Các đề luyện thi Lịch sử Lớp 9

Câu 1. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?

 

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

 

B. Liên minh châu Âu.

 

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

 

D. Cộng đồng châu Âu.

 

Câu 2. Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới giai đoạn 1950 đến 1970 là vì

 

A. Tây Âu có trình độ kinh tế, kĩ thuật đứng đầu thế giới.

 

B. Tây Âu có quan hệ hợp tác về kinh tế rộng rãi.

 

C. Tây Âu có trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

 

D. Tây Âu là nơi tập trung các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

 

Câu 3. Mốc đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU) là

 

A. các nước thành viên kí Định ước Henxinki (1975).

 

B. đồng tiền Euro được phát hành (1999).

 

C. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu.

 

D. các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich (1991).

 

Câu 4. Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?

 

A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

 

B. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

 

C. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu

 

D. Cộng đồng than – thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu

 

Câu 5. Nội dung nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

 

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

 

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

 

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

 

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

docx 8 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 13/08/2024 Lượt xem 118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề luyện thi Lịch sử Lớp 9
Câu 1. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Cộng đồng châu Âu.
Câu 2. Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới giai đoạn 1950 đến 1970 là vì
A. Tây Âu có trình độ kinh tế, kĩ thuật đứng đầu thế giới.
B. Tây Âu có quan hệ hợp tác về kinh tế rộng rãi.
C. Tây Âu có trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
D. Tây Âu là nơi tập trung các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Câu 3. Mốc đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU) là
A. các nước thành viên kí Định ước Henxinki (1975).
B. đồng tiền Euro được phát hành (1999).
C. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu.
D. các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich (1991).
Câu 4. Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
B. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
C. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
D. Cộng đồng than – thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu
Câu 5. Nội dung nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
Câu 6. Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?
A. 10 nước. B. 25 nước. C. 27 nước. D. 29 nước.
Câu 7. ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?
A. Tăng cường đoàn kết nội khối.
B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
(Với Liên minh châu Âu (EU), “Brexit” được coi là một thảm họa. Các quốc gia trong EU hiểu rằng, họ mạnh hơn rất nhiều khi liên kết chặt chẽ với nhau, có chung thị trường, nhiều định chế và đồng tiền euro. Vì thế, EU đã kỳ vọng có thể tiến lên từ một khối kinh tế khổng lồ sánh ngang với Mỹ và gần đây là Trung Quốc. Nhưng không phải không có câu hỏi đặt ra: Ai sẽ mạo hiểm đi theo con đường của nước Anh? Hung-ga-ri, Ba Lan, Hy Lạp hay Hà Lan? Mỗi nước đều có sự tính toán thận trọng với lợi ích, quyền lợi quốc gia của mình. Song, rõ ràng là Brexit đã làm cho EU suy yếu, mất mát lớn cả về kinh tế, chính trị, an ninh và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, có thể tan rã, hoặc chí ít đã tác động tiêu cực đến lập trường, quan điểm về một EU thống nhất trong đa dạng.
Nước Anh ra đi, EU mất 10% dân số, một nền kinh tế lớn thứ hai sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hơn thế, EU mất đi vị thế, uy tín, sự đoàn kết, ... Khẩu hiệu của EU là thống nhất trong đa dạng, nay đa dạng thì vẫn còn, nhưng thống nhất đã rạn nứt nghiêm trọng. “Brexit” diễn ra trong bối cảnh EU đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và nhiều vấn đề khác, như: khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp, làn sóng người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, quan hệ với Nga,.. Brexit làm cho các vấn đề này càng thêm trầm trọng, hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a,...Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.
⇒ Bài học đặt ra cho tổ chức ASEAN là cần tăng cường đoàn kết nội khối để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực.)
Câu 8. Cho các dữ liệu sau:
1. Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan”.
2. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.
3. Liên minh châu Âu ra đời.
4. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.
A. 3,1,4,2.       B. 1,3,4,2. C. 1,2,4,3.       D. 4,1,3,2.
(Giải thích:
- Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan” năm 1947.
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập năm 1957.
- Liên minh châu Âu ra đời năm 1993.
- Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX.)
Câu 9. Vị trí của Liên minh châu Âu (EU) trong xu thế trật tự thế giới đa cực đang hình thành hiện nay là
A. trở thành một cực trong xu thế đa cực của thế giới.
 B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới .
 C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất châu Âu.
 D. trở thành một cực duy nhất của thế giới.
Câu 10. Tháng 6 - 1979, sự kiện nổi bật nào của Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra?
A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
B. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
C. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành.
D. Quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập.
Câu 11. Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
B. Khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước.
C. Thành lập sau khi đã trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, hoàn thành khôi phục kinh tế, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối từ các cường quốc lớn bên ngoài.
Câu 12. So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.
B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.
C. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.
D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.
Câu 13. Cho các dữ liệu sau:
1. Nhiều nước EU bắt đầu sử dụng đồng EURO.
2. Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
3. Hội nghị cấp cao các nước EC tại Maxtrích (Hà Lan).
4. Bảy nước EU hủy bỏ kiểm soát việc đi lại của công dân qua biên giới của nhau.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian về quá trình ra đời và hoạt động của Liên minh châu Âu (EU).
A. 3,4,1,2.	B. 1,2,3,4.	C. 4,3,2,1.	D. 2,3,4,1.
Câu 14. Từ cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX đã xuất hiện tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh là
A. Liên hợp quốc. 
B. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU).
C. Liên minh châu Âu (EU). 
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 15. Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không có điểm chung nào?
A. Đều là những tổ chức “mở” với nhiều đối tác khác trên thế giới.
B. Đều là những tổ chức liên kết khu vực thành công trên thế giới.
C. Đều bắt đầu trên cơ sở liên kết kinh tế, có tổ chức tiền thân.
D. Đều nhằm mang lại ổn định, thịnh vượng cho các thành viên.
Câu 16. Quốc gia nào không phải là thành viên của EU?
A. Pháp.
B. Rumani.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 17. Sự khác biệt giữa Liên minh Châu Âu (EU) và tổ chức ASEAN thể hiện ở điểm nào sau đây? 
A. Là tổ chức liên kết khu vực có vai trò và vị thế quốc tế cao. 
B. Sự liên kết của EU bắt đầu từ chính trị, ASEAN bắt đầu từ kinh tế.
C. Sự liên kết của EU bắt đầu từ kinh tế, ASEAN bắt đầu từ chính trị. 
D. Hình thành trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh. 
Câu 18. Cho các dữ liệu sau:
1. Nhiều nước EU bắt đầu sử dụng đồng EURO.
2. Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
3. Hội nghị cấp cao các nước EC tại Maxtrích (Hà Lan).
4. Bảy nước EU hủy bỏ kiểm soát việc đi lại của công dân qua biên giới của nhau.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian về quá trình ra đời và hoạt động của Liên minh châu Âu (EU).
A. 3,4,1,2.	B. 1,2,3,4.	C. 4,3,2,1.	D. 2,3,4,1.
Câu 19. Sự kiện làm giảm tình trạng đối đâu căng thẳng mở ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu?
A. 12 nước châu Âu kí Hiệp ước Maxtrích.
B. các nước tham gia Định ước Henxinki.
C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
D. cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo Xô - Mĩ trên đảo Manta (Địa Trung Hải).
Câu 20. Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
B. Khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước.
C. Thành lập sau khi đã trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, hoàn thành khôi phục kinh tế, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối từ các cường quốc lớn bên ngoài.
Câu 21. Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế có vai trò cơ bản nào sau đây?
A. Giải quyết các vấn đề về kinh tế và tiền tệ trên thế giới.	
B. Giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tiền tệ.
C. Giải quyết các vấn đề về kinh tế, tiền tệ và tài chính.	
D. Giải quyết vấn đề liên quan đến nguồn vốn, thị trường.
