Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 9

docx 14 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 15/10/2023 Lượt xem 717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 9
TỔNG HỢP CÁC ĐỀ
ĐỀ TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. "Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.". Đây là nội dung của định luật nào sau đây?
	A. Định luật Ôm.	B. Định luật Jun – Len-xơ.
	C. Định luật vạn vật hấp dẫn.	D. Định luật Húc.
Câu 2. Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành
	A. nhiệt năng.	B. cơ năng.	C. hoá năng.	D. quang năng.
Câu 3. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
	A. Vật liệu làm dây dẫn.	B. Tiết diện của dây dẫn.
	C. Khối lượng của dây dẫn.	D. Chiều dài của dây dẫn.
Câu 4. Khi phát biểu về định luật Ôm, ta không nhắc đến đại lượng nào sau đây?
	A. Điện trở.	B. Công suất.
	C. Cường độ dòng điện.	D. Hiệu điện thế.
Câu 5. Hai bóng đèn loại Đ1 (12 V – 12 W), Đ2 (6 V – 4,5 W) khi sáng bình thường có cường độ dòng điện I1 và I2 chạy qua. Tỉ số bằng
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 6. Một dụng cụ điện được mắc vào mạch điện tiêu thụ công suất P. Công của dòng điện sinh ra trong đoạn mạch này trong thời gian t là
	A. .	B. 	C. .	D. .
Câu 7. Dây dẫn có điện trở R được đặt vào hiệu điện thế U. Đại lượng được gọi là
	A. công suất tiêu thụ toàn mạch.	B. điện trở suất của dây.
	C. cường độ dòng điện chạy qua dây.	D. tiết diện tròn của dây.
Câu 8. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương Rtđ tính bằng công thức
	A. Rtđ = R1 + R2.	B. Rtđ = .	C. Rtđ =.	D. Rtđ = .
Câu 9. Để trang trí cho một quầy hàng, người ta sử dụng các bóng đèn loại 6 V – 9 W mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi 240 V thì chúng sáng bình thường. Số bóng đèn được sử dụng và cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn là
	A. 40 bóng; 1,5 A.	B. 60 bóng; 1,5 A.	C. 40 bóng; 4 A.	D. 60 bóng; 4 A.
Câu 10. Một đoạn mạch gồm hai điện trởmắc song song nhau được đặt vào hiệu điện thế U = 12 V thì có cường độ dòng điện I = 5 A chạy qua. Giá trị của R2 bằng
	A. 10 Ω.	B. 4 Ω.	C. 8 Ω.	D. 6 Ω.
Câu 11. Trên nhãn của một bàn là có ghi 220 V – 1100 W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là
	A. 5Ω.	B. 55 Ω.	C. 20 Ω.	D. 44Ω.
Câu 12. Hai dây dẫn A và B được làm từ cùng một vật liệu. Biết dây A dài gấp 2 lần dây B, tiết diện của dây B lớn hơn 4 lần tiết diện của dây A. Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. Dây A và dây B cản trở dòng điện tốt như nhau.
	B. Dây A cản trở dòng điện kém hơn dây B.
	C. Dây A và dây B cản trở dòng điện kém như nhau.
	D. Dây A cản trở dòng điện tốt hơn dây B.
Câu 13. Khi nồi cơm điện hoạt động, điện năng đã được biến đổi thành
	A.nhiệt năng.	B. cơ năng.	C. quang năng.	D. hóa năng.
Câu 14. Hai dây dẫn làm bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây có điện trở R1 dài 2 m, dây còn lại có điện trở R2 và dài 6 m. Tỉ số bằng
	A. 3.	B. 8.	C. .	D. 4.
Câu 15. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, ta phải sử dụng các dây dẫn có đặc điểm là
	A. cùng vật liệu, cùng chiều dài và cùng tiết diện.	
	B. khác chiều dài, khác vật liệu và khác tiết diện.
	C. cùng vật liệu, khác chiều dài và khác tiết diện.	
	D. khác chiều dài, cùng vật liệu và cùng tiết diện.
Câu 16. Trong tháng 3, một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150 W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ, sử dụng tủ lạnh có công suất 100 W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện khác có công suất tổng cộng là 500 W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Giả sử một số đếm công tơ điện có giá là 2000 đ, số tiền điện mà gia đình này phải trả trong tháng 3 là
	A. 161.200 đ.	B. 322.400 đ.	C. 156.000 đ.	D. 312.000 đ.
Câu 17. Mắc điện trở R = 20 Ω vào hiệu điện thế U = 10 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bằng
	A. 0,2 A.	B. 2 A.	C. 5 A.	D. 0,5 A.
Câu 18. Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?
