Bài kiểm tra học kì II - Năm học 2006 - 2007 môn toán 9 - thời gian 90 phút

doc 98 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra học kì II - Năm học 2006 - 2007 môn toán 9 - thời gian 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kì II - Năm học 2006 - 2007 môn toán 9 - thời gian 90 phút
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn Toán 9 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4đ)
Câu I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Phương trình 4x - 3y = -1 nhận cặp số nào sau đây là một nghiệm?
A. (-1;-1)
B. (-1;1)	
C. (1;-1)
D. (1;1)
Câu 2. Nếu điểm P(1;-2) thuộc đường thẳng x-y=m thì m bằng:
 A. -1
B. 1
C. -3
D. 3
Câu 3: Phương trình nào dưới đây có thể kết hợp với phương trình x+y = 1 để được một hệ phương trình có nghiệm duy nhất?
A. x+y=-1
B. 0.x+y=1
C. 2y = 2-2x
D. 3y = -3x+3
Câu 4: Hệ phương trình: có nghiệm là:
A. (0; 1)
B. (1; 0)
C. (-1; 0)
D. (0; -1)
Câu 5: Cho hàm số . Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Hàm số trên luôn đồng biến
B. Hàm số trên luôn nghịch biến
C. Hàm số trên đồng biến khi x > 0 và nghịch biến khi x < 0
D. Hàm số trên đồng biến khi x 0
Câu 6: Điểm P(-1;-2) thuộc đồ thị hàm số y = m.x2 khi m bằng:
A. 2
B. -2
C. 4
D. -4
Câu 7: Biệt thức D' của phương trình 4x2 - 6x - 1 = 0 là:
A. 5
B. 13
C. 20
D. 25
Câu 8: Tổng hai nghiệm của phương trình 2x2+5x-3=0 là:
A. 
B. 
C. 
D. 
Câu 9: Biết MN>PQ, cách viết nào dưới đây là đúng với hình vẽ:
A. sđsđ
B. sđsđ	
C. sđsđ
D. Không so sánh được
Câu 10: Cho hình vẽ, biết sđ, N là điểm chính giữa của cung MP, M là điểm chính giữa của cung QN. Số đo x của cung PQ là:A.750
B. 800
C. 1350
D. 1500
Câu 11: Cho đường tròn tâm O, dây cung AB = 
	A. 200 	B. 300 	C. 600 	D. 900
Câu 12: Cho các số đo như hình vẽ, biết . Độ dài cung MmN là:
A. 
B. 
C. 
D. 
Câu 13: Cho DABC vuông tại A, AC = 3cm, AB = 4cm. Quay tam giác đó một vòng quanh cạnh AB được một hình nón. Diện tích xung quanh của hình nón đó là:
A. 10p(cm2)
B. 15p(cm2)
C. 20p(cm2)
D. 24p(cm2)
Câu II. Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để có kết quả đúng:
A
B
Nối
a. Công thức tính thể tích của hình trụ có bán kính đường tròn đáy bằng R, chiều cao bằng h là
1. 
b. Công thức tính thể tích của hình nón có bán kính đường tròn đáy bằng R, chiều cao bằng h là
2. 
c. Công thức tính thể tích hình cầu bán kính R là
3. 
4. 
Phần II. Tự luận (6đ)
Câu 1 (1,5đ). Giải phương trình: 
Câu 2(1,5đ). Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình:
	Một nhóm học sinh tham gia lao động chuyển 105 bó sách về thư viện của trường. Đến buổi lao động có 2 bạn bị ốm không tham gia được, vì vậy mỗi bạn phải chuyển thêm 6 bó nữa mới hết số sách cần chuyển. Hỏi số học sinh của nhóm đó?
Câu 3 (3đ). Cho DABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường kính AI.
a. Chứng minh rằng AO là tia phân giác của góc A
b. Gọi D là một điểm thuộc cung BC chứa A. Trên tia đối của tia DB lấy điểm E sao cho DE = DC. Chứng minh rằng DA là tia phân giác góc ngoài của DBDC
c. Chứng minh rằng tứ giác DECI là hình thang.
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn Toán 7 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
I - Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1(1 điểm): Viết các biểu thức đại số diễn đạt các ý sau:
	Điền vào chỗ có dấu chấm(.......)
1 - Tổng hai số a và b
......................................................
2 - Tích của 3x và y
........................................................
3 - Hai lần tổng của x và y
.......................................................