Câu 22. Yếu tố nào sau đây tác động đến việc các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực vào nửa sau thế kỉ XX?
A. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.	
B. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã bị sụp đổ.
C. Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện và ngày càng gia tăng.	
D. Thắng lợi của phong trào dân tộc dân chủ trên thế giới.
Câu 23. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh từ cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là
A. Liên hợp Quốc. B. Cộng đồng châu Âu.
C. Liên minh châu Âu.	 D. Tổ chức ASEAN.
Câu 24. Mục tiêu hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) ra đời năm 1993 nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế, tiền tệ.	 B. Chính trị, đối ngoại.
C. Chứng khoán.	 D. An ninh chung.
Câu 25. Khởi đầu về sự hình thành liên minh khu vực ở Tây Âu (vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX) là một liên minh thuộc lĩnh vực
A. tài chính.	 B. kinh tế. C. quân sự. 	D. chính trị. 
Câu 26. Sự kiện nước Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu - EU (từ năm 2016) đã tác động gì đến tình hình chung của khối?
A. Gây khó khăn trong quan hệ trao đổi tài chính trong khu vựC. 
B. Làm đảo lộn nền kinh tế, tài chính của các nước trong khu vực.
C. Làm đảo lộn tình hình tài chính, chính trị và an ninh của khu vựC. 
D. Gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Anh và khu vực.
Câu 27. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì
A. muốn xây dựng một mô hình nhà nước tư bản mang đặc sắc của châu Âu.	
B. Tây Âu gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt bởi nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản.
C. kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế và ảnh hưởng của Mĩ.	
D. muốn khẳng định về sức mạnh và tiềm lực kinh tế của khu vực Tây Âu.
Câu 28. Các nước Tây Âu thực hiện việc liên kết khu vực (từ năm 1951) dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Đều có chung đường biên giới trên bộ hoặc trên biển.	
B. Chung ngôn ngữ và thể chế chính trị - nhà nước tư bản. 
C. Có điểm tương đồng về nền văn hoá và trình độ phát triển.	
D. Muốn đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ, Liên Xô.
Câu 29. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về sự hình thành, phát triển của liên minh khu vực ở châu Âu và ASEAN?
A. Quá trình mở rộng thành viên không chịu sự tác động bởi Chiến tranh lạnh.	
B. Chịu sự chi phối của cuộc khủng hoảng năng lượng và xu thế toàn cầu hóa.
C. Phụ thuộc vào kết quả giành độc lập và khôi phục kinh tế của các dân tộC. 
D. Liên minh khu vực có sự chuyển biến to lớn sau khi trật tự Ianta sụp đổ.
Câu 30. Yếu tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng đồng tiền chung (Ơrô) trong toàn Liên minh châu Âu (EU)?
A. Đồng thuận.	 B. Thỏa thuận. C. Hợp tác. D. Bền vững.	
Câu 31. Hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều chịu sự chi phối của xu thế
A. toàn cầu hóa. B. thương mại hóa. C. hợp tác và ổn định.	 D. đa phương hóa.
Câu 32. Quá trình mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một biểu hiện của 
A. xu thế cải cách, mở cửa trên thế giới.	
B. xu thế hòa bình, ổn định trên thế giới.
C. toàn cầu hóa trên thế giới.	
D. thương mại hóa trên thế giới.
Câu 33. Cộng đồng châu Âu (EC) chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU, 1993) là sự kiện đánh dấu
A. Liên minh khu vực ở châu Âu đã hoàn chỉnh.	
B. sự chuyển biến to lớn của liên minh khu vực.
C. sự chuyển biến to lớn trong quan hệ Đông - Tây.	
D. EU trở thành trung tâm kinh tế-tài chính thế giới.
Câu 34. Một nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước Tây Âu từ những năm 60 của thế kỉ XX là gì? 
A. Sự hoạt động có hiệu quả của Liên minh châu Âu (EU).	
B. Kế hoạch Phục hưng châu Âu (Mácsan) của nước Mĩ.
C. Sự hoạt động của hiệu quả của Cộng đồng châu Âu (EC).	
D. Tây Âu thoát dần khỏi ảnh hưởng, chi phối của nước Mĩ.
Câu 35. Ngoài việc liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, Liên minh châu Âu (EU) ra đời còn nhằm hợp tác trên lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị và khoa học kĩ thuật.	 
B. Chính trị, chứng khoán, an ninh.
C. Chính trị, đối ngoại, an ninh chung.	 
D. Quân sự, chính trị và đối ngoại.
Câu 36. Cuộc đối đầu Đông - Tây (những năm 60 - 70 của thế kỉ XX) đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình "nhất thể hóa" trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu?
A. Làm chậm quá trình "nhất thể hóa" khu vực. 
B. Thúc đẩy việc ra đời của Liên minh châu Âu.
C. Hạn chế việc tương tác giữa các nước thành viên.	
D. Ảnh hưởng tới quá trình ra đời của đồng tiền Ơrô.
Câu 37. Nhận xét "Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" xuất phát từ cơ sở nào sau đây?
A. Đây là tổ chức có số lượng thành viên nhiều nhất.	