	A. Dùng vật liệu bằng nhựa tách dây điện ra khỏi người.
	B. Dùng tay không kéo người ra khỏi dây điện.
	C. Gọi người sơ cứu hoặc trợ giúp.
	D. Ngắt ngay nguồn điện ở xung quanh.
Câu 19. Một biến trở con chạy làm bằng dây nikêlin có điện trở suất = 0,40.10-6m và tiết diện là 0,6 mm2 và gồm 1000 vòng quấn quanh lõi sứ hình trụ tròn có bán kính 10 cm. Biến trở này có điện trở lớn nhất là
	A. Ω.	B. Ω.	C. Ω.	D. Ω.
Câu 20. Một dây dẫn có điện trở R đang có dòng điện I chạy qua trong thời gian t. Theo đơn vị calo, hệ thức tính nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 21. Đơn vị nào sau đây là của điện năng?
	A. Ampe (A).	B. Vôn (V).	C. Jun (J).	D. Oát (W).
Câu 22. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo?
	A. Chiều dài dây dẫn làm biến trở.	 B. Nhiệt độ của biến trở.
	C. Tiết diện dây dẫn của biến trở.	 D. Điện trở suất của chất làm biến trở.
Câu 23. Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế là
	A. 4,8 V.	B. 7,2 V.	C. 2,8 V.	D. 3,2 V.
Câu 24. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết
	A. công suất điện mà gia đình sử dụng.
	B. thời gian sử dụng điện của gia đình.
	C. số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.
	D. điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 25. Một bóng đèn Đ (20 V – 10 W) được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức. Điện năng mà đèn Đ tiêu thụ trong 2 giờ là
	A. 72 kJ.	B. 720 kJ.	C. 36 kJ.	D. 360 kJ.
Câu 26. Biến trở là dụng cụ được dùng để
	A. đổi chiều dòng điện trong mạch.
	B. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
	C. đo hiệu điện thế toàn mạch.
	D. đo cường độ dòng điện toàn mạch.
Câu 27. Mạch điện AB gồm các điện trở như hình vẽ. Biết. Coi như điện trở của vôn kế rất lớn, công suất tỏa nhiệt trên R3 bằng 9,6 W. Số chỉ của vôn kế là
	A. 28 V.	B. 12 V.	C. 16 V.	D. 18 V.
Câu 28. Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn
	A. tăng gấp 6 lần.	B. tăng gấp 1,5 lần.
	C. giảm đi 6 lần.	D. giảm đi 1,5 lần.
Câu 29. Xét một đoạn mạch gồm hai điện trở thành phần R1 và R2 mắc nối tiếp nhau và có hiệu điện thế qua các điện trở lần lượt là U1 và U2. Hệ thức nào sau đây đúng?
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 30. Cho mạch điện như hình vẽ sau đây. Khi dịch chuyển con chạy C về phía M thì số chỉ của ampe kế và vôn kế thay đổi thế nào?
 A. Số chỉ của ampe kế tăng và số chỉ của vôn kế giảm.
 B. Số chỉ của ampe kế giảm và số chỉ của vôn kế tăng.
 C. Số chỉ của ampe kế và vôn kế đều tăng.
 D. Số chỉ của ampe kế và vôn kế đều giảm.
Câu 31. Mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau và có điện trở tương đương là R. Gọi (I, I1, I2), (U, U1, U2) lần lượt là cường độ dòng điện, hiệu điện thế toàn mạch và qua các điện trở R1 và R2. Các hệ thức nào sau đây là đúng?
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 32. Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở giá trị nào dưới đây?
