Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Đọc-hiểu) Lớp 5 - Năm 2018

doc 11 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Đọc-hiểu) Lớp 5 - Năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Đọc-hiểu) Lớp 5 - Năm 2018
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TH TÂN PHONG
KIỂM TRA GIỮA HỌC HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT( Đọc - hiểu) - LỚP 5
Ngày kiểm tra: / /2018
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề bài gồm: 10 câu
I. ĐỌC – HIỂU(7 điểm)
1. Đọc thầm bài sau:
NGHĨA THẦY TRÒ
 	Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý, cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
 	- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. 
 	Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở trước hiên, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kín vái và nói to:
 	- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
 	Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
 	Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
 	Theo HÀ ÂN.
2. Khoanh vào các chữ cái A, B, C, D trước những câu trả lời đúng.
Câu 1. (0,5 điểm)Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
A. 	Để thăm hỏi thầy.
B. 	Để mừng thọ thầy.
C. Mừng sinh nhật thầy
Câu 2. (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
 	A.	Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu.
 	B.	Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý, ngồi lắng nghe thầy bảo ban. 
 	C. Từ sáng sớm, các môn sinh tề tựu trước sân nhà, dâng biếu thầy những cuốn sách quý, đồng thanh dạ ran.	
 Câu 3. (0,5 điểm) Người thầy cũ của cụ giáo Chu là ai?
Là thầy dạy võ cho cụ giáo Chu.
Là thầy dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu.
Là thầy luyện chữ cho cụ giáo Chu.
Câu 4(0,5 điểm). Cụ giáo Chu vái thầy và nói như thế nào?
Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến chào thầy.
Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất môn sinh đến ra mắt thầy.
Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến cảm ơn thầy.
Câu 5 (0,5 điểm). “Môn sinh’’ nghĩa là gì ? 
Là những học trò học cùng một trường.
Là những học trò học cùng một lớp.
Là những học trò học của cùng một thầy giáo.
Là những học trò học cùng một khóa học.
Câu 6. (0,5 điểm) Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ từ thủa vỡ lòng như thế nào?
	A. Thể hiện sự biết ơn, tôn kính B. Thể hiện sự tôn kính.
	C. Thể hiện sự lễ phép. D. Thể hiện sự ngoan ngoãn.
Câu 7.(1,0 điểm) Viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ nói về nghĩa thầy trò. 
Câu 8. (1,0 điểm) Câu chuyện muốn nhắc nhở em điều gì? Viết câu trả lời của em?
Câu 9. (1,0 điểm) Hai câu: "Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là Cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau" được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp lại từ ngữ. 
B. Thay thế từ ngữ. 
C. Từ ngữ nối.
D. Cả B và C
Câu 10(1,0 điểm) Xác định thành phần trong câu sau: 
Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau.
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TH TÂN PHONG
KIỂM TRA GIỮA HỌC HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT( Viết ) - LỚP 5
Ngày kiểm tra: / /2018
Thời gian: 55 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề bài gồm 2phần
1. Chính tả. (3,0 điểm)- 20 phút
- Nghe - viết bài : Hộp thư mật (GV đọc cho học sinh viết cả đầu bài và đoạn văn – SGK TV5- tập 2, trang 62 )
 Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. 
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. 
 Hữu Mai
2. Tập làm văn ( 7,0 điểm) - 35 phút
Đề bài: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
________________________________ Hết________________________________
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHONG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: TIÊNG VIỆT - LỚP 5
NĂM HỌC: 2017-2018
Ngày kiểm tra: .. tháng 3 năm 2018
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (3,0 điểm)
	Giáo viên gọi học sinh lên bảng bốc thăm, cho học sinh đọc thành tiếng bài đọc và trả lời câu hỏi của bài ghi trong phiếu.
Phiếu 1
Đọc đoạn 1 bài: Thái sư Trần Thủ Độ - TV5, tập 2 - trang 15
Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Phiếu 2
Đọc đoạn 3 bài: Thái sư Trần Thủ Độ - TV5, tập 2 - trang 16
Câu hỏi: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Phiếu 3
Đọc đoạn 1 bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng - TV5, tập 2 - trang 20
Câu hỏi: Trước Cách mạng ông Đỗ Đình Thiện có những đóng góp to lớn gì cho chính phủ.
