Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ kí GVCN Chữ kí GV chấm bài Bài kiểm tra Lịch sử - Địa lý học kì II I, Môn Lịch sử: Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Tại sao Ải Chi Lăng lại được chọn làm trận địa đánh địch? Vì ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm. Vì ải Chi Lăng là biên giới của 2 nước. Cả câu a và b đều đúng. Câu 2: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào? Nam Hán Nhà Tống Mông- Nguyên Nhà Minh Câu 3: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì? Chia ruộng, đất cho dân. Lệnh cho dân trở về quê cũ cấy cày, khai phá ruộng hoang. Chia ruộng lúa cho dân; đào kênh mương dẫn nước vào ruộng. Câu 4: Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích nào? Vì chữ Nôm hay hơn chữ Hán. Vì ông muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. Vì nhà nhà Thanh chê chữ Nôm. Câu 5: Nhà vua đầu tiên của nhà Trần là ai? Trần Thái Tông. Trần Nhân Tông. Cả a và b đều sai. Bài 2: Hãy cho biết: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm nào? Xưng hiệu là gì? Mở đầu cho thời kì nào? Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Xưng hiệu là gì? Bài 3: Hãy nối các tên nhân vật lịch sử sau vào ô có tác Phẩm nổi tiếng của từng nhân vật. Nguyễn Trãi Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sĩ Liên Quốc âm thi tập Lê Thánh Tông Hồng Đức quốc âm thi tập Bài 4: Hãy cho biết: 1. Nhà Nguyễn thành lập vào năm nào? A . 1820 B. 1786 C. 1802 2. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh vào năm nào? A. 1789 B. 1771 C. 1786 3. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đại Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn. B. Vua Quang Trung qua đời, không có người nối ngôi nên đã đưa Nguyễn Ánh lên làm vua. C. Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh. 4. Nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long để làm gì? A. Để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội. B. Để bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. C. Để bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Bài 5: Chọn đáp án đúng: Câu 1: Nhà nước Văn Lang đóng đô ở đâu? a.Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội ) b.Hoa Lư ( Ninh Bình) c.Bạch Hạc ( Phú Thọ ) Câu 2: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 )? a.Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. b.Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập. c. Lần thứ hai nước ta giành được độc lập. Câu 3: Ngô quyền dùng kế gì để đánh giặc vào năm 938? a.Chặn đánh ngay đầu sông. b. Cắm cọc nhọn dưới lòng sông. c. Nhử địch lên bờ để dánh địch Câu 4: Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa”, tiếng hô đồng thanh “ Đánh !” là của: a.Các tướng lĩnh b.Các binh sĩ c.Các bô lão II, Môn Địa lý: Bài 1: Chọn đáp án đúng: Câu 1: UNESCO đã công nhận cố đô Huế là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày , tháng, năm nào? 12 – 11 – 1993 11 – 12 – 1993 22 – 12 – 1993 5 – 12 – 1999 Câu 2: Dân tộc nào chủ yếu sống nhiều ở đồng bắng Nam Bộ? Kinh, Chăm, Hoa, Khơ- me. Kinh, Thái, Mường, Dao. Kinh, Ba- na, Hoa, H mông. Câu 3: Tp Huế thuộc tỉnh nào? Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên- Huế Bài 2: Cho biết, biển Đông có vai trò gì với nước ta? .......................................................................................................................................................................................... Bài 3: Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp? .......................................................................................................................................................................................... Bài 4: Nêu lí do để đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa lớn thứ nhất cả nước. .......................................................................................................................................................................................... Bài 5: Nêu một số lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết. .......................................................................................................................................................................................... Lưu ý: Mỗi bài tập trong đề thi được chấm 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: