Bài ôn Tập Vật lý 12: Sóng ánh sáng

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn Tập Vật lý 12: Sóng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn Tập Vật lý 12: Sóng ánh sáng
SÓNG ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
	Là hiện tượng ánh sáng bị tách thành nhiều màu khác nhau khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt. Theo thứ tự: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, trong đó ánh sáng đỏ lệch ít nhất, ánh sáng tím lệch nhiều nhất.
	Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của ánh sáng trong cùng một môi trường trong suốt không những phụ thuộc vào bản chất môi trường mà còn phụ thuộc vào tần số (hay màu sắc) của ánh sáng. Ánh sáng có tần số càng nhỏ thì chiết suất của môi trường càng nhỏ càng bị lệch ít và ngược lại.
	Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra và là cơ sở giải thích một số hiện tượng quang học như cầu vồng.
	Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi qua lăng kính mà chỉ bị lệch đường về phía đáy lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số đặc trưng xác định. Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền, phương truyền, bước sóng có thể thay đổi nhưng tần số, chu kì, màu sắc không đổi. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không là λo = c/f và trong môi trường có chiết suất n là λ = λo/n.
2. Giải thích màu sắc của vật
	Ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau. Một vật có màu sắc nào thì nó tán xạ ánh sáng đơn sắc màu đó đó và hấp thụ các màu sắc khác, vật màu trắng tán xạ tất cả các màu đơn sắc, vật màu đen hấp thụ tất cả màu đơn sắc.
	Tấm kính trong có màu nào chứng tỏ nó cho ánh sáng đơn sắc màu đó đi qua và hấp thụ tất cả các màu còn lại, tấm kính trong suốt không màu cho tất cả các màu đi qua.
3. Các công thức áp dụng làm bài toán tán sắc
	Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1.sini1 = n2.sini2.
	Công thức lăng kính: sin i = n sin r; sin i’ = n sin r’; A = r + r’; D = i + i’ – A
	Chiết suất lăng kính thỏa mãn: 
	Công thức tính góc lệch trong trường hợp khi góc chiết quang A và góc tới i đều nhỏ hơn 10°: D = (n – 1)A
	Khi góc chiết quang A và góc tới i đều nhỏ thì độ chênh lệch góc lệch giữa tia đỏ và tia tím qua lăng kính là ΔD = (nt – nđ)A tính theo radian.
	Khi đó bề rộng quan phổ thu được tại màn hứng song song với mặt phân giác góc chiết quang và cách mặt này một đoạn d là Δx = (nt – nđ)A.d. Các góc phải tính theo radian.
	Sự phản xạ toàn phần: Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới phải lớn hơn góc giới hạn trong đó: sinigh = n2/n1 (n2 < n1)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc?
	A. Để có ánh sáng trắng, ta có thể pha trộn một vài ánh sáng đơn sắc thích hợp.
	B. Vận tốc truyền ánh sáng trong một môi trường là như nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
	C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
	D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
	A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có màu xác định đặc trưng bởi tần số của nó.
	B. Trong một môi trường trong suốt mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
	C. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường là như nhau.
	D. Ánh sáng đơn sắc đổi màu khi đi từ không khí vào trong nước.
Câu 3. Một tia sáng nhìn thấy có màu vàng đi qua lăng kính thì tia ló ra
	A. luôn chỉ có màu vàng.	B. có thể có các màu khác nhau.
	C. có màu trắng vì lăng kính trong suốt	D. không bị lệch nếu có tính đơn sắc.
Câu 4. Chọn câu trả lời sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
	A. Có tần số không đổi trong các môi trường truyền khác nhau.
	B. Không bị tán sắc khi qua lăng kính.
	C. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
	D. Có bước sóng không đổi trong mọi môi trường.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng.
	A. Sóng ánh sáng nhìn thấy có phương dao động trùng với phương truyền vì ánh sáng truyền theo đường thẳng.
	B. Ánh sáng không nhìn thấy không thể là ánh sáng đơn sắc vì nhìn không biết màu gì.
	C. Vận tốc ánh sáng trong môi trường càng lớn nếu chiết suất của môi trường đó lớn.
	D. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi đề cập về chiết suất môi trường?