 A. Có giá trị lớn nhất.	B. Có giá trị nhỏ nhất.	C. Có giá trị dương.	D. Có giá trị bằng 0.
Câu 33. Điện năng tiêu thụ được đo bằng
 A. vôn kế.	B. công tơ điện.	C. ampe kế.	D. lực kế.
Câu 34. Một bếp điện khi hoạt động có toàn bộ điện năng tiêu thụ trong thời gian 2 giờ là 2850000 J, biết rằng phần nhiệt năng được chuyển hóa từ điện năng là 2593500 J. Phần năng lượng vô ích (hao phí) của bếp điện đã mất đi là
 A. 356500 J.	B. 544000 J.	C. 256500 J.	D. 244000 J.
Câu 35. Mắc song song lần lượt hai vôn kế V1, V2 vào hai đầu các điện trở R1 và R2 đang mắc nối tiếp nhau thì thấy số chỉ của các vôn kế V1 và V2 lần lượt là 5 V và 3 V. Tỉ số bằng 
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 36. Đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1và Đ2 mắc nối tiếp nhau, bóng đèn Đ1 thuộc loại 6 V – 9 W. Khi hai đèn sáng bình thường thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 19 W. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn Đ2 bằng
 A. 15 V.	B. V.	C. 8 V.	D. V.
Câu 37. Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, người ta thường thay đổi một đại lượng nào đó nhằm thí nghiệm nhiều lần và chính xác hơn, đại lượng đó là đại lượng nào sau đây?
 A. Công suất P.	B. Hiệu điện thế U.	C. Cường độ dòng điện I.	D. Điện trở R.
Câu 38. Cách đổi đơn vị điện trở nào sau đây đúng?
 A. 1 kΩ = 1000 Ω = 0,01 MΩ. 	B. 1 MΩ = 1000 kΩ = 1000000 Ω. 
 C. 1 Ω = 0,001 kΩ = 0,0001 MΩ. 	D. 10 Ω = 0,1 kΩ = 0,00001 MΩ.
Câu 39. Cho 4 dây dẫn có thông số kĩ thuật như sau:
Dây
Vật liệu
Chiều dài
Đường kính
1
Nicrôm () 
1800 mm
0,3 mm
2
Nicrôm ()
2700 mm
0,3 mm
3
Constantan ()
5400 mm
0,3 mm
4
Constantan ()
2700 mm
0,3 mm
Để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu thì phải chọn 2 dây dẫn nào để làm thí nghiệm khảo sát?
 A. Dây 2 và dây 3. 	 B. Dây 1 và dây 2. 	C. Dây 2 và dây 4. 	D. Dây 1 và dây 3.
Câu 40. Điện năng không thể biến đổi thành
 A. quang năng.	B. cơ năng.	C. năng lượng nguyên tử.	D. hóa năng.
MÃ ĐỀ THI 101
1
2
3
4
5
6
B
A
C
B
C
D
7
8
9
10
11
12
C
C
A
B
D
D
13
14
15
16
17
18
A
A
D
B
D
B
19
20
21
22
23
24
D
A
C
A
A
D
25
26
27
28
29
30
A
B
C
A
A
A
31
32
33
34
35
36
A
A
B
C
B
B
37
38
39
40
B
B
C
C
ĐÈ SỐ 2
Câu 1. Một đoạn dây dẫn có chiều dài ; điện trở R; tiết diện S. Đại lượng được gọi là
 A. điện trở suất của vật liệu làm dây. 	 	B. cường độ dòng điện qua dây.
 C. hiệu điện thế qua dây.	D. chất liệu của dây.
Câu 2. Công suất của một dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường được gọi là
 A. công suất lớn nhất.	B. công suất nhỏ nhất.
 C. công suất định mức.	D. công suất trung bình.
Câu 3. Điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch là
 A. vôn kế.	B. ampe kế.	C. oát kế.	D. biến trở.
Câu 4. Hai dây dẫn có tiết diện S1 và S2, có điện trở R1 và R2. Hệ thức nào sau đây đúng?
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 5. Một thiết bị điện có hiệu điện thế định mức U và cường độ dòng điện định mức I. Công suất định mức P của dụng cụ đó được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 6. Năng lượng của dòng điện được gọi là
 A. hóa năng.	B. nhiệt năng.	C. cơ năng.	D. điện năng.
Câu 7. Ôm (Ω) là đơn vị của đại lượng nào sau đây?
 A. Điện trở.	B. Cường độ dòng điện.	C. Hiệu điện thế.	 D. Công suất.
Câu 8. Một dây dẫn được đặt vào hiệu điện thế U thì có cường độ dòng điện I chạy qua. Khi dây dẫn được đặt vào hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện chạy qua dây là
 A. I.	B. .	C. I + 2.	D. 2I.
Câu 9. Ngoài đơn vị Jun, công của dòng điện còn được đo bằng kWh. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
 A. 1 kWh = 3,6.105 J.	B. 1 kWh = 3,6.106 J. C. 1 kWh = 6,3.106 J. D. 1 kWh = 6,3.105 J.
Câu 10. Mạch điện gồm hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 40 Ω mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là
 A. 60 Ω.	B. 20 Ω.	C. Ω.	D. Ω.
Câu 11. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm nào sau đây?