4 - Một phần ba của hiệu x-y
 Câu 2 (1 điểm): Nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được kết quả đúng:
Thu gọn đơn thức
Kết quả
Nối
1) x2. x3. x8 
a) - a3b3
1 - ........
2) ( 2a2b2)(-ab)
b) 9x4y3
2 - .........
3) ( 3x2y) ( xy2) ( 3x)
c) 24a6b8
3 - .........
4) ( 2a3b) ( - 3a2b5) ( -4ab3)
d) x13
4 - .........
Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa cạnh kết luận đúng:
Câu 3 (0,25 điểm): Trong mặt phẳng toạ độ cho điểm A( 2;3). Độ dài OA là:
 A. ; B. 5 ; C. 6.
Câu 4 (0,25 điểm): Cho tam giác ABC có . Hãy so sánh độ dài 3 cạnh của tam giác.
 A. BC >AB > AC; B. AC > BC > AB; C. AB >BC >AC
Câu 5 (0,25 điểm): Cho tam giác ABC có AB > AC, AH BC ( Hẻ BC). Ta có:
 A. HB HC
Câu 6 (0,25 điểm): Bộ ba đoạn thẳng có độ dài sau là ba cạnh của một tam giác:
 A. 9 ;40; 41 B. 4; 5; 1 C. 7; 7; 15 D. 5; 6; 13
II Phần tự luận:
Câu 1(1,5 điểm): Tính giá trị biểu thức tại x = -2; y = 
Câu 2( 1,5 điểm): Cho đa thức:
( x5 + x2 - 2x + 1) + ( -x5 + x4 + 2x2 - 5x + 3) - ( x4 + 3x2 + 2x - 5)
a) Thu gọn đa thức.
b) Tìm nghiệm của đa thức.
Câu 3( 4 điểm): Cho tam giác ABC có các đường cao BD và CE bằng nhau.
a) Chứng minh tam giác ABC cân.
b) Kẻ trung tuyến AM. Qua A kẻ đường thẳng d vuông góc với AM , chứng minh 
d // BC.
c) Trên tia đối của tia CA lấy điểm K sao cho CK = BE. EK cắt BC tại I. Chứng minh IE = IK
Đáp án - Biểu điểm môn Toán 7
I- Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: HS lần lượt điền: a+b; 3xy; 2(x+y); (x-y)
- Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Câu 2: Ghép 1-d; 2-a; 3-b; 4-c.
- Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Câu 3 Chọn A
Câu 4 Chọn C
Câu 5 Chọn C
Câu 6 Chọn A
II- Phần tự luận :
Câu 1: Thay x = - 2; y = ta được giá trị của biểu thức là -
- Thay số đúng cho 0,5 điểm
- Tính đúng cho 1 điểm.
Câu 2
- Thu gọn được -9x+9 cho 1 điểm
- Tìm nghiệm là x = 1 cho 0,5 điểm.
Câu 3.
a) Chứng minh cân ( 1,5 điểm)
b) Do tam giác ABC cân tại A nên đường trung tuyến AM đồng thời là đường cao mà d// BC (1 điểm)
c) Qua K kẻ đường thẳng song song với AB cắt BC tại N, Chứng minh tam giác KCN cân, suy ra KC = KN KN = BE.
Chứng minh .
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn Toán 6 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
Phần A: Trắc nghiệm khách quan.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trớc câu trả lời mà em cho là đúng:
(Từ câu 1 đến câu 12)
Câu 1: Từ đẳng thức 2 . 6 = 3 . 4. Cặp phân số bằng nhau là:
Câu 2: Số nghịch đảo của là:
A. ; B. 3	; C. 1	; D. - 3
Câu 3: Năm nay bố 32 tuổi; con 5 tuổi. Tỉ số tuổi con và tuổi bố sang năm là
Câu 4: Tập hợp bội của - 5 là:
A. { 5; 10; 15 }	B. {0; 5; 10; 15 }
C. { -15; -10; -5; 0; 5; 10; 15 }	D. { -15; - 10; -5; 0; 5; 10; 15  }
Câu 5: Tìm x biết x + 2 = 
Câu 6: Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài ; chiều rộng là:
Câu 7: An có 20 viên bi, An cho Dũng số bi của mình. Số viên bi còn lại của An là:
	A. 5 viên	;	B. 15 viên	;	C. 16 viên	;	D. 14 viên
Câu 8: Tìm x, biết của x bằng - 5
Câu 9: Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì:
