 8: Nhóm từ nào thích hợp với từ “công nhân”?
a. Giáo viên, tiểu thương	
b. Thợ cày, thợ điện
c. kĩ sư, học sinh	
d. Thợ điện , thợ cơ khí.
Câu 9: Câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”có mấy cặp từ trái nghĩa?
1. 1	b. 2	c. 3	d.4
Câu 10: Những từ : tiên tiến, xuất sắc, ưu tú là những từ:
a. Đồng nghĩa hoàn toàn	b. Đồng nghĩa không hoàn toàn
c. Trái nghĩa	d. Đồng âm
Câu 11: Thành ngữ : “Dám nghĩ dám làm” nói lên phẩm chất gì?
a. Táo bạo, liều lĩnh	
b. Nhiều sáng kiến
c. Chỉ tính mạnh dạn, nhiều sáng kiến.
d. Chỉ tính mạnh dạn, táo bạo, nhiều sáng kiến.
Câu 12: Dòng nào dưới đây là những từ đồng âm?
a. Mẹ, má, bầm, u,	b. Ăn , xơi, đớp, tọng,..
c. Cánh đồng, tượng đồng, một nghìn đồng.
d. Quê hương, quê cha đất tổ, giang sơn
Câu 13: Từ “bám” trong các ví dụ sau là những từ gì?
Chết đuối bám được cọc.Bụi bám đầy quần áo.Bé bám bé.
a.Đồng nghĩa hoàn toàn	
b. Đồng nghĩa không hoàn toàn
c. Đồng âm
d. Nhiều nghĩa
Câu 14: Từ “ Tớ” trong câu “ Theo tớ, quý nhát là lúa gạo” là?
a. đại từ dùng để xưng hô.	
b. đại từ dùng để thay thế
Câu 15: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ nhỏ nhẹ”?
a. Nhỏ và không có sức mạnh	
b. Nhỏ và xinh
c. Chậm rãi, nhẹ nhàng	
d. Hẹp hòi hay chanh chấp
Câu 16: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phát, rào rào, thưa thớt.
Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất ,lặng im, thưa thớt, róc rách
Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
Nho nhỏ, lim dim, thưa thớt, hối hả, reo mừng, chim muông.
Câu 17: Hối hả có nghĩa là gì?
rất vội vã muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
Tỏ ra hết sức vội, muốn tranh thủ thời gian hoặc không có thời gian để cân nhắc, suy nghĩ.
Câu 18: Từ “tuổi thơ” thuộc từ loại nào?
a. Danh từ	b. động từ	
c. tính từ	d. đại từ
Câu 19: “Tự do đã nở hoa hồng’ ý nói gì?
Sáng ngời khắp năm châu bốn biển
Trải qua một cuộc chiến đấu hi sinh ác liệt
Tự do, hạnh phúc tươi đẹp đã đến.
Đập tan ách nô lệ, hạnh phúc, cuộc sống mới đã đến.
Câu 20:Câu “ Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch” là loại câu gì?
a. Câu kể	b. câu hỏi	c. câu khiến
PHẦN II
Tả ngôi nhà của em.
ĐỀ 3
PHẦN I
Câu 1: Từ nào dưới đây tiếng “hữu” có nghĩa là “bạn bè”?
a. Hữu nghị	b. hữu dụng	c. hữu ích
Câu 2: Từ nào dưới đây tiếng “hữu” có nghĩa là “có”?
a. Thân hữu	b. hữu tình	c. chiến hữu
Câu 3: Từ nào dưới đây tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”?
a.Hợp tác	b. hợp pháp	c. hợp lệ
Câu 4: Từ nào dưới đây tiếng “hợp” có nghĩa là “ đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó”?
a. Hợp lực	b. hợp lí	c. hợp nhất
Câu 5: Trong câu: “Ruồi đậu mâm xôi đậu” từ nào là từ đồng âm?
a. Ruồi	b. Mâm	c.đậu
Câu 6: Trong câu: “ Kiến bò đĩa thịt bò” từ nào là từ đồng âm?
a. kiến 	b. bò	c. thịt
Câu 7:Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
Gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Những chiếc tàu vào cảng ăn than.
Bác Lê lội ruộng nhiều nên nước ăn chân.