 A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.
 B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.
 C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.
 D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.
Câu 12. Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có
	A. chiều dài 1 m tiết diện đều 1 m2.	B. chiều dài 1 m tiết diện đều 1 cm2.
 C. chiều dài 1 m tiết diện đều 1 mm2 .	D. chiều dài 1 mm tiết diện đều 1 mm2.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là của định luật Jun – Len-xơ?
 A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
	B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
	C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
 D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 14. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A. Dây dẫn ấy có điện trở là
	A. 3 Ω.	B. 12 Ω.	C. 0,33 Ω.	D. 1,2 Ω.
Câu 15. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức và công suất định mức là Đ (6 V – 4,5 W). Để bóng đèn này sáng thì cường độ dòng điện I đi qua đèn phải có điều kiện là
 A. A.	B. A.	C. A.	D. A.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Một dây dẫn điện có điện trở R có cường độ dòng điện I chạy qua. Trong thời gian t, nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn được xác định bởi công thức nào sau đây?
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2. Thiết bị điện nào sau đây biến đổi điện năng chủ yếu thành cơ năng?
 A. Nồi cơm điện.	B. Bóng đèn LED.	C. Máy phát điện.	D. Quạt điện.
Câu 3. Một dây dẫn điện có điện trở R và có chiều dài . Nếu một dây dẫn khác được làm từ cùng chất liệu và tiết diện với dây trên nhưng có chiều dài thì dây này sẽ có điện trở là
 A. .	B. 3R.	C. R.	D. R + 3.
Câu 4. Điện trở có đơn vị nào sau đây?
 A. Vôn (V).	B. Ampe (A).	C. Ôm (Ω).	D. Oát (W).
Câu 5. Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng
 A. cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần và đều như nhau.
 B. tích cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần.
 C. tổng cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần.
 D. hiệu cường độ dòng điện qua các điện trở thành phần.
Câu 6. "Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.". Đây là nội dung của
 A. định luật Jun – Len-xơ.	B. định luật Ôm.
 C. định luật vạn vật hấp dẫn.	D. định luật bảo toàn năng lượng.
Câu 7. Mắc song song hai điện trở R1 và R2 (với R1 > R2) thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương R của đoạn mạch thõa mãn điều kiện nào sau đây?
 A. R1 > R > R2.	B. R = R2 R2.
Câu 8. Hai điện trở R1 và R2 = 3R1 mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có thể là
 A. .	 	B. 4R2.	C. 4R1.	D. .
Câu 9. Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng lên thì cường độ dòng điện qua bóng đèn sẽ
 A. tăng rồi giảm.	B. giảm rồi tăng.	C. tăng lên.	D. giảm đi.
Câu 10. Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6 Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω. Giá trị của R2 là
	A. R2 = 2 Ω.	 B. R2 = 3,5 Ω.	 C. R2 = 4 Ω.	D. R2 = 6 Ω.
Câu 11. Một bóng đèn có ghi 220 V – 40 W. Bóng đèn sáng bình thường trong 30 phút thì tiêu thụ lượng điện năng bằng
 A. 88000 J.	B. 12000 J.	C. 66000 J.	D. 72000 J.
Câu 12. Một bóng đèn dây tóc có ghi 220 V – 88 W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện đi qua đèn có cường độ bằng
 A. 0,4 A.	B. 0,5 A.	C. 0,8 A.	D. 1,0 A.
Câu 13. Mạch điện gồm hai điện trở R1 = R2 = R được đặt vào hiệu điện thế U không đổi. Xét trong cùng một thời gian t, khi hai điện trở mắc nối tiếp thì công của dòng điện qua đoạn mạch là A1, khi hai điện trở này mắc song song thì công của dòng điện qua đoạn mạch là A2. Tỉ số là
 A. 4.	B. .	C. 2.	D. .
Câu 14. Cơ thể người tiếp xúc với dây trần có hiệu điện thế nào dưới đây thì có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