A.	 B. 
C.	D. 
Câu 10: Tia Ot là phân giác của góc xÔy nếu:
A. 	 B.	
C. 	D. 	 và 
Câu 11: Cho đường tròn bán kính r. Hình tròn gồm:
A. Các điểm nằm trên đường tròn.	
B. Các điểm nằm trong đường tròn.
C. Các điểm nằm trong và trên đường tròn.
C. Tất cả các điểm trên mặt phẳng.
Câu 12: Cho AB = 4cm; I là trung điểm của AB. Đường tròn tâm A bán kính cm cắt AB tại K. Độ dài IK là:
A. 3/2cm	B. 3cm	
C. 1/2cm	D. 2cm
Câu 13: Điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp:
a/ Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta
b/ Muốn nhân hai phân số ta .
c/ Góc vuông là góc có số đo là 
d/ Hai góc bù nhau là hai góc có.. ..
Câu 14: Các khẳng định sau đúng hay sai:	 Đ	 S
a. Trong hai phân số, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
b. Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng tử với tử, giữ nguyên mẫu
Câu 15: Cho hình vẽ. Hãy nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột phải để đợc khẳng định đúng.
A. Đoạn thẳng AB là canh chung của
1. DABO và DBOC
B. Đoạn thẳng AO là cạnh chung của
2. DABO và DABC
3. DAOB và DAOC
Phần B: Tự luận.
Câu 16: Điền dấu ( > ; < ; = ) thích hợp vào ô trống	:
a. € 	b. € 	c. € 0	
Câu 17: Tính: 
Câu 18: Số học sinh lớp 6B là 31 em. Trong đó 1 em văn hoá kém. Số học sinh giỏi bằng 1/6 số học sinh còn lại. Số học sinh TB gấp 3 số HS giỏi. Tính số học sinh trung bình.
Câu 19: 	a) Vẽ góc 
	b) Vẽ tia phân giác Ot của góc xOy
Câu 20: 	a) Vẽ DABC biết AB = 4cm; AC = 3cm; BC = 5cm
	b) Đo góc BAC của DABC
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn Toán 8 - Thời gian 90'
 Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
Phần A: Trắc nghiệm khách quan.
Chỉ khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Cho phương trình: 2x - 2 = x + 5 có nghiệm x bằng.
	A. -7	; B. 7/3	; C. 3	; D. 7
Câu 2: Cho phương trình có tập nghiệm là:
Câu 3: Điều kiện xác định của phương trình: là:
A. x ạ hoặc x ạ - 2	B. x ạ 
C. x ạ và x ạ - 2	D. x ạ - và x ạ 2
Câu 4: ỗx - 3ỗ = 9 có tập nghiệm là:
A. { - 12 }	B. { 6 }	C. { - 6; 12 }	D. { 12 }
Câu 5: Phép biến đổi nào dưới đây là đúng:
A.	 -3x + 4 > 0 Û x > - 4	B.	-3x + 4 > 0 Û x > 
C.	-3x + 4 > 0 Û x 0 Û x < 
Câu 6: Nối mỗi dòng cột I với 1 dòng cột 2 để được biểu diễn đúng:
Cột I
Cột II
Nối
a. x - 2 Ê - 1
1.
b. x > 1
2.
c. x - 1 > - 1
3.
d. - x Ê 1
4.
5.
Câu 7: MN // IK. Độ dài OM bằng:
2cm
3cm
6cm
?
A. 3cm	B. 2,5cm	
C. 2cm	D. 4cm
8,5cm
Câu 8: Độ dài x trên hình là:
5cm
A. 6,5cm	
B. 8,1 cm	
x
3cm
C. 8 cm
 D. 3,1 cm
Câu 9: Điền Đ, S vào câu sau:
a. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau	€
b. Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng €
2,5cm
3,6cm
3cm
y
Câu 10: Độ dài y trong hình là
a. 2,5cm	B. 2,9cm	
C. 3cm	 D. 3,2cm
Câu 11: Hình lập phương có:
A. 6 mặt, 6 đỉnh, 12 cạnh	
B. 6 mặt, 8 cạnh, 12 đỉnh
C. 6 đỉnh, 8 mặt, 12 cạnh	
D. 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh
6cm
10cm
8cm
Câu 12:
V của hình hộp chữ nhật là:
A. 480cm2	B. 480cm3	
C. 240cm3	D. 120cm3
B. Phần tự luận
Câu 13: Năm nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi Hoàng. Nếu 5 năm nữa thì tuổi bố gấp 3 lần tuổi Hoàng. Hỏi năm hay Hoàng bao nhiêu tuổi?