	A. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với mỗi ánh sáng đơn sắc tùy thuộc vào tần số của ánh sáng đó.
	B. Chiết suất của một môi trường có giá trị tăng đần từ màu tím đến màu đỏ.
	C. Chiết suất của môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó.
	D. Chiết suất của môi trường trong suốt khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 7. Chiếu ba chùm đơn sắc: đỏ, lam, vàng cùng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ thì thấy ba chùm tia ló hội tụ
	A. ở cùng một điểm trên trục chính gọi là tiêu điểm của thấu kính.
	B. ở ba điểm khác nhau trên trục chính theo thứ tự ra xa thấu kính là lam, vàng, đỏ.
	C. ở ba điểm khác nhau trên trục chính theo thứ tự ra xa thấu kính là đỏ, lam, vàng.
	D. ở ba điểm khác nhau trên trục chính theo thứ tự ra xa thấu kính là đỏ, vàng, lam.
Câu 8. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
	A. Màu vàng và tần số f.	B. Màu cam và tần số 1,5f.
	C. Màu cam và tần số f.	D. Màu vàng và tần số 1,5f.
Câu 9. Lá cây màu xanh lục sẽ
	A. tán xạ ánh sáng lục.	B. hấp thụ ánh sáng lục.
	C. đổi màu ánh sáng thành màu lục.	D. chỉ cho ánh sáng lục đi qua.
Câu 10. Ghép chồng hai tấm kính lọc tuyệt đối màu lục và màu đỏ rồi cho ánh sáng mặt trời đi qua sẽ thấy
	A. không có ánh sáng đi qua	B. Chỉ có ánh sáng lục và đỏ đi qua.
	C. Chỉ có ánh sáng lục đi qua	D. Chỉ có ánh sáng đỏ đi qua.
Câu 11. Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì thấy
	A. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
	B. So với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
	C. Tia khúc xạ chỉ có một màu vì có hai màu trộn lẫn với nhau.
	D. So với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
Câu 12. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng
	A. Có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
	B. Có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
	C. Có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
	D. Có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
Câu 13. Trong không khí ánh sáng một đơn sắc có bước sóng là λ = 720 nm, khi truyền vào nước bước sóng giảm còn λ’ = 360 nm. Tìm chiết suất của chất lỏng?
	A. n = 2,0	B. n = 1,0	C. n = 1,5	D. n = 2,5
Câu 14. Một ánh sáng đơn sắc có tần số dao động là 5.1013 Hz, khi truyền trong một môi trường có bước sóng là 600nm. Tốc độ ánh sáng trong môi trường đó là
	A. 3.105 km/s.	B. 3.104 km/s.	C. 3.103 km/s.	D. 3.102 km/s.
Câu 15. Một thấu kính hội tụ mỏng có hai mặt cầu cùng bán kính 10cm. Chiết suất của thấu kính đối với tia tím bằng 1,69 và đối với tia đỏ là 1,60. Khoảng cách giữa tiêu điểm của tia tím và tiêu điểm của tia đỏ là
	A. 1,2 cm	B. 1,4 cm	C. 1,1 cm	D. 1,8 cm
Câu 16. Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 8° theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,0 m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là
	A. 4,0°.	B. 5,2°.	C. 6,3°.	D. 7,8°.
Câu 17. Chiếu một tia sáng trắng vào một lăng kính có góc chiết quang A = 4° dưới góc tới hẹp. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,62 và 1,68. Góc tạo bởi tia đỏ và tím trong chùm tia ló khỏi lăng kính là
	A. 0,24 rad.	B. 1,20°.	C. 0,24°.	D. 0,12 rad.
Câu 18. Góc chiết quang của lăng kính bằng 6°. Chiếu một tia sáng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát sau lăng kính, song song với mặt phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2,0m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,56. độ rộng quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng
	A. 0,63 cm	B. 1,26 cm	C. 0,72 cm	D. 1,44 cm
Câu 19. Chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp từ không khí vào bể đựng chất lỏng có đáy phẳng, nằm ngang với góc tới 60°. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng tím là nt = 1,70, đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,68. Bề rộng của dải quang phổ thu được ở đáy bể là 1,5 cm. Chiều sâu của nước trong bể là