 A. 20 V.	B. 5 V.	C. 15 V.	D. 220 V.
Câu 15. Mạch điện gồm hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau, một vôn kế mắc song song với dây có điện trở R2 và một ampe kế mắc nối tiếp với cả hai dây. Hai dây dẫn có cùng chiều dài m, cùng được làm từ đồng có điện trở suất Ωm nhưng khác tiết diện. Khi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch thì thấy số chỉ của ampe kế và vôn kế lần lượt là 1 A và 15 V. Biết . Tiết diện của dây có điện trở R1 là
 A. 1,51.10-9 m2.	B. 1,36.10-8 m2.	C. 5,15.10-9 m2.	D. 5,51.10-9 m2.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Đơn vị của công suất là
 A. Vôn (V).	B. Oát (W).	C. Ampe (A).	D. Ôm (Ω).
Câu 2: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau thì điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch được xác định bởi biểu thức
 A. Rtđ=R1R2. 	B. Rtđ=R1- R2.	C. Rtđ=R1+R2.	D. Rtđ=R1R2R1+R2.
Câu 3: Công tơ điện là dụng cụ dùng để đo
 A. cường độ dòng điện.	B. điện trở.	C. công của dòng điện.	D. hiệu điện thế.
Câu 4: Đoạn mạch gồm điện trở R được đặt vào hiệu điện thế U. Công suất điện của đoạn mạch được xác định bởi biểu thức
 A. ℘=UR2. 	B. ℘=U2R.	C. ℘=UR2.	D. ℘=U2R.
Câu 5: Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là
 A. thanh quét C1 và thanh quét C2.	B. nam châm và dây dẫn.
 C. nam châm và khung dây dẫn.	D. dây dẫn và khung dây dẫn.
Câu 6: Khi sử dụng bóng đèn, điện năng chủ yếu được biến đổi thành
 A. cơ năng.	B. nhiệt năng.	C. quang năng.	D. hóa năng.
Câu 7: Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ được gọi là
 A. quang phổ.	B. từ phổ.	C. điện phổ.	D. ánh sáng.
Câu 8: Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và được dùng để
 A. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.	B. điều chỉnh công suất toàn mạch.
 C. đổi chiều dòng điện trong mạch.	D. giảm tỏa nhiệt trên dây dẫn.
Câu 9: Một dây dẫn điện có điện trở suất ρ, chiều dài l, tiết diện dây dẫn S. Điện trở R của dây dẫn được xác định bởi biểu thức
 A. R=ρSl. 	B. R=lSρ.	B. R=ρSl.	D. R=ρlS.
Câu 10: Khi tăng chiều dài của một dây dẫn điện lên 3 lần và giảm tiết diện của dây đi 3 lần thì điện trở của dây sẽ
 A. tăng lên 9 lần.	B. tăng lên 3 lần.	C. giảm đi 3 lần.	D. giảm đi 9 lần.
Câu 11: Để nhận biết từ trường trong không gian, ta có thể dùng
 A. ampe kế.	B. nam châm điện.	C. vôn kế.	D. kim nam châm.
Câu 12: Một thiết bị điện tiêu thụ một lượng điện năng Atp thì có phần năng lượng được chuyển hóa từ điện năng là Ai. Hiệu suất sử dụng điện năng H của thiết bị trên được xác định bởi biểu thức
 A. H=AiAtp.100.	B. H=AtpAi.100.	C. H=AiAtp.	D. H=AtpAi.
Câu 13: Một đoạn mạch gồm điện trở R có cường độ dòng điện I chạy qua. Đại lượng U=IR được gọi là
 A. điện trở suất của của vật liệu làm điện trở.	B. tiết diện của dây dẫn làm điện trở.
 C. công suất điện của toàn mạch.	D. hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
Câu 14: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song nhau thì điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch được xác định bởi biểu thức
 A. Rtđ=R1R2. 	B. Rtđ=R1- R2.	C. Rtđ=R1+R2.	D. Rtđ=R1R2R1+R2.
Câu 15: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song nhau thì cường độ dòng điện qua hai điện trở lần lượt là I1 và I2. Biểu thức nào sau đây đúng?