Câu 14: Cho phương trình . Tìm x để phương trình có giá trị bằng 1.
Câu 15: Giải bất phương trình: 
Câu 16: Cho DABC trung tuyến BM. Trên đoạn thẳng BM lấy điểm D sao cho 
Tia AD cắt BC ở K cắt Bx tại E (Bx //AC)
a. Tính 
b. Chứng minh 
c. 
đáp án và biểu điểm toán 8
Phần trắc nghiệm
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi ý đúng được 0,25đ
	Chọn: 1 - D; 2 - D; 3 - C; 4 - C; 5 - D
Câu 6: Nối a - 4; b - 2; c - 1; d - 5
Câu 7. Chọn C
Câu 8. Chọn B;
Câu 9: a - S; b - Đ
10 - C; 11 - D; 12 - B
Phần tự luận
Câu 13
Gọi số tuổi của Hoàng năm nay là x (tuổi) (x: nguyên dương)
Thì số tuổi của bố năm nay là: 4x	(0,5đ)
Ta có phương trình: 3(x+5) = 4x +5
Giải pt: x = 10	(1đ)
Trả lời (0,5đ)
Câu 14.
Đ/k:
	(0,25đ) 	(0,75đ)
Câu 15. Giải được: x > 12 (0,5đ)
Câu 16. Vẽ hình đúng (0,5đ)
a. Tính được 	(1đ)
b. CM được: 	(0,5đ)
c. Tính tỉ số: 	(1đ)
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn công nghệ 6 - Thời gian 45'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,5đ)
Câu I(1đ). Hãy nối nội dung ở cột B để hoàn tất các câu ở cột A
Cột A
Cột B
Nối
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách ................
a. lương hưu, lãi tiết kiệm
1 - .......
2. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể ....................
b. làm kinh tế phụ để tăng thu nhập
2 - .......
3. Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho ................
c. nhu cầu hàng ngày của gia đình, còn một phần đem bán để lấy tiền chi cho các nhu cầu khác
3 - ....... 
4. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là ...............
d. góp phần tăng thu nhập gia đình
4 - .......
e. làm thêm giờ, tăng năng suất lao động
f. có một khoản tiền để chi cho việc đột xuất
Câu II (2đ). Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây:
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng (1) ............... hoặc bằng (2).................... do (3) .......................... của các thành viên trong gia đình tạo ra
Mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm (4).................. tuỳ theo sức của mình để góp phần (5)...........................
Chi tiêu theo kế hoạch là việc (6).............................. nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với (7).....................................
Dầu cá có nhiều vitamin (8) ............... và D
Câu III (1đ) Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (x) vào cột Đ (đúng) hoặc cột S(sai). 
Câu hỏi
Đ
S
1. Chỉ cần ăn hai bữa trưa và tối, không cần ăn sáng
2. Bữa ăn hợp lí là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể
3. Có thể thu dọn bàn khi còn người đang ăn
4. Trẻ đang lớn cần nhiều thức ăn giàu chất đạm
Phần II. Thực hành (6đ)
	Em hãy chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện món trộn hỗn hợp - Nộm rau muống
đáp án và biểu điểm công nghệ 6
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4đ)
Câu 1 (1đ): Nối đúng mỗi ý được 0,25đ
	Nối: 1 - e; 2 - b; 3 - c; 4 - d
Câu 2 (2đ): Tìm được và điền đúng mỗi từ vào chỗ (...) được 0,25đ
tiền
hiện vật
lao động
(4) các công việc
(5) tăng thu nhập gia đình
(6) xác định trước
(7) khả năng thu nhập
 (8) A
Câu 3 (1đ): Trả lời đúng mỗi câu được 0,25đ
	1 - S; 2 - Đ; 3 - S; 4 - Đ
Phần II. Thực hành (6đ)
HS chuẩn bị nguyên liệu, thực hiện hoàn chỉnh món Nộm rau muống. 
Thực hiện 3 bước :
Chuẩn bị
Sơ chế
Chế biến (Trộn hỗn hợp)
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn ngữ văn 9 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Đọc kĩ đoạn trích sau và lựa chọn phương án trả lời đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
	"Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ. 
	Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
	Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng ..."
(Ngữ văn 9 - Tập 2)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? của tác giả nào?
"Làng" - Kim Lân
"Bến quê" - Nguyễn Minh Châu
"Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê
"Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long
2. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Cả A, B, C
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Giới thiệu công việc của 3 cô gái
Miêu tả nỗi vất vả của tổ phá bom
Cảnh phá bom và tâm trạng của nhân vật "tôi" khi phá bom
Miêu tả cảnh phá bom
4. Từ gạch chân trong câu "Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt" đóng vai trò là thành phần tình thái trong câu. Đúng hay sai?
Đúng
Sai
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn (trích ở câu hỏi số 4)
A. ẩn dụ
B. So sánh
C. Nói quá
D. Chơi chữ
6. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
Tôi, một quả bom trên đồi.
Vắng lặng đến phát sợ.
Cây còn lại xơ xác.
Đất nóng.
7. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất đặc điểm tính cách của nhân vật "tôi" trong đoạn văn trên?
Hồn nhiên, mơ mộng và tự tin.
Dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao.
Tinh nghịch, yêu đời.
Thông minh, thích khám phá.
8. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất tâm trạng của nhân vật "tôi" trong đoạn văn trên?
Hồi hộp.
Thảng thốt, lo âu.
Bình tĩnh, tự tin.
Bình thản, lạnh lùng.
Phần II. Tự luận
Câu 1(1đ): Chép lại khổ thơ thể hiện cảm nhận của nhà thơ về những dấu hiệu sang thu nơi vườn ngõ (bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh")
Câu 2 (5đ): Chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1: Đạo lí uống nước nhớ nguồn
Đề 2: Suy nghĩ của em về khổ 4 và 5 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải (Từ: "Ta làm con chim hót ..... Dù là khi tóc bạc")
đáp án và biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm (4đ) (mỗi câu lựa chọn đúng được 0,5đ)
	Chọn: 1 - C; 2 - D; 3 - C; 4 - A; 5 - C; 6 - B; 7 - B; 8 - C
Phần II. Tự luận.
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ đầu, không nhầm từ, không sai lỗi chính tả được 1đ
Câu 2 (5đ):
Đề 1:
Viết đúng thể loại: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (0,5đ)
Kết hợp các phép lập luận, phân tích dẫn chứng trong thực tế cuộc sống rút ra bài học (2,5đ)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (1đ)
Bố cục rõ ràng (1đ)
Đề 2:
Viết đúng thể loại nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (0,5đ)
Kết hợp các phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, ....) làm rõ cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ:
+ Tâm nguyện nhỏ bé, giản dị khiêm nhường: dâng hiến tài năng tâm huyết cho cuộc đời, cho đất nước
+ Nguyện ước chân thành và cao quý: dâng hiến cả cuộc đời mình không kể thời gian, tuổi tác
+ Nghệ thuật: điệp ngữ, các hình ảnh lặp lại khổ thơ đầu
Không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp (1đ)
Bố cục rõ ràng (0,5đ)
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn ngữ văn 8 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Trắc nghiệm (4đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
A. Nước Đại Việt ta
B. Chiếu dời đô
C. Hịch tướng sĩ
D. Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
2. Tác giả của bài "Thuế máu" là ai?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Nguyễn ái Quốc
C. Nguyễn Trãi
D. La Sơn Phu Tử
3. Các câu trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta" (Nguyễn Trãi) thuộc về lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn
B. Hành động bộc lộ cảm xúc
C. Hành động trình bày
D. Hành động hỏi
4. Câu "Lưu Cung tham công nên thất bại" (Nước Đại Việt ta" - Nguyễn Trãi) thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn
B. Câu cầu khiến
C. Câu trần thuật
D. Câu cảm thán
5. Đoạn hội thoại:
"- Mình sẽ đến nhà cậu chiều nay để học nhóm nhé!
- ừ, nhưng nhớ đến sớm đừng muộn như mọi khi đấy"
Vai xã hội của hai nhân vật được thể hiện như thế nào?
A. Thân mật trong gia đình
B. Bạn bè cùng lứa thân thiết
C. Quan hệ xã giao
D. Khó xác định quan hệ
6. Câu "Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời" ("Chiếu dời đô" - Lí Công Uẩn) có ý nghĩa bác bỏ ý kiến cho rằng các vua thời Tam đại tự tiện dời đô theo ý riêng mình.