	A. 1,56 m.	B. 1,20 m.	C. 2,00 m.	D. 1,75 m.
Câu 20. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là sát với mặt phân cách giữa hai môi trường. Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu
	A. lam, tím	B. đỏ, vàng, lam	C. tím, lam, đỏ	D. đỏ, vàng
GIAO THOA ÁNH SÁNG
I. Vị trí vân sáng, tối và khoảng vân
	Hiệu đường đi ánh sáng Δd = d2 – d1 = 
1. Vị trí vân sáng:
	Ánh sáng do 2 nguồn gửi đến A cùng pha với nhau và tăng cường lẫn nhau thì tại A có vân sáng. Khi đó, hiệu quang lộ bằng một số nguyên lần bước sóng λ.
	(1)
	Với k là số nguyên; k = 0 ứng với vân sáng trung tâm; |k| > 0 là bậc của vân sáng.
2. Vị trí vân tối:
	x = (với k là số nguyên)
	Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng nếu ta tăng cường độ chùm sáng thì độ sáng của vân sáng sẽ tăng còn vân tối vẫn là không đổi.
3. Khoảng vân i: khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp
	i = 
	Nếu thí nghiệm được tiến hành trong môi trường trong suốt có chiết suất n thì bước sóng và khoảng vân đều giảm n lần.
II. Bề rộng giao thoa trường – tìm số vân sáng, số vân tối, số khoảng vân
1. Xác định số vân sáng, tối trong vùng giao thoa có bề rộng L đối xứng qua vân trung tâm.
	Đặt m = . Gọi n = [m] là số nguyên dương lớn nhất không vượt quá giá trị của m.
	Số vân sáng là 2n + 1.
	Nếu n > m – 0,5 thì số vân tối là 2n.
	Nếu n ≤ m – 0,5 thì số vân tối là 2n + 2.
	Ví dụ: L = 13 mm; i = 1,2 mm thì m = 10,83 và n = 10; số vân sáng là 21, số vân tối là 22. Nếu L = 11 mm; i = 1,2 mm thì m = 9,17 và n = 9; số vân sáng là 19, số vân tối là 18.
2. Xác định số vân sáng, vân tối giữa hai điểm M, N có tọa độ x1, x2 (x1 < x2) không tính M, N
	Số vân sáng là số giá trị nguyên k thỏa mãn: x1 < ki < x2;
	và số vân tối là số giá trị nguyên k thỏa mãn: x1 < (k + 0,5).i < x2.
	M và N cùng phía với vân trung tâm thì x1, x2 cùng dấu. M và N khác phía với vân trung tâm thì x1, x2 khác dấu. Khi đó, ta có quyền giả sử x1 < 0 hoặc x2 < 0 đều được.
III. Giao thoa với nhiều bức xạ hoặc ánh sáng trắng
	Hiện tượng giao thoa ánh sáng từ hai khe thứ cấp S1, S2 chỉ xảy ra nếu ánh sáng có cùng bước sóng và cùng xuất phát từ một nguồn sáng sơ cấp điều đó có nghĩa là hai ngọn đèn dù giống hệt nhau cũng không thể giao thoa do ánh sáng từ hai ngọn đèn không thể cùng pha.
	Khi bài toán cho giao thoa với nhiều bức xạ ta phải hiểu đó là hiện tượng giao thoa của từng bức xạ riêng biệt, chứ không phải giao thoa giữa các bức xạ với nhau vì các bức xạ có tần số khác nhau không thể giao thoa nhau.
1. Giao thoa với hai bức xạ λ1 và λ2:
a. Tìm số vị trí vân sáng của 2 bức xạ trùng nhau trên toàn bộ trường giao thoa L và trên đoạn MN có xM < xN.
	Vị trí vân sáng trùng nhau: x = x1 = x2 khi k1λ1 = k2λ2 → 
	Với b/c là phân số tối giản và khi đó k1 = bk và k2 = ck. Nên vị trí trùng được xác định bằng x = x1 = x2 = bki1 = cki2.
	Số vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ trên toàn bộ trường giao thoa L là số nguyên của k thỏa mãn: –L/2 ≤ bki1 ≤ L/2.
