Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Ôn tập chương V: Cảm ứng điện từ

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2204Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Ôn tập chương V: Cảm ứng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn vật lý lớp 11 - Ôn tập chương V: Cảm ứng điện từ
ÔN TẬP CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. LÝ THUYẾT: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Trình bày các khái niệm sau:
Từ thông qua diện tích S
Dòng điện cảm ứng
Suất điện động cảm ứng
Hiện tượng cảm ứng điện từ
Hiện tượng tự cảm
Suất điện động tự cảm
Câu 2: Phát biểu các định luật, quy tắc sau:
Định luật Len-xơ
Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ
Quy tắc bàn tay phải
Câu 3: 
Dòng điện Fu-cô là gì?
Tác dụng của dòng điện Fu-cô?
Câu 4: Trình bày các công thức sau:
Từ thông
Suất điện động tự cảm
Suất điện động cảm ứng
Hệ số tự cảm
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Cuộn dây có 100 vòng, diện tích mỗi vòng là 300cm2 có trục song song với B của từ trường đều có B = 0,02T. Quay đều cuộn để sau 0,5s trục của nó vuông góc với B. Tính suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây.
Bài 2: Một khung dây có diện tích 5cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị là bao nhiêu?
Bài 3: Một khung dây dẫn 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Diện tích mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian 0,1s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
Bài 4: Một cuộn dây phẳng, có 100 vòng, bán kính 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường sức từ. Nếu cho cảm ứng từ tăng đều đặn từ 0,2T lên gấp đôi trong thời gian 0,1s thì suất điện động cảm ứng trong cuộn dây có giá trị là bao nhiêu?
Bài 5: Cuộn dây có 1000 vòng, diên tích mỗi vòng là 20cm2 có trục song song với B của từ trường đều. Tính độ biến thiên ∆B của cảm ứng từ trong thời gian ∆t = 10-2s khi có suất điện động cảm ứng ec = 10V trong cuộn dây.
Bài 6 : Trong một ống dây điện có L = 0,6H, dòng điện giảm đều từ I1 = 0,2A đến I2 = 0 trong khoảng thời gian 12s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch.
Bài 7: Tính độ tự cảm của ống dây, biết sau khoảng thời gian ∆t = 0,01s thì dòng điện trong mạch tăng từ 1A đến 2,5A và suất điện động tự cảm là 30V.
Bài 8: Một ống dây dài 31,4cm gồm 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua.
a, Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
b, Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s.
c, Tính độ tự cảm của cuộn dây.
Bài 9: Một cuộn dây có L = 3H được nối với một nguồn ξ = 6V, r = 0Ω. Hỏi sau bao lâu tính từ lúc nối vào nguồn điện thì cường độ dòng điện tăng đến giá trị 5A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
Bài 10: Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1H, trong đó dòng điện biến thiên đều 200A/s thì suất điện động tự cảm có giá trị là bao nhiêu?
III. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Một vòng dây kín, phẳng, đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau :
I. Diện tích S của vòng dây.
II. Cảm ứng từ của từ trường.
III. Khối lượng của vòng dây.
IV. Góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ.
Từ thông qua diện tích S phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. I và II	B. I, II, và III	
C. I và III	D. I, II và IV
Câu 2: Dòng điện cảm ứng từ xuất hiện trong một ống dây kín là do sự thay đổi:
A. Chiều dài của ống dây.
B. Khối lượng của ống dây.
C. Từ thông qua ống dây.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Một khung dây tròn, đặt trong từ trường đều có mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong các trường hợp sau:
I. Khung dây chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kỳ.
II. Bóp méo khung dây.
III. Khung dây quay quanh một đường kính của nó.
Ở trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây?
A. I và II	B. II và III	
C. III và I	D. I, II và III
Câu 4: Một nam châm thẳng N–S đặt gần khung dây tròn. Trục của nam châm vuông góc với mặt phẳng của khung dây. Giữ khung dây đứng yên. Lần lượt làm nam châm chuyển động như sau:
I. Tịnh tiến theo trục của nó.
II. Quay nam châm quanh trục thẳng đứng của nó.
III. Quay nam châm quanh một trục nằm ngang và vuông góc với trục của nam châm.
Ở trường hợp nào có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây?
A. I và II	B. II và III	
C. I và III	D. I, II và III
Câu 5: Trong một vung không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau:
I. Mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng.
II. Mặt phẳng khung dây song song với các đường cảm ứng.
II Mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng một góc α.
Trong trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung?
A. I	B. II	
C. III	D. Không có trường hợp nào.
Câu 6: Định luật Len-xơ được dùng để:
A. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.
B. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
C. Xác định cường độ dòng điện xuất hiện trong một mạch điện kín.
D. Xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín.
Câu 7: Trong các yếu tố sau:
I. Chiều dài của ống dây kín.
II. Số vòng dây của ống dây kín.
III. Tốc độ biến thiên qua mỗi vòng dây.
Suất điện động xuất hiện trong ống dây phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. I và II	B. II và III	
C. III và I	D. Chỉ phụ thuộc vào II
Câu 8: Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng vòng, diện tích S, có chiều dài l:
A. 10-7N2.Sl	B. 4π.10-7N2.Sl	
C. 4π.10-7N2.lS	D. 10-7N.Sl
Câu 9: Các thiết bị điện như quạt điện, máy bơm nước, máy biến thế, sau một thời gian vận hành thì vỏ ngoài của thiết bị thường bị nóng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Nhiệt tỏa ra do ma sát giữa bộ phận quay và bộ phận đứng yên truyền ra vỏ máy.
B. Tỏa nhiệt trên điện trở R trong các cuộn dây của máy theo định luật Jun-Len-xơ.
C. Do tác dụng của dòng điện Fu-cô chạy trong các lõi sắt bên trong máy, làm cho lõi sắt nóng lên.
D. Do các bức xạ điện từ khi có dòng điện chạy qua thiết bị tạo ra.
Câu 10: Đơn vị độ tự cảm là Henry, với 1H bằng:
A. 1J.A2	B. 1J/A	
C. 1V.A	D. 1V/A
Câu 11: Thiết bị nào sau đây ứng dụng tác dụng có lợi của dòng điện Fu-cô?
A. Công tơ điện.	
B. Quạt điện.	
C. Máy bơm nước (chạy bằng điện).	
D. Máy biến thế.
Câu 12: Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16A đến 0A trong 0,01s. Suất điện động tự cảm trong đó có giá trị trung bình là 64V. Độ tự cảm có giá trị là:
A. 0,032H	B. 0,04H	
C. 0,25H	D. 4H
Câu 13: Một ống dây dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống 10cm2 gồm 100 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là:
A. 2,51.10-2 (mH)	B. 2,51 mH	
C. 6,28.10-2 H	D. 0,251 H
Câu 14: Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên:
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng điện phân.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ. 
D. Hiện tượng mao dẫn.
Câu 15: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 4 giây. Độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là:
A. 0,03V	B. 0,04V	
C. 0,05V	D. 0,06V
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_tap_chuong_V.docx