 A. R1R2=I1I2.	B. R1R2=I2I1.	C. R1R2=I1I2.	D. R1R2=I2I1.
Câu 16: Một đoạn mạch khi được đặt vào hiệu điện thế U thì có công suất điện ℘. Trong khoảng thời gian t, công A của dòng điện được xác định bởi biểu thức
 A. A=U℘t.	B. A=U2℘t.	C. A=℘t.	D. A=℘t.	
Câu 17: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực F lên kim nam châm đặt gần nó. Lực F đó được gọi là
 A. lực từ.	B. lực điện từ.	C. lực điện.	D. lực hút. 
Câu 18: Hình ảnh đường sức từ xung quanh nam châm có hình dạng là
 A. những đường tròn.	B. những đường thẳng.
 C. những đường cong.	D. những đường elip.
Câu 19: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.	B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
 C. Tiết diện dây dẫn.	D. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn.
Câu 20: Khi nói về các đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
 A. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần.
 B. Cường độ dòng điện qua mạch của đoạn mạch nối tiếp bằng với cường độ dòng điện qua từng điện trở thành phần.
 C. Công suất điện của đoạn mạch nối tiếp hay song song đều bằng tổng các công suất điện của các điện trở thành phần.
 D. Hiệu điện thế của toàn mạch song song bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.
Câu 21: Hình vẽ bên miêu tả dụng cụ nào sau đây?
A. Nam châm điện.	B. Nam châm vĩnh cửu.	
C. Khung dây dẫn.	D. Kim nam châm.
Câu 22: Một bóng đèn có ghi thông số 220 V – 70 W. Bóng đèn này sẽ hoạt động với công suất bằng đúng với công suất định mức nếu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn có giá trị 
 A. dưới 220 V.	B. bằng 220 V.	C. trên 220 V.	D. bằng 70 V.
Câu 23: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí
 A. vuông góc với kim nam châm.	B. song song với kim nam châm.
 C. tạo với kim nam châm một góc nhọn.	D. tạo với kim nam châm một góc tù.
Câu 24: Một điện trở R = 20 Ω được đặt vào hai đầu một hiệu điện thế U = 10 V. Cường độ dòng điện I đi qua điện trở có giá trị bằng
 A. 2 A.	B. 0,5 A.	C. 200 A.	D. 5 A.
Câu 25: Số đếm của công tơ điện đối với một bóng đèn thắp sáng trong 4 giờ liên tục là 0,3 kW.h. Khi đổi sang đơn vị Jun (J), lượng điện năng mà bóng đèn đã sử dụng là
 A. 1 080 000 J.	B. 1 890 000 J.	C. 1 050 000 J.	 	D. 1 290 000 J.
Câu 26: Một biến trở con chạy có giá trị có thể thay đổi chỉ trong khoảng từ 0 đến RM. Dây dẫn làm biến trở có chiều dài ℓ = 40 m, làm từ nicrom có điện trở suất ρ = 1,1.10-6 Ω.m, tiết diện tròn của dây có đường kính 1 mm. Giá trị của RM gần bằng
 A. 56 Ω.	B. 28 Ω.	C. 58 Ω.	D. 26 Ω.
Câu 27: Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R = 27 Ω trong mạch điện. Khi đặt hiệu điện thế 3U vào hai đầu điện trở trên thì giá trị của điện trở là
 A. 9 Ω.	B. 81 Ω.	C. 27 Ω.	D. 30 Ω.
Câu 28: Một nam châm điện có số vòng dây n và có cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là I. Để tăng lực từ của nam châm điện thì ta có thể sử dụng nam châm điện này với
 A. số vòng dây là n2 và cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là I.
 B. số vòng dây là n và cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là I2.
 C. số vòng dây là n2 và cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là I2.
 D. số vòng dây là 2n và cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây là 2I.
Câu 29: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 3 V – 1,2 W. Bóng dèn dây tóc này có điện trở là
 A. 7,5 Ω.	B. 2,5 Ω.	C. 0,4 Ω.	D. 3,6 Ω.
Câu 30: Hai thanh nam châm được đặt trên cùng một mặt phẳng như hình vẽ. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
 A. Hai thanh nam châm sẽ hút nhau.	B. Hai thanh nam châm sẽ đẩy nhau.
 C. Hai thanh nam châm sẽ vẫn đứng yên.	D. Hai thanh nam châm sẽ đổi cực.
Câu 31: Hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 mắc nối tiếp nhau thì có điện trở tương đương là R = 60 Ω. Giá trị của R2 bằng
 A. 40 Ω.	B. 3 Ω.	C. 80 Ω.	D. 120 Ω.
Câu 32: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong một phút là
 A. 60 000 J.	B. 40 000 J.	C. 20 000 J.	D. 30 000 J.
Câu 33: Bốn hình vẽ sau đây miêu tả chiều của lực điện từ, đường sức từ tác dụng vào một dây dẫn đặt giữa hai cực của một nam châm. Hình vẽ nào sau đây đúng?
