Bộ đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 9 Học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 9 Học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 9 Học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
Bộ đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 9
Học kỳ 1 Năm học 2015-2016
Đề số 1 Bài viết số 1- văn thuyết minh
(Thời gian làm bài 90 phút)
Đề bài: Cây lúa Việt Nam
Đáp án- Thang điểm
Mở bài (1đ): Giới thiệu cây lúa Việt Nam
( Có thể giới thiệu nghề trồng lúa ở Việt Nam hoạc giá trị của hạt lúa gạo)
Thân bài (8đ)
Nguồn gốc của cây lúa (1đ)
Đặc điểm và quá trình phát triển (2đ)
Các giống lúa và quá trình lai ghép (1đ)
Quá trình phát triển qua các giai đoạn sinh trưởng (1đ)
Giá trị vật chất của cây lúa (2đ)
Rơm rạ ủ phân, lợp nhà, làm nấm (0,25đ)
Vỏ trấu làm phân bón (0,25đ)
Cám làm thức ăn gia súc (0,5đ)
 Gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày,còn để nấu rượu, làm bánh(0,5đ)
Lúa gạo để xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước (0,5đ)
- Giá trị tinh thần của cây lúa (2đ)
Làm phẩm vật để thờ cúng (0,5đ)
Xuất hiện trong thơ ca nhạc họa (0,5đ)
Biểu tượng trên quốc huy Việt Nam, ASEAN (1đ)
Bệnh của lúa, các loại sâu hại (1đ)
Kết bài (1đ)
Sự gắn bó của cây lúa với đời sống người Việt Nam
Tình cảm đối với cây lúa
Lưu ý : Trừ điểm lỗi chính tả, câu, diễn đạt không quá 1đ
 Cách cho điểm cụ thể:
Điểm 9,0 – 1,0: nội dung thuyết minh đầy đủ sâu sắc, lời văn thuyết minh chính xác, sinh động, hấp dẫn.
Điểm 7 – 8: đủ ý cơ bản, đôi chỗ thuyết minh chưa chính xác, sử dụng yếu tố miêu tả một số chỗ chưa hợp lý, lời văn chưa sinh động hấp dẫn.
Điểm 5 – 6: bài làm còn thiếu một vài ý vận dụng yếu tố miêu tả, nhiều chỗ chưa phù hợp, mắc một vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 3-4: thuyết minh được một vài ý, chưa vận dụng được một số yếu tố miêu tả trong bài văn, chữ viết cẩu thả, mắc vài lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Đề số 2 Bài viết số 2- văn tự sự
(Thời gian làm bài 90 phút)
Đề bài: Tưởng tưởng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm trường cũ, Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể laị buổi thăm trường đầy xúc động đó
Đáp án- Thang điểm
( Hình thức một bức thư, nội dung là một bài văn tự sự)
1 - Mở bài: ( 1đ):
 ( Phần mở đầu của một bức thư)
 Giới thiệu lí do khiến em về thăm trường cũ và viết thư cho bạn
2- Thân bài (8đ): 
(Phần nội dung chính của bức thư, kể lại diễn biến của buổi về thăm trường)
Khi về trường cũ thì cảnh sắc như thế nào, không gian, thời gian(1đ)
Gặp gỡ ai, không gặp gỡ ai? Vì sao? (2đ)
Nhắc lại những kỉ niệm buồn vui về họ dưới mái trường này (1đ)
Gợi lại một kỷ niệm sâu sắc về thầy cô giáo cũ hoặc bạn bè, qua một hiện vật hoặc hình ảnh cũ (Hình dáng, phẩm chất, việc làm) (2đ)
Sự thay đổi hiện đại của ngôi trường so với trước đây (1đ)
Cảm xúc khi đến và khi ra về (1đ)
3- Kết bài: (1đ)
( Phần kết thúc của bức thư)
Thể hiện Bài học đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”
Lưu ý: 
 Học sinh có nhiều cách trình bày diễn đạt nhưng đảm bảo các nội dung trên, có cảm xúc và gắn với thực tế
 Trừ lỗi diễn đạt, câu, chính tả không quá 1đ
Cách cho điểm:
Điểm từ 9 – 10 điểm: chuyện kể hợp lý, sâu sắc, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
Điểm từ 7 – 8 điểm: chuyện kể hợp lý, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu nên trên.
Điểm từ 5 – 6 điểm: đúng kiểu loại văn bản, kể đúng nội dung nhưng còn có phần sơ sài, diễn đạt còn non vụng.
Điểm từ 3 – 4: đúng nội dung nhưng quá sơ sài hoặc kể lan man, xa đà, không đi vào chủ đề chính, diễn đạt quá yếu.