	Số vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ trên đoạn MN (xM < xN) là số nguyên của k thỏa mãn xM ≤ bki1 ≤ xN.
	Chú ý: M, N cùng bên so với vân trung tâm thì xM, xN cùng dấu, khác bên thì trái dấu.
b. Tìm số vân sáng quan sát được trên toàn bộ trường giao thoa L.
	Tìm tổng số vân sáng của cả hai bức xạ nếu coi như hai hệ vân không trùng trên toàn bộ trường giao thoa L là (N1 + N2). Tìm số vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ trên toàn bộ trường giao thoa L là m. Số vân sáng quan sát được sẽ là N = N1 + N2 – m.
2. Giao thoa ánh sáng trắng: Kết quả thu được vân trung tâm có màu trắng, các vân sáng ở hai bên vân trung tâm có màu như màu cầu vồng với vân tím ở trong, vân đỏ ở ngoài cùng.
a. Chiều rộng quang phổ bậc n là Δin = n.(iđ – it) trong đó iđ và it lần lượt là khoảng vân của ánh sáng đỏ và tím.
b. Xác định số vân sáng tại vị trí x: 	(1)
Với ánh sáng trắng thì: 0,38µm ≤ λ ≤ 0,76µm nên 0,38 µm ≤ ≤ 0,76 µm
Số giá trị nguyên của k là số vân sáng tại x, thế k tìm được vào (1) ta tìm được các bức xạ tương ứng.
Câu 1. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng
	A. Ánh sáng có bản chất sóng.	B. Ánh sáng mang năng lượng.
	C. Ánh sáng là nhìn thấy được.	D. Ánh sáng có thể bị tán sắc.
Câu 2. Trong các trường hợp dưới dây, trường hợp nào có liên quan đến giao thoa ánh sáng?
	A. Màu sắc của tấm kính màu khi cho ánh sáng trắng truyền qua.
	B. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.
	C. Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin.
	D. Bóng đen trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng chiếu tới.
Câu 3. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng trắng thì
	A. Không có hiện tượng giao thoa.
	B. Có hiện tượng giao thoa ánh với các vân sáng đều màu trắng.
	C. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với một vân sáng ở giữa là màu trắng, các vân sáng ở hai bên vân trung tâm có các quang phổ liên tục từ đỏ đến tím.
	D. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với một vân sáng ở giữa là màu trắng, các vân sáng ở hai bên vân trung tâm là các vân sáng cách đều nhau có màu thay đổi không liên tục.
Câu 4. Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng, nếu ta chuyển hệ thống giao thoa từ không khí vào môi trường chất lỏng trong suốt có chiết suất n thì
	A. Khoảng vân tăng lên n lần	B. Khoảng vân giảm đi n lần
	C. Khoảng vân không thay đổi	D. Vị trí vân trung tâm thay đổi
Câu 5. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc do bước sóng ánh sáng?
	A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Newton.
	C. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng từ ba ánh sáng đơn sắc.
	C. Thí nghiệm giao thoa với hai khe Young.
	D. Thí nghiệm về sự phát sáng của các chất.
Câu 6. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng vân là i1. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 thì khoảng vân là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 7. Trong hiện tượng giao thoa với bức xạ đơn sắc cho hệ vân có khoảng vân i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 khác bên so với vân trung tâm là
	A. x = 10i	B. x = 4i	C. x = 11i	D. x = 9i
Câu 8. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn D = 2,0 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm λ = 0,5µm. Khoảng vân bằng
	A. 0,5 mm	B. 2,0 mm	C. 4,0 mm	D. 1,0 mm
Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young. Cho biết S1S2 = a = 1mm, khoảng cách giửa hai khe S1S2 đến màn là 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,50µm. Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là
	A. 2 mm	B. 3 mm	C. 4 mm	D. 5 mm
Câu 10. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm đến hai khe Young S1, S2 với S1S2 = a = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D = 1m. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một khoảng x = 3,5 mm là vân sáng hay vân tối, bậc mấy?