A. Đúng
B. Sai
7. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc?
A. Anh cúi đầu thong thả chào
B. Loan là một học sinh chăm ngoan
C. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
D. Tuy gia đình khó khăn nhưng bạn ấy vẫn học giỏi
8. Yếu tố nào không thể thiếu trong bài văn nghị luận?
A. Luận cứ
B. Luận điểm
C. Tự sự
D. Lập luận
B. Tự luận (6đ)
Câu 1 (1đ). Hãy chép lại bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh (Bản dịch thơ) và cho biết tâm trạng của Người trước cảnh trăng đẹp.
Câu 2(5đ). Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
đáp án và biểu điểm
A. Trắc nghiệm (4đ). Mỗi câu đúng cho 0,5đ
	Chọn: 1 - D; 2 - B; 3 - C; 4 - C; 5 - B; 6 - A; 7 - C; 8 - B
B. Tự luận (6đ)
Câu 1 (1đ): 
Học sinh chép đúng bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
Nêu được tâm trạng của Người trước cảnh trăng đẹp
Câu 2 (5đ):
	Yêu cầu: Học sinh vận dụng cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận để thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa học và hành gắn việc học với thực hành trong thực tế cuộc sống hiện nay.
a. Mở bài (0,5đ):
Giới thiệu vấn đề: Học là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người. Học kết hợp với thực hành mới có hiệu quả
b. Thân bài (3,5đ):
Giải thích: Học là gì? Thế nào là học đi đôi với hành? Tại sao học phải kết hợp với thực hành (1đ).
Lấy ví dụ chứng minh học đi đôi với hành sẽ mang lại nhiều hiệu quả cao, cụ thể ở những lĩnh vực (1đ)
+ Học tập
+ Lao động kĩ thuật
+ Tu dưỡng đạo đức đối nhân xử thế
Thực hiện học đi đối với hành cần phải làm gì? (1đ)
Học mà không gắn với thực hành thì kết quả sẽ ra sao? (0,5đ)
c. Kết luận (0,5đ)
	Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành là mối quan hệ hữu cơ gắn bó. Mỗi người cần gắn học với hành để hoàn thiện mình trong cuộc sống.
* Hình thức: Trình bày sạch, đẹp, đúng thể thức bố cục bài nghị luận, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ)
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn ngữ văn 6 - Thời gian 90'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Phần trắc nghiệm.
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu trả lời mà em cho là đúng
1. Nhận xét sau đây đúng với thể loại truyện dân gian nào?
"Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng"
A. Thần thoại
B. Truyền thuyết
C. Cổ tích
D. Truyện cười
2. Những đối tượng nào sau đây trở thành nhân vật của truyện ngụ ngôn?
A. Con người
B. Con vật
C. Đồ vật
D. Cả 3 đối tượng trên
3. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Tế Hanh
C. Minh Huệ
D. Viễn Phương
4. Văn bản nhật dụng phản ánh điều gì?
A. Tả sự vật hiện tượng trong cuộc sống
B. Kể lại những truyện lịch sử
C. Nêu những vấn đề bức thiết trong cuộc sống
D. Thể hiện cảm nghĩ về một tác phẩm văn học
5. Chủ ngữ của câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm động từ?
A. Hương là một học sinh chăm ngoan
B. Bà tôi đã già rồi
C. Đi học là hạnh phúc của trẻ thơ
D. Mùa xuân mong ước đã đến
6. Trong câu văn: "Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, giận dữ" tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. ẩn dụ
D. Hoán dụ
7. Trong những câu sau, ở câu nào tác giả đã không sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
B. Miền Nam đi trước về sau
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
D. Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi
8. Văn miêu tả có đặc điểm gì?
Văn miêu tả là tái hiện trạng thái sự vật, con người
Văn miêu tả là trình bày diễn biến sự việc
Văn miêu tả là giới thiệu đặc điểm, tính chất của sự vật
Văn miêu tả là bày tỏ cảm xúc, thái độ
9. Câu sau đây: "Buổi chiều, chúng tôi đá bóng ở sân trường" là câu trần thuật đơn đúng hay sai? 	
	A. Đúng	B. Sai
10. Trong tình huống: Gia đình em chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp ở nơi ở mới. Khi viết đơn, em gửi cho ai?