Câu 8: Từ “chân” trong câu “Bé đau chân” mang nét nghĩa gì?
a. Nghĩa gốc	b. nghĩa chuyển
Câu 9: từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt” mang nét nghĩa gì?
a. Nghĩa gốc	b. nghĩa chuyển
Câu 10: Từ “chạy” trong câu “Đồng hồ chạy chậm” có nghĩa nào?
a. sự di chuyển	b. Sự vận động nhanh	c. Di chuyển bằng chân	
Câu 11: Câu tục ngữ nào không có các từ chỉ các sự vật trong thiên nhiên?
a. Nước chảy đá mòn	
b. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 12: Từ nào miêu tả làn sóng nhẹ?
a. Lăn tăn	b. cuồn cuộn	c. ào ạt	
Câu 13: Từ “chín” trong “Lúa đã chín vàng” và “Tổ em có chín học sinh”là:
a. Từ đồng âm	b. Từ nhiều nghĩa
Câu 14: Từ đường trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
Công an đã tìm ra đường dây ma túy.
Ngoài đ­êng, mọi người qua lại nhộn nhịp.
Câu 15: Từ “xuân” trong câu thứ hai thuộc kiểu từ nào?
	Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
A Từ đồng âm	 	b. Từ nhiều nghĩa
Câu 16: “70 tuổi hãy còn xuân”, chữ “xuân” được dùng với nghĩa nào?
a. Nghĩa chuyển	
b. Nghĩa gốc	
c. Nghĩa trừu tượng
d. Cả nghĩa chuyển và nghĩa gốc.
Câu 17: Câu “Lên thác xuống ghềnh” mang nội dung gì?
a. Lên cao rồi lại xuống thấp	
b. Ý chí quyết tâm vượt khó	
c. gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống
d. Gợi sự bền chặt
Câu 18: Dòng nào dưới đây tả chiều rộng?
thăm thẳm, ngút ngàn, vời vợi	
 tít tắp, mênh mông, bất tận
bất tận, vô tận, vời vợi	
 mênh mông, bát ngát, bao la
Câu 19: Câu: “Sẻ gìa lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.” là loại câu gì?
a. Câu kể	b. câu cảm	c. câu khiến
Câu 20: Chủ ngữ trong câu: “Lông sẻ già dựng ngược” là?
a. Lông	b. lông sẻ già	c. dựng ngược
PHẦN II: 
Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
ĐỀ 4
PHẦN I
Câu 1: “Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.” Từ “vậy” là:
a. đại từ dùng để xưng hô	b. Đại từ dùng để thay thế
Câu 2: 	Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
	Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Từ “Ông Cụ” dùng chỉ Ai?
a. Ông già	b. Bác Hồ	c. Cụ già
Câu 3: Trong câu nào dưới đây từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?
Bé đang học ở trường mầm non.
Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Trên cánh cây có những mầm non mới nhú.
Câu 4: Từ nào đồng nghĩa với từ “im ắng”?
a. lặng im	b. nho nhỏ	c. lim dim
Câu 5: Thành ngữ nào nói về chủ đề thiên nhiên?
Bốn biển một nhà.
Lên thác xuống ghềnh
Chia ngọt sẻ bùi
Câu 6: 	Buồn trông nội có dầu dầu
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Từ “chân, mặt” được hiểu theo nghĩa nào?
a. nghĩa gốc	b. nghĩa chuyển
Câu 7: Từ đồng nghĩa với “bảo vệ” là?
a. Đoàn kết	b. giữ gìn	c. xây dựng
Câu 8: Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Minh vẫn luôn học giỏi” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?
nguyên nhân- kết quả
Tương phản
Điều kiện- kết quả
Câu 9: “ Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!” Từ chỉ quan hệ là?
a. Ơi	b. là	c. và
Câu 10: Các từ: ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ?
a. đồng âm	b. nhiều nghĩa	c. đồng nghĩa
Câu 11: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” ý nói gì?
Sẽ có nhà máy điện giữa cao nguyên
Với sức mạnh kì diệu con người sẽ cho biển nằm giữa cao nguyên.
Sức mạnh diệu kì “dời non lấp bể” của con người.
Gợi hình ảnh đẹp về cao nguyên.
Câu 12: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?
a. Tất cả những gì do con người tạo ra	
b. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
c. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh ta.
d. Những gì tồn tại xung quanh con người tự nhiên có được.
Câu 13: Trong câu: “Chú bé rất ham thả diều”, tính từ là từ?
a. ham	b. thả	c. diều
Câu 14: Điền từ trái nghĩa vào chỗ chấm:
a. Gần nhà xa	
b. Bên trọng bên.
c. Mắt nhắm mắt.	
d. Chân ướt chân ..
Câu 15: Từ “ phủ định” nghĩa là?
a. Bác bỏ, cho rằng không	
b. Không thừa nhận là đúng là có thật
c. Dùng đặc quyền để bác bỏ	
d. Chặn trước, áp đảo trước.
Câu 16: Trong câu: “Trạng nguyên trẻ nhất nước của nước nam ta” từ trẻ là?
a. Tính từ chỉ tính tình	
b. Tính từ chỉ đặc điẻm
c. Tính từ chỉ kích thước	
d. Tính từ chỉ hình dáng.