	A. Vân sáng bậc 3	B. Vân tối bậc 3	C. Vân sáng bậc 4	D. Vân tối bậc 4
Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young. Cho biết S1S2 = a = 1mm, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,50µm; x là khoảng cách từ điểm M trên màn đến vân sáng chính giữa. Muốn M nằm trên vân tối bậc 2 thì
	A. x = 1,5 mm	B. x = 4,0 mm	C. x = 2,5 mm	D. x = 5,0 mm
Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng vàng bằng Young, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,3mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn D = 1m, khoảng vân đo được i = 2mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm trên là
	A. 1,5 µm	B. 0,4 µm	C. 0,6 µm	D. 0,5 µm
Câu 13. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, 2 khe Young cách nhau 0,8mm, cách màn 1,6m. Tìm bước sóng ánh sáng chiếu vào nếu vân sáng thứ 4 cách vân trung tâm là 3,6 mm.
	A. 0,4 µm	B. 0,45 µm	C. 0,55 µm	D. 0,6 µm
Câu 14. Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa 2 khe là 0,3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là 0,6µm. Vị trí vân tối thứ 5 so với vân trung tâm là
	A. 22 mm.	B. 18 mm.	C. 12 mm.	D. 11 mm
Câu 15. Trong giao thoa với khe Young có: a = 1,5 mm, D = 3 m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm là 3mm. Tính bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm.
	A. 0,4 µm	B. 0,2 µm	C. 0,6 µm	D. 0,5 µm.
Câu 16. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là 0,5mm, từ 2 khe đến màn giao thoa là 2m. Đo bề rộng của 10 vân sáng liên, tiếp được 1,8cm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
	A. 0,5µm.	B. 0,45µm.	C. 0,72µm	D. 0,8µm
Câu 17. Ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm Young là 0,5µm. Khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 2,4 m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 5 ở hai bên so với vân trung tâm là:
	A. 4,5mm	B. 7,5mm	C. 6,0mm	D. 15mm
Câu 18. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young cách nhau 0,5mm ánh sáng có bước sóng λ = 5.10–7 m, màn ảnh cách hai khe 2m. Vùng giao thoa trên màn rộng 17 mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là
	A. 10	B. 9	C. 8	D. 7
Câu 19. Trong giao thoa với khe Young có: a = 1,5 mm, D = 3 m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm là 3mm. Tìm số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa đối xứng qua vân trung tâm có bề rộng L = 11 mm.
	A. 9	B. 10	C. 12	D. 11
Câu 20. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm, đến khe Young S1, S2 với S1S2 = a = 0,5mm. Mặt phẳng chứa hai khe cách màn một khoảng D = 1,0 m. Chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13 mm. Số vân sáng và vân tối quan sát được là
	A. 13 sáng, 14 tối	B. 11 sáng, 12 tối	C. 12 sáng, 13 tối	D. 10 sáng, 11 tối.
Câu 21. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là 0,5mm, từ 2 khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 4,5.10–7 m, xét điểm M ở bên phải và cách vân trung tâm 5,4mm; điểm N ở bên, trái và cách vân trung tâm 9mm. Trên khoảng MN có bao nhiêu vân sáng?
	A. 8	B. 9	C. 7	D. 10
Caau 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm 6mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ là
	A. 0,60µm	B. 0,50µm	C. 0,45µm	D. 0,55µm
Câu 23. Khoảng cách giữa hai khe hẹp trong thí nghiệm Young bằng 5,5 lần bước sóng ánh sáng thì trên màn quan sát sẽ có số lượng vân sáng tối đa bằng
	A. 7 vân	B. 11 vân	C. 5 vân	D. 13 vân
Câu 24. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 750 nm; λ2= 650 nm; λ3 = 550 nm. Tại điểm A trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,3 µm có vân sáng của bức xạ
	A. λ2 và λ3.	B. λ3	C. λ1	D. λ2.
Câu 25. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ 3 (tính từ vân trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn là
	A. 2,5λ	B. 3,0λ	C. 1,5 λ	D. 2,0λ.
Câu 26. Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc: trong không khí, tại điểm A trên màn ảnh ta được vân sáng bậc 3. Giả sử thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc đó trong chất lỏng có chiết suất n = 2 tại điểm A trên màn là
	A. vân sáng bậc 9.	B. vân sáng bậc 6.	C. vân tối thứ 5.	D. vân tối thứ 4.
Câu 27. Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5 µm và λ2. Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 trùng với một vân sáng của λ2. Tính λ2. Biết λ2 có giá trị trong khoảng 0,38 µm đến 0,6 µm.
	A. 0,48 µm	B. 0,55 µm	C. 0,60 µm	D. 0,40 µm
Câu 28. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5 mm, hai khe cách màn ảnh một đoạn D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,48µm và λ2 = 0,64µm vào hai khe. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có giá trị là
	A. d = 1,92 mm	B. d = 2,56 mm	C. d = 1,72 mm	D. d = 0,64 mm
Câu 29. Trong thí nghiệm Young bằng ánh sáng trắng (0,4 µm < λ < 0,75µm), khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2,0 m, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M cách vân trung tâm 4mm là
	A. 4	B. 7	C. 6	D. 5
Câu 30. Giao thoa với khe Young có a = 0,5mm; D = 2m. Nguồn sáng dùng là ánh sáng trắng có (λđ = 0,75µm; λt = 0,40µm). Xác định số bức xạ bị cho vân tối tại điểm M cách vân trung tâm 0,72 cm.
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 31. Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng, tìm số ánh sáng đơn sắc khác có vân sáng trùng vào vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu đỏ λđ = 0,75µm. Biết rằng khi quan sát chỉ nhìn thấy các vân của ánh sáng có bước sóng từ 0,4µm đến 0,76µm.
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 32. Trong thí nghiệm Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng
	A. 0,48µm và 0,56µm.	B. 0,40µm và 0,60µm.
	C. 0,40µm và 0,64µm.	D. 0,45µm và 0,60µm.
Câu 33. Thực hiện giao thoa ánh sáng với thiết bị của Young, khoảng cách giữa hai khe a = 2mm, từ hai khe đến màn D = 2m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (380 nm ≤ λ ≤ 760 nm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3mm. Tại M bức xạ cho vân sáng có bước sóng dài nhất là
	A. 690 nm	B. 658 nm	C. 750 nm	D. 528 nm
Câu 34. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa hai khe đến màn D = 2m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng. Biết ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 µm và ánh sáng tím có bước sóng 0,4 µm. Hỏi ở vị trí có vân sáng bậc 5 của ánh sáng tím, còn có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại đó?
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 35. Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,6mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Nguồn phát ánh sáng ánh sáng trắng. Hãy tính bề rộng của quang phổ liên tục bậc 2. Biết bước sóng của ánh sáng tím là 0,4µm, của ánh sáng đỏ là 0,76µm.
	A. 2,4mm	B. 1,44mm	C. 1,2mm	D. 0,72mm
Câu 36. Thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng 0,4µm < λ < 0,76µm. Độ rộng phổ bậc một là 0,9 cm. Tìm độ rộng phần chồng lên nhau của phổ bậc 3 và phổ bậc 4.
	A. 1,1cm	B. 1,5cm	C. 1,7cm	D. 1,4cm
Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng 640nm và 480nm. Giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng?
	A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 38. Trong giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng của màu lục. Giá trị của λ là
	A. 500 nm	B. 520 nm	C. 540 nm	D. 560 nm
Câu 39. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,64µm (đỏ) và λ2 = 0,48µm (lam). Trên màn hứng vân giao thoa, trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đơn sắc quan sát được là
	A. 10	B. 15	C. 16	D. 12
Câu 40. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1, λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48µm và 0,60µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có
	A. 4 vân sáng λ1; 3 vân sáng λ2.	B. 5 vân sáng λ1; 4 vân sáng λ2.
	C. 4 vân sáng λ1; 5 vân sáng λ2.	D. 3 vân sáng λ1; 4 vân sáng λ2.
Câu 41. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm ba bức xạ đỏ, lục, lam để tạo ánh sáng trắng: Bước sóng của ánh sáng đỏ, lục, lam theo thứ tự là 0,64mm; 0,54mm; 0,48mm. Vân trung tâm là vân sáng trắng ứng với sự chồng chập của ba vân sáng bậc k = 0 của các bức xạ đỏ, lục, lam. Vân sáng trắng đầu tiên kể từ vân trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của ánh sáng đỏ?