 A. Hình 2.	B. Hình 1.	C. Hình 4.	D. Hình 3.
Câu 34: Một cái ấm siêu tốc có ghi 220 V – 1100 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V. Bỏ qua nhiệt lượng bị hao phí của ấm, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, thời gian cần thiết để ấm đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C là
 A. 3054 s.	B. 763 s.	C. 3818 s.	D. 2545 s.
Câu 35: Hình bên diễn tả một ống dây gồm các vòng dây được nối với nguồn điện chưa biết dấu các cực và một kim nam châm. Phát biểu nào sau đây sai?
 A. Có thể sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện đi qua dây dẫn.
 B. Điểm A chính là cực âm của nguồn điện.
 C. Bên phải của ống dây là cực Bắc.
 D. Không thể sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định số đường sức từ bên trong ống dây.
Câu 36: Cho mạch điện như hình vẽ. Khi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch thì thấy số chỉ của ampe kế A1 là 2 A, số chỉ của ampe kế A là 5 A. Mối liên hệ giữa R1 và R2 là
 A. R1=32R2.	B. R1=23R2.	
 C. R1=52R2.	D. R1=25R2.	
Câu 37: Mạch điện gồm hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp nhau và được đặt vào hiệu điện thế không đổi U = 20 V. Mắc thêm điện trở R3 = 10 Ω vào mạch thì thấy cường độ dòng điện toàn mạch là I = 2 A. Cách mắc của R3 là
 A. mắc song song với điện trở R1.	B. mắc song song với điện trở R2.
 C. mắc song song với cả hai điện trở.	D. mắc nối tiếp với cả hai điện trở.
Câu 38: Để đun sôi một ấm nước người ta có thể dùng hai dây dẫn có điện trở R1 = 30 Ω, R2 = 60 Ω và một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Nếu chỉ dùng dây có điện trở R2 mắc vào nguồn điện trên thì sau 10 phút nước sôi. Giả sử nếu dùng 2 dây R1, R2 ghép nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra so với khi dùng dây R1 là như nhau, thời gian đun ấm nước trên khi đó là
 A. 700 s.	B. 800 s.	C. 900 s.	D. 750 s.
Câu 40: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế không đổi U = 12 V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,3 A và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là 0,9 W. Nếu mắc song song hai điện trở này thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I' = 1,6 A, công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 khi này
 A. tăng thêm 14,4 W.	B. giảm bớt 14,4 W.	C. tăng thêm 13,5 W.	D. giảm bớt 13,5 W.
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Đơn vị của điện trở suất là
 A. Ω/m.	B. m/Ω.	C. Ω.m.	D. Ω.m2.
Câu 2: Mạng điện dân dụng có hiệu điện thế hiệu dụng bằng
 A. 40 V.	B. 220 V.	C. 500 V.	D. 120 V.
Câu 3: Một đoạn dây dẫn có điện trở R đang có dòng điện có cường độ I chạy qua. Trong khoảng thời gian t, nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn dây dẫn đó được xác định bởi biểu thức
 A. Q=RIt. 	B. Q=R2It.	C. Q=RI2t.	D. Q=RI2t.
Câu 4: Khi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch thì thấy cường độ dòng điện qua mạch chính là I. Đại lượng P=UI được gọi là
 A. điện trở của dây dẫn điện.	B. công suất điện của đoạn mạch.
 C. chiều dài của dây dẫn điện.	D. công của dòng điện.
Câu 5: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có
 A. từ trường.	B. điện trường.	C. trọng trường.	D. điện tích.
Câu 6: Nam châm không có ứng dụng nào sau đây?