Câu 17: Từ nào không phải là từ láy?
a. Cồn cào	b. Sung sướng	c. Tham lam
Câu 18: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
Đồng làng thoang thoảng gió heo may.
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Vườn cây đầy tiếng chim hót.
Câu 19: Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
Cây gạo rất thảo, rất hiền.
Cây gạo, rất thảo, rất hiền.
Cây gạo, rất thảo rất hiền.
Câu 20: Câu nào viết theo mấu câu Ai thế nào?
Bà mẹ là người rất thương con. 
Ông em rất thương con quý cháu.
Bầy ong giong ruổi khắp nơi để tìm mật.
PHẦN II:
Hãy tả lại cảnh hoàng hôn trên sông Hương.
ĐỀ 5
PHẦN I
Câu 1: Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn.
Đêm xuống trẻ con bên hàng xóm, bập bùng trống ếch rước đèn.
Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm, bập bùng trống ếch rước đèn.
Câu 2: Từ lễ hội có nghĩa gì?
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặ nhân dịp đặc biệt.
Cả hai ý đều đúng.
Câu 3: Câu: “ Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học”, tác giả nhân hóa cây tre bằng cách:
Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về tre.
Gọi cây tre bằng một từ vốn dùng để gọi người.
Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Từ nào dưới đây không phải là động từ?
a. Lom khom	b. cầu xin	c. cứu giúp
Câu 5: Từ nào là từ láy?
a. Tả tơi	b. tí tẹo	c. lơ lửng
Câu 6: Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với từ nào?
a. Tiên tiến	b. trước tiên	c. thần tiên
Câu 7: Câu nào không được viết theo mẫu câu Ai là gì?
Anh Kim Đồng là người rất nhanh trí và dũng cảm.
Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
Anh Kim Đồng là đội viên đầu tiên.
Câu 8: Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau:
	Không, không tôi đứng trên bờ
	Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
a. mẹ	b. con	c. tôi
Câu 9: Câu : “Vì tích cực trồng cây nên quê hương em có nhièu cánh rừng xanh tốt” biểu thị mối quan hệ gì trong câu?
Nguyên nhân - kết quả	b.Tương phản	c. Điều kiện-kết quả
Câu 10: Đại từ “tôi” trong câu: “ Tôi đồng ý với các bạn” thuộc ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ nhất(chỉ người nói)
Ngôi thứ hai( chỉ người nghe)
Ngôi thứ ba( chỉ người được nhắc tới)
Câu 11: Trong câu: “ Cô bé mỉm cười rạng rỡ” từ nào là tính từ?
a. Cô bé	b. mỉm cười	c. rạng rỡ
Câu 12: Từ cháu trong câu: “Cháu là Gioan.” Là?
Danh từ làm chủ ngữ.
Đại từ làm chủ ngữ.
Danh từ làm vị ngữ.
Câu 13: Từ nào trái nghĩa với nóng nực?
a. nóng ran	
b. nóng hổi	
c. lạnh lẽo
Câu 14: Câu: “Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn.”, thuộc kiểu câu?
a. Câu kể	
b. câu cảm	
c. câu khiến.
Câu 15: Nhóm từ nào dưới đây là từ đồng âm?
Chạy đua, chạy giặc, chạy tiền.
Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
Trong veo, trong vắt, trong xanh.
Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Có mới nới.	
b. Mạnh dùng sức.dùng mưu.
c. Chạy sấp chạy ..	
d. Bước thấp bước .
Câu 17: Từ thất tín thuộc loại từ nào?
a. Danh từ	
b. động từ	
c. tính từ
Câu 18: Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
Bé đang học ở trường mầm non.
Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
Bé Lan đang ở độ tuổi mầm non.
Câu 19: Dòng nào dưới đây đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
quê hương, non sông, gám vóc, quê nhà.
Đát nước, thôn xã, tỉnh thành, thôn bản.
Quê hương, đất nước, non sông, quê nhà.
Non sông, giang sơn, quê cha đất tổ.
Câu 20: Dòng nào chỉ gồm những từ gợi tả âm thanh?
oang oang, ầm ĩ, ồn ào, rì rào, vi vu, nao nao.
Quang quác, cúc cu, ù ù, vù vù, nắc nẻ, nôn nao.
Loong coong, boong boong, loảng xoảng, leng keng, đùng đoàng.
nằng nặc, ông ổng, ăng ẳng, ùng ục, sùng sục.
PHẦN II
Em hãy tả một người thân đang làm việc.
ĐỀ 6
PHẦN I:
Câu 1: 

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_luyen_thi_tieng_viet_lop_5.doc