B. Tổ chức này chiếm 1/4 sản lượng GDP thế giới.
C. Có quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.	
D. Mở rộng thành viên, kết nối hai châu lục Á - Âu.
Câu 38. Năm 1975, Mĩ, Canađa và 33 nước châu Âu tham gia kí kết 
A. Hiệp ước Manxtrích tại Hà Lan về hợp tác. 
B. Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác.
C. Hiệp ước hòa bình và phát triển khoa học. 
D. liên minh quân sự để mở rộng khối NATO.
Câu 39. Sự kiện nào sau đây không liên quan tới sự hình thành và phát triển của liên minh khu vực ở châu Âu (EU)?
A. 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki (1975).	
B. Thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (1951).
C. Thành lập Cộng đồng nguyên tử châu Âu (1957).	
D. Các nước châu Âu kí Hiệp ước Manxtrích (1991).
Câu 40. Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức
A. liên kết quốc tế liên châu lục duy nhất trên thế giới.	
B. liên kết chính trị, khoa học kĩ thuật quốc tế Á - Âu.
C. quốc tế có số lượng thành viên lớn nhất trên thế giới.	
D. liên kết khu vực chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
Câu 41. Một điểm khác biệt về sự hình thành của liên minh khu vực ở Tây Âu so với liên minh khu vực ở Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. Chịu tác động của bối cảnh Chiến tranh lạnh.	
B. Thành lập xuất phát từ nhu cầu giữa các nước.
C. Hạn chế sự chi phối của nước lớn bên ngoài.	
D. Hình thành ban đầu từ một liên minh kinh tế.
Câu 42. Vào năm 1967, tổ chức nào sau đây được thành lập ở châu Âu?
A. Cộng đồng châu Âu (EC).	 
B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
C. Liên minh chính trị-quân sự NATO.	 
D. Cộng đồng than-thép châu Âu.
Câu 43. Khởi đầu của liên minh khu vực ở Tây Âu là sự thành lập tổ chức 
A. Cộng đồng chứng khoán châu Âu.	 
B. Cộng đồng than - thép châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.	 
D. Cộng đồng tài chính châu Âu.
Câu 44. Đoạn trích: "Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh” (Lịch sử 12, 2019) xuất phát từ nhận định nào sau đây?
A. Luôn có số lượng nước thành viên nhiều nhất.	
B. Chiếm hơn 1/4 tổng sản lượng GDP toàn cầu. 
C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.	
D. Các nước đều sử dụng đồng tiền chung (Ơrô).
Câu 45. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí dẫn đầu của Liên minh châu Âu (EU) khi so sánh với các liên minh khu vực khác trên thế giới?
A. Chiếm 1/4 tổng sản lượng GNP toàn cầu.	
B. Chiếm 1/4 tổng sản lượng GDP toàn cầu.
C. Thống nhất được sử dụng toàn châu Âu đồng tiền Ơrô.	
D. Thành công trong việc thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 46. Năm 1993, Cộng đồng châu Âu (EC) chính thức mang tên mới là Liên minh châu Âu (EU). Mục tiêu của tổ chức này là đẩy mạnh hợp tác, liên minh giữa các nước trong lĩnh vực 
A. kinh tế - tiền tệ, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật.	
B. kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
C. kinh tế, tài chính - ngân hàng và an ninh chung. 	
D. chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại khu vực.
Câu 47. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU)?
A. Xu thế liên kết khu vực đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.	
B. Hợp tác, liên kết nhằm thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
C. Nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển đi lên.	
D. Liên kết để trở thành đối trọng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 48. Điểm khác biệt nhất của Liên minh châu Âu (EU) so với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là gì?
A. Đề ra những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.	
B. Diễn ra quá trình "nhất thể hóa" cao độ về chính trị, kinh tế và tài chính.
C. Chỉ kết nạp thành viên là các nước công nghiệp phát triển (thuộc nhóm G20).	
D. Kết nạp rộng rãi các quốc gia ở toàn châu Âu có chế độ chính trị khác nhau.
(Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức có quá trình "nhất thể hóa", cao độ về chính trị, kinh tế, tài chính. EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tòa án châu Âu. Có đồng tiền chung....)
Câu 49. Nội dung nào sau đây đánh dấu bước ngoặt về sự chuyển biến của liên minh khu vực ở châu Âu?
A. Cộng đồng châu Âu (EC) thành lập trên cơ sở hợp nhất ba cộng đồng (1967).	
B. Cộng đồng than - thép và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu ra đời (1951, 1957).
C. Các nước châu Âu, Mĩ và Canađa cùng kí Định ước Henxinki (1975).	
D. Cộng đồng châu Âu (EC) đã chuyển thành Liên minh châu Âu (1993).
Câu 50. Về tính chất, Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết
A. chính trị - quân sự.	 B. giáo dục - tài chính.
C. khoa học - kĩ thuật.	 D. kinh tế - chính trị.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_de_luyen_thi_lich_su_lop_9.docx