Điểm 1_2: thiếu hoặc sai hoàn toàn
Đề số 3 Kiểm tra về truyện trung đại
(Thời gian làm bài 45 phút)
Đề bài:
1,Tìm những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
2, Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều
Đáp án- Thang điểm
 Câu 1:(3đ): Những điểm giống nhau của hai tác phẩm
Thể loại, ngôn ngữ: Truyện thơ Nôm lục bát (1đ)
Nghệ thuật xây dựng nhân vật (2đ)
 + Với nhân vật chính diện nghiêng về ước lệ, tượng trưng,đề cao và ca ngợi (0,5đ)
+ Với nhân vật phản diện nghiêng về tả thực (0,5đ)
+ Tính cách nhân vật được thể hiện qua ngoại hình, chân dung, lời nói cử chỉ, hành động, đối thoại, độc thoại(1đ)
Câu 2: (7đ)
Trình bày một đoạn văn khoảng 20 dòng gồm các ý
Số phận: Sống phụ thuộc, chịu nhiều đau khổ
+ Thúy Kiều phải bán mình, bị lừa gạt, bán vào lầu xanh, phải chịu 15 năm lưu lạc đầy đau khổ (1đ)
+ Vũ Nương bị nghi ngờ thất tiết, oan ức phải chết uổng (1đ)
+ Họ tiêu biểu cho số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến- chế độ nam quyền (1đ)
Phẩm chất:
+ Họ là những người đẹp người, đẹp nết,dung nhan và tài sắc vẹn toàn (1đ)
+ Họ đều là những người con hiếu thảo thủy chung, bao dung độ lượng (1đ)
+ Họ mang nét đẹp truyền thống của phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (1đ)
Chúng ta cảm thông và khâm phục họ (1đ)
Đề số 4: Bài viết số 3- văn tự sự
(Thời gian làm bài 90 phút)
Đề bài: Hãy tưởng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó?
Đáp án- Thang điểm
Mở bài: (1đ) Giới thiệu tình huống gặp gỡ
Thân bài: (8đ)
+ Hoàn cảnh gặp gỡ: Trên chiến trường lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm, hoặc ở
bảo tàng hay buổi gặp mặt của các cựu chiến binh mà mình được tham dự (1đ)
+ Ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động (1đ)
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện (2đ)
+ Nội dung nói về vấn đề gì? Chiến tranh, gian khổ khó khăn, sự hy sinh, ước mơ về hòa bình, lời nhắn nhủ(2đ)
+ Những suy nghĩ tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai( Miêu tả nội tâm) (2đ)
Kết bài: Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước(1đ)
Cách cho điểm:
Điểm từ 9 – 10 điểm: chuyện kể hợp lý, sâu sắc, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
Điểm từ 7 – 8 điểm: chuyện kể hợp lý, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu nên trên.
Điểm từ 5 – 6 điểm: đúng kiểu loại văn bản, kể đúng nội dung nhưng còn có phần sơ sài, diễn đạt còn non vụng.
Điểm từ 3 – 4: đúng nội dung nhưng quá sơ sài hoặc kể lan man, xa đà, không đi vào chủ đề chính, diễn đạt quá yếu.
Điểm 1_2: thiếu hoặc sai hoàn toàn
Đề số 5: Kiểm tra Tiếng Việt
 (Thời gian làm bài 45 phút)
 Đề bài:
 Cho đoạn thơ sau:
Gần miền có một mụ nào
Đưa người tiễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 a, Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vì sao ?
 b, Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp ? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp ?
 c, Thống kê từ Hán Việt theo mẫu “viễn khách”: viễn + x
2, Viết đoạn văn (5-7 câu)trong đó có cách dẫn gián tiếp?
 Đáp án- Thang điểm
 Câu 1: (7đ)
 a, Vi phạm phương châm lịch sự vì nói cộc lốc, không thưa gửi (1đ)
 Ngoài ra còn vi phạm phương châm về chất vì nói dối (1đ)
 b, Hai câu thơ sau có lời dẫn trưc tiếp vì trích nguyên văn lời của MGS và đặt trong dấu ngoăc kép (2đ)
 c,- viễn khách, viễn du, viễn dương, viễn xứ, viễn cảnh(1đ)
 - Tứ tuần, tứ mã, tứ hải, tứ quý, tứ giác(1đ)
 - Vấn danh, vấn an, vấn tâm, vấnđạo, vấn đáp(1đ)
 Câu 2: (3đ)
Viết đúng đoạn văn khoảng 5-7 câu có lời dẫn gián tiếp và chú thích đúng-3đ
Đề số 6: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
 (Thời gian làm bài 45 phút)
 Đề bài
1, Vì sao nhà thơ nguyễn Duy ( Trong bài thơ “ Ánh trăng” lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc ?