A. Thầy (cô) chủ nhiệm
B. Ban giám hiệu nhà trường
C. ủy ban nhân dân xã
D. Công an xã
II. Phần tự luận (5đ).
Câu 1 (1đ). Đặt 2 câu trần thuật đơn chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ của câu?
Câu 2 (4đ). Dựa vào bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hãy kể lại câu chuyện của chú bé liên lạc dũng cảm.
đáp án và biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm (5đ). Mỗi ý đúng cho 0,5đ
	Chọn: 1 - C; 2 - D; 3 - C; 4 - C; 5 - C; 6 - B; 7 - A; 8 - A; 9 - A; 10 - B
II. Phần tự luận (5đ).
Câu 1 (1đ). Yêu cầu đặt 2 câu đơn có cấu tạo do 1 cụm C - V tạo thành
Câu 2 (4đ). Kể lại chuyện dựa vào nội dung bài thơ sát thực - kể xen lẫn tả hình ảnh Lượm, nổi bật hình ảnh một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, lạc quan yêu đời. Song tập trung kể về sự dũng cảm khi làm nhiệm vụ của Lượm, hi sinh dũng cảm song thanh thản nhẹ nhàng để lại ấn tượng sâu sắc.
	Trình bày khoa học, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt lưu loát chữ viết đẹp.
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn gdcd 7 - Thời gian 45'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Trắc nghiệm (4đ)
A. Lựa chọn câu trả lời đúng (khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất).
Câu 1: Để mở rộng sản xuất, nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án. Theo em nên chọn phương án nào?
Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến , bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
Phương án 3: Mở rộng qui mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng)
Câu 2: Theo em UBND xã Hồng Phong thuộc loại cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân
Các cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan xét xử
Các cơ quan kiểm sát
Câu 3: Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh - Hải Dương) là loại di sản văn hoá nào?
A. Di sản văn hoá phi vật thể
B. Di sản văn hoá vật thể
C. Danh lam thắng cảnh
D. Di tích lịch sử - văn hoá
Câu 4: Câu trả lời sau đây đúng hay sai?
	UBND xã (phường) do nhân dân trực tiếp bầu ra:
Đúng	B. Sai
B. Em hãy lựa chọn các mục ở cột A sao cho tương ứng với cột B
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan giải quyết
Nối
1. Đăng kí hộ khẩu
2. Khai báo tạm trú
3. Khai báo tạm vắng
4. Đăng kí kết hôn
5. Xin cấp giấy khai sinh
6. Sao giấy khai sinh
7. Xác nhận lí lịch
8. Xin sổ khám bệnh
9. Xác nhận bảng điểm học tập
a. Công an
b. UBND xã
c. Trường học
d. Trạm y tế (bệnh viện)
Phần II. Tự luận (6đ)
Câu 1(3đ). Vẽ sơ đồ bộ máy phân công Nhà nước
Câu 2(3đ). Em hiểu như thế nào về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người"?
đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm
A. Lựa chọn đúng mỗi câu được 0,5đ
 	Chọn: 1 - B; 2 - B; 3 - D; 4 - B
B. Nối như sau: (2đ)
	b - 1, 4, 5, 6; a - 2, 3, 7; c - 9; d - 8
II. Tự luận:
Câu 1 (3đ): Vẽ chính xác, rõ ràng sơ đồ theo trang 56 (SGK)
Câu 2: Viết được bài nêu ý kiến của mình về lời dạy của Bác. Đủ các ý sau: (3đ)
Lợi ích việc trồng cây: lợi ích trước mắt
Lợi ích việc trồng người: Lợi ích lâu dài và quan trọng hơn
Vận dụng cụ thể: Lợi ích của việc trồng người đối với một đất nước, một quốc gia có tầm quan trọng rất lớn. Bởi con người là động lực phát triển quyết định tương lai đất nước
Trồng người: Chính là thực hiện tốt quyền trẻ em: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn địa lí 6 - Thời gian 45'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1(3đ): Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng trong câu sau:
1. Nhiệt độ không khí được hình thành như thế nào?
Do không khí hấp thụ trực tiếp lượng nhiệt của mặt trời.
Do mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt Trời rồi bức xạ vào không khí
Do không khí nhận được lượng nhiệt trực tiếp của mặt đất
Do không khí chịu ảnh hưởng của gió
2. Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào?