	A. 24	B. 27	C. 32	D. 20
Câu 42. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là λ1 = 0,42μm, λ2 = 0,56μm, λ3 = 0,63μm; Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu các vân trùng nhau chỉ tính là một vân thì số vân sáng quan sát được là
	A. 27	B. 26	C. 21	D. 23
Câu 43. Trong thí nghiệm Young, hai khe S1S2 cách nhau khoảng a = 1mm, khoảng cách từ 2 khe S1S2 đến màn quan sát là D = 2m, chiếu tới 2 khe chùm sáng hẹp gồm 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,5µm và λ2 = 0,75µm. Hỏi trên giao thoa trường có bề rộng 32,75mm có bao nhiêu vân sáng trùng nhau của cả hai bức xạ?
	A. 5	B. 12	C. 10	D. 11
Câu 44. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S1S2 cách nhau khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2m, chiếu tới 2 khe chùm sáng hẹp gồm 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,45µm và λ2 = 0,6µm. Trên bề rộng giao thoa trường xét 2 điểm M, N cùng phía và cách vân trung tâm lần lượt những khoảng 0,55cm và 2,2cm. Hỏi trong đoạn MN có bao nhiêu vân sáng trùng nhau của hai bức xạ?
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 11
Câu 45. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S1S2 cách nhau khoảng a = 1mm, khoảng cách từ 2 khe S1S2 đến màn quan sát là D = 2m, chiếu tới 2 khe chùm sáng hẹp gồm 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,6µm và λ2 chưa biết. Trên bề rộng giao thoa trường 24mm đếm được 33 vân sáng trong đó có 5 vân sáng là kết quả từ sự trùng nhau của 2 bức xạ và 2 trong số 5 vân trùng nằm ở hai đầu của giao thoa trường. Hãy tính giá trị của λ2.
	A. 0,55 µm	B. 0,45µm	C. 0,75µm	D. 0,50µm
Câu 46. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 450nm và λ2 = 600nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 7,5mm và 22mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là
	A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 47. Trong thí nghiệm giao thoa Young, thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc trên màn thu được hai hệ vân giao thoa với khoảng vân lần lượt là 1,35 (mm) và 2,25 (mm). Tìm vị trí vân tối trùng nhau đầu tiên kể từ vân trung tâm.
	A. 6,750 (mm)	B. 4,375 (mm)	C. 3,200 (mm)	D. 3,375 (mm)
Câu 48. Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 600nm và λ2 = 0,5 μm. Trên đoạn AB trong vùng giao thoa có tổng cộng 121 vân sáng gồm cả 2 vân ở hai đầu. Số vị trí trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn AB là
	A. 14	B. 15	C. 13	D. 16
QUANG PHỔ ÁNH SÁNG
TIA HỒNG NGOẠI – TIA TỬ NGOẠI – TIA X – TIA GAMMA
Câu 1. Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ?
	A. tán xạ.	B. phản xạ.	C. giao thoa.	D. tán sắc.
Câu 2. Đặc điểm của quang phổ liên tục là
	A. Phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
	B. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
	C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
	D. Có nhiều vạch sáng xen kẽ nhau.
Câu 3. Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau?
	A. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục.
	B. Quang phổ liên tục phát ra từ các chất rắn, lỏng, khí khi bị nung nóng.
	C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tao của nguồn sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
	D. Vùng sáng mạnh trong quang phổ liên tục dịch về phía bước sóng dài khi nhiệt độ của nguồn sáng tăng.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
	A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
	B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dãy màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
	C. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
	D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
Câu 5. Điều kiện thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ
	A. cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
	B. thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
	C. bằng với nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
	D. cao hơn một nhiệt độ tối thiểu nhất định tùy theo chất.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ.
	A. Phép phân tích quang phổ là phân tích ánh sáng trắng.
	B. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng.
	C. Phép phân tích quang phổ là phép đo thực nghiệm để xác định nhiệt độ các chất.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Máy quang phổ là dụng cụ 

Tài liệu đính kèm:

  • docLTDH Song ANH SANG.doc