2, Trong các nhân vật của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
 Đáp án- Thang điểm
Câu 1: (4đ) Diễn đạt nhiều cách, nhưng gồm các ý sau
Vì nhớ quá khứ nghĩa tình (1đ)
Trách mình vô tình quên ơn (1đ)
Ngẫm lại cách sống của mình (1đ)
Cái cảm giác tự nhiên của con người biết sám hối (1đ)
Câu 2: (6đ) Vriết đoạn văn khoảng 20 dòng gồm các ý chính sau:
 Thích nhân vật anh thanh niên vì:
Anh là người say mê và có tinh thần trách nhiệm với công việc (1đ)
Sôi nổi, yêu đời, vô tư, cởi mở, chân thành với mọi người (1đ)
Khao khát đọc sách, học tập. (1đ)
Khiêm tốn lịch sự tế nhị và quan tâm đến mọi người (1đ)
Anh TN tiêu biểu cho những con người lao động mới, cống hiến hết mình cho đất nướ và nhân dân (1đ)
Bài học và liên hệ bản thân (1đ)
Chú ý: Trừ lỗi chính tả, câu, diễn đạt không quá 1đ
Đề số 7 Bài kiểm tra học kì 1- Đề tổng hợp
(Thời gian làm bài 90 phút)
 I, Trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng các khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng “ Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
 ( Đồng Chí- Chính Hữu)
1, Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
 A. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B. Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
 C. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2, Câu nào dưới đây thể hiện đúng nhất ba câu thơ trích trên?
 A. Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội
 B. Sức mạnh của tình đồng chí đồng đội
 C. Biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.
3, Câu nào sau đây là cảm nhận không đúng về câu thơ “đầu súng trăng treo”?
 A. Hình ánh thơ chân thực cụ thể , giàu sức gợi cảm
 B. Hình ảnh thơ độc đáo mang ý nghĩa biểu tượng
 C. Câu thơ thể hiện sự kết hợp giữa chất hiện thực và chất lãng mạn
4, Từ “ Đầu” trong “ Đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa đen( Gốc)
 B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
 C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
 II, Tự luận
 1, Chọn 3 từ Hán Việt trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, sau đó giải nghĩa các từ đó?
 2, Viết một đoạn văn (7-10 câu) nói về tình cảm của người bà dành cho cháu trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt?
 3, Kể về một kỷ niêm sâu sắc của em với người bạn thân?
Đáp án
I, Trắc nghiệm(2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điếm
Câu 1: A
Câu 2; C
Câu 3: C
Câu 4: B
II, Tự luận
1, ( 1,5 điểm) Mỗi từ đúng 0,5 điếm)
 VD: Thất tiết: Thất là mất, tiết là tiết hạnh; “ Thất tiết” là mất đi tiết hạnh danh tiết
 Quan san: quan là cửa ải, san là núi; Chỉ nơi xa xôi, nơi biên giới
 Tư dung: Dáng vẻ và nhan sắc
2, ( 2 điểm) 
 Về hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, đủ số câu 
 Về nội dung: Đảm bảo ND: Nói về tình cảm của bà giành cho cháu, gồm các ý chính sau, mỗi ý 0,5đ
 - Bà chăm sóc con cháu hết lòng, yêu thương tận tụy
 - Bà chịu đựng khó khăn gian khổ, giàu đức hy sinh
 - Bà tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến với những phẩm chất cao quý
 - Chúng ta yêu mến quý trọng những người bà người mẹ, biết ơn và nguyện sẽ tu dưỡng, học tập tốt
3, Kể kỷ niệm sâu sắc với người bạn thân ( 4,5 Điểm)
 -Yêu cầu về hình thức: 
 Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần
 Bài viết cần kết hợp sử dụng các yếu tố:Văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
 - Yêu cầu về Nội dung: HS có thể làm theo nhiều các khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau
A, Mở bài (0,25đ): 
 Giới thiệu người bạn thân và kỷ niệm sâu sắc với bạn
B, Thân bài (4đ)
 Kể và Miêu tả ngoại hình của bạn để lại ấn tượng trong em (0,5đ)
 Giới thiệu tính cách, phẩm chất của bạn thông qua hành động việc làm (0,5đ)
 Kể kỷ niệm đáng nhớ với bạn ( Tình huống, diễn biến, kết thúc- bài học rút ra )- ( 2đ)
C, Kết bài (0,25đ) Ý nghĩa của tình bạn trong cuộc đời mỗi người.
 Tình cảm suy nghĩ của em qua kỷ niệm với bạn.
Lưu ý:
GV chấm bài linh hoạt khi cho điểm, khuyến khích những bài sáng tạo, trừ điểm diễn đạt, lỗi chính tả không quá 0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_De_KT_dinh_ky_Ngu_van_9_Ki_1_7_De.doc