300 Bắc và Nam, hai cực
Xích đạo, 300 Bắc và Nam
600 Bắc và Nam, hai cực
3. Em hãy cho biết nguyên nhân hình thành gió là gì?
Do không khí chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi có khí áp thấp
Do không khí chuyển động từ nơi khí áp thấp về nơi có khí áp cao
Do sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất
Cả ý B và C
4. Trên Trái Đất phân chia thành mấy đới khí hậu? (Theo số lượng)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. Lượng mưa trung bình của đới nóng là bao nhiêu
A. Dưới 500mm
B. Từ 500mm - 1000mm
C. Từ 1500mm - 2000mm
D. Trên 2000mm
6. Lượng mưa lớn thường tập trung ở nơi nào trên Trái Đất?
Hai miền cực
Hai bên đường xích đạo
Hai vòng cực
Câu 2(1đ): Em hãy nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp
A
B
Nối
1. Phụ lưu
2. Chi lưu
3. Lưu vực sông
4. Dòng biển
a. Diện tích đất chứa nước cung cấp cho sông
b. Các sông cung cấp nước cho sông chính
c. Các sông thoát nước cho sông chính
d. Như là "dòng sông" trên đất liền
II. Phần tự luận (6đ)
Câu 1 (2đ). Sông ngòi có thuận lợi và khó khăn gì? Sông ngòi ở địa phương em có giá trị gì?
Câu 2 (4đ). Biết rằng diện tích các đại dương chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất
a. Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ đó
b. Kể tên các đại dương trên Thế giới và nhận xét về diện tích của chúng
đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1(3đ). Mỗi ý đúng được 0,5đ
	Chọn: 1 - B; 2 - A; 3 - A; 4 - D; 5 - C; 6 - B
Câu 2(1đ). Mỗi ý đúng được 0,25đ
	Nối: 1 - b; 2 - e; 3 - a; 4 - d
II. Phần tự luận
Câu 1(2đ). Sông ngòi có giá trị: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nguồn thuỷ sản phong phú, cung cấp nước làm thuỷ điện, cung cấp vật liệu xây dựng, con đường giao thông.
- Tác hại: Hiện tượng lũ lụt gây thiệt hại nhà cửa, mùa màng
Câu 2(4đ).
a. Học sinh vẽ biểu đồ hình tròn (2đ)
Yêu cầu: 
- Điền đúng tỉ lệ, có tên biểu đồ, chú giải
- Hình thức đẹp
b. Kể tên 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương
- Nhận xét: Đại dương lớn nhất Thái Bình Dương, nhỏ nhất Bắc Băng Dương
Trường thcs hồng phong
Họ tên: ....................................
Lớp: ..............
Bài kiểm tra học kì II - năm học 2006 - 2007
Môn địa lí 8 - Thời gian 45'
Ngày .... tháng.... năm 2007
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm (4,5đ)
Câu 1 (3đ): Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng trong câu sau:
1. Điểm cực của nước ta không nằm ở địa danh hành chính nào 
Đồng Văn - Hà Giang
Ngọc Hiển - Cà Mau
Mường Nhé - Điện Biên
Vạn Ninh - Khánh Hoà
Nha Trang - Khánh Hoà
2. Diện tích đất tự nhiên của nước ta là:
329.247km2
B. 329.547km2
C. 329.747km2
3. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khoáng sản Việt Nam
Chủ yếu là khoáng sản quí hiếm
Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ
Gồm nhiều điểm quặng và tụ khoáng
Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng
4. Đáp án nào sau đây không phải là thuộc tính của địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
Lớp vỏ phong hoá dày, có nhiều sông suối cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng
Các hiện tượng đất trượt và sụt lở trên bề mặt địa hình
Nhiều dạng địa hình caxtơ nhiệt đới
Dạng địa hình nhân tạo.
5. Sự thất thường của khí hậu nước ta thể hiện:
Lượng mưa thay đổi trong các năm
Nhiệt độ mùa hè rất nóng, không lạnh
Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm nhiều bão, năm ít bão
Cả 3 ý trên
6. Nơi nào ở nước ta có khí hậu thất thường nhất:
Miền Bắc
Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ
Câu 2(1,5đ). Nối ý của câu A và B cho phù hợp
A. Miền
B. Hệ thống sông
Nối
1. Bắc Bộ
2. Trung Bộ
3. Nam Bộ
a. Sông Hồng
b. Sông Cả
c. Sông Mã
d. Sông Thu Bồn
e. Sông Cử

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_VA_DAP_AN_HOC_KY_2_MON_TOAN_9.doc