 A. Loa điện.	B. Rơle điện từ.	C. Chuông báo động.	D. Bàn là.
Câu 7: Điện trở có đơn vị là ôm (Ω). 1 ôm được xác định bằng
 A. 1 ampevôn. 	B. 1 vônampe.	C. 1 vôn.ampe.	D. 2 vôn.ampe.
Câu 8: Một đoạn dây dẫn có điện trở R được làm từ loại vật liệu có điện trở suất ρ. Một đoạn dây dẫn khác có cùng chiều dài và tiết diện với đoạn dây trên nhưng có điện trở R' và được làm từ vật liệu có điện trở suất ρ'. Hệ thức đúng là
 A. RR'=ρ'ρ.	B. RR'=ρρ'.	C. R.R'=ρ'ρ.	D. R.R'=ρρ'.
Câu 9: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi hoạt động, động cơ điện một chiều chuyển hóa
 A. nhiệt năng thành cơ năng.	B. điện năng thành cơ năng.
 C. cơ năng thành nhiệt năng.	D. cơ năng thành điện năng.
Câu 10: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều ngón tay cái choãi ra 900 chỉ 
 A. chiều của dòng điện.	B. chiều của lực điện từ.	C. chiều của đường sức từ.	D. chiều của lực từ.
Câu 11: Hai điện trở R1 và R2 (R1 = R2) khi mắc nối tiếp dưới hiệu điện thế không đổi U = 10 V thì có cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,25 A. Giá trị của R2 bằng 
 A. 10 Ω.	B. 20 Ω.	C. 30 Ω.	D. 40 Ω.
Câu 12: Một khu dân cư sử dụng công suất điện trung bình là 4,95 kW với hiệu điện thế 220 V. Dây tải điện từ trạm cung cấp tới khu dân cư này có điện trở tổng cộng là 0,8 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện xấp xỉ bằng
 A. 283 V.	B. 238 V.	C. 157 V.	D. 202 V.
Câu 13: Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng, để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000 N lên tới độ cao 15 m trong khoảng thời gian 40 s thì phải dùng một động cơ điện có công suất điện nhỏ nhất bằng
 A. 700 W.	B. 750 W.	C. 800 W.	D. 850 W.
Câu 14: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
 A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
 B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
 C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
 D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 15: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở: Điện trở R1 = a Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5 A, điện trở R2 = a2 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2 A. Khi hai điện trở trên mắc song song với nhau thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch là
 A. 1,5a V.	B. a V. 	C. 2,5a V.	D. 0,5a V.
ĐỀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Một dây dẫn bằng Nikêlin có đường kính tiết diện 0,2 mm, có điện trở 80 W , điện trở suất của Nikêlin là 0,40.10 – 6 W m. Tính chiều dài của dây.
Câu 2. Trên một bóng đèn có ghi 120 V – 60 W. Đèn này được sử dụng với hiệu điện thế 120 V.
Nêu ý nghĩa các con số ghi trên đèn.
Tính cường độ dòng điện qua đèn và điện trở của đèn.
Tính điện năng mà đèn sử dụng trong 3 giờ theo đơn vị Jun và kWh.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Một bóng đèn Đ loại 9 V – 6 W được mắc vào hiệu điện thế U = 10 V, biết rằng đèn sáng bình thường. Bỏ qua điện trở của dây nối.
 a) Tính cường độ dòng điện I qua đèn.
 b) Tính điện năng tiêu thụ của đèn trong 40 phút (Tính theo đơn vị kWh và Jun).
 c) Nếu giảm hiệu điện thế toàn mạch đi một lượng 1 V thì đèn sẽ sáng như thế nào?
Câu 2. Một ấm điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 220 và cường độ dòng điện qua bếp là 2 A.
 a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong một phút.
 b) Dùng bếp để đun sôi 3 l nước ở nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 20 phút. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính hiệu suất của ấm.
Câu 3 (Câu này rất khó, bạn nào cảm thấy mình chắc kiến thức rồi thì mới làm nhe). Cho mạch điện như hình vẽ sau đây. Biến trở AB có chiều dài = 1,3 m, tiết diện S = 0,1 mm2, điện trở suất của chất liệu làm dây là Ω.m, U là hiệu điện thế không đổi. 
 a) Biết rằng biến trở có thể thay đổi giá trị từ 0 đến R. Tính giá trị của R.
 b) Nhận thấy khi con chạy C ở các vị trí cách đầu A hoặc đầu B những đoạn như nhau bằng 40 cm thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở là như nhau. Tính giá trị của R0.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế không đổi U = 6 V. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện I của toàn mạch.
c) Mắc thêm điện trở R3 nối tiếp với điện trở R1 thì có dòng điện chạy qua toàn mạch có cường độ . Tính điện trở R3.
Câu 2: Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Mắc nối tiếp một ampe kế với hai điện trở trên thì thấy số chỉ của ampe kế là 1,5 A. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Vẽ sơ đồ mạch điện của toàn mạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_9.docx