Phiếu 4
Đọc đoạn 3 bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng - TV5, tập 2 - trang 20
Câu hỏi: Khi Cách mạng thành công ông Đỗ Đình Thiện có những đóng góp to lớn gì cho chính phủ.
Phiếu 5
Đọc đoạn 3,4 bài: Trí dũng song toàn - TV5, tập 2 - trang 26
Câu hỏi: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Phiếu 6
Đọc đoạn 3 bài: Tiếng rao đêm - TV5, tập 2 - trang 31
Câu hỏi: Người dũng cảm cứu em bé ra khỏi đám cháy là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Phiếu 7
Đọc đoạn 2 bài: Lập làng giữ biển - TV5, tập 2 - trang 36
Câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
Phiếu 8
Đọc đoạn 2 bài: Phân xử tài tình- TV5, tập 2- trang 46
Câu hỏi: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
Phiếu 9
Đọc đoạn 1 bài: Hộp thư mật - TV5, tập 2 - trang 62
Câu hỏi: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
Phiếu 10
Đọc đoạn 1 bài: Phong cảnh đền Hùng- TV5, tập 2 - trang 68
Câu hỏi: Đền Thượng nằm ở đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của đền Thượng.
Phiếu 11
Đọc đoạn 1+2 bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - TV5, tập 2 - trang 83
Câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Phiếu 12
Đọc đoạn 3 bài: Tranh làng Hồ - TV5, tập 2 - trang 83
Câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHONG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: TIÊNG VIỆT - LỚP 5
NĂM HỌC: 2017-2018
Ngày kiểm tra: .. tháng 3 năm 2018
ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC 
Phiếu 1
Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trả lời: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.
Phiếu 2
Câu hỏi: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Trả lời: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
Phiếu 3
Câu hỏi: Trước Cách mạng ông Đỗ Đình Thiện có những đóng góp to lớn gì cho chính phủ.
Trả lời:
 Trước Cách mạng năm 1943, ông ùng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
Phiếu 4
Câu hỏi: Khi Cách mạng thành công ông Đỗ Đình Thiện có những đóng góp to lớn gì cho chính phủ.
 Trả lời: Khi Cách mạng thành công, năm 1945, trong Tuần lễ Vàng, ông ủng nộ Chính phù 64 lạng vàng, góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
Phiếu 5
Câu hỏi: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
 Trả lời: Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, Giang Văn Minh biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Phiếu 6
Câu hỏi: Người dũng cảm cứu em bé ra khỏi đám cháy là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Trả lời: Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ báo cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.
Phiếu 7
Câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
Trả lời: 
 Theo lớp bố Nhụ: Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bây lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
Phiếu 8
Câu hỏi: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
 Trả lời: Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.
Phiếu 9
Câu hỏi: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
Trả lời: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
Phiếu 10
Câu hỏi: Đền Thượng nằm ở đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của đền Thượng? .
Trả lời: 
- Nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh. 
- Cảnh đẹp trước đền Thượng: những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm dập dờn bay lượn.
Phiếu 11
Câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Trả lời:
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.
- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương bám ở trên ngọn. Có người leo lên tụt xuống lại leo lên. Đây là một việc làm khó khăn, thử thách và sự khéo léo của mỗi đội.
Phiếu 12
Câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
Trả lời: Đó là màu đen không pha thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Còn màu trắng diệp thì làm bằng vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TH TÂN PHONG
KIỂM TRA GIỮA HỌC HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT(Đọc- hiểu)- LỚP 5
Ngày kiểm tra: / / 2018
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
( Hướng dẫn chấm điểm gồm 02 trang)
Môn: Tiếng Việt (Đọc- hiểu) - Lớp 5
PHẦN
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
1
B.	Để mừng thọ thầy.
0,5
2
C. Các môn sinh tề tựu trước sân nhà, dâng biếu thầy những cuốn sách quý, đồng thanh dạ ran.	
0,5
3
B. Là thầy dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu
0,5
4
 Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
0,5
5
C . Là những học trò học của cùng một thầy giáo.
0,5
6
A. Thể hiện sự biết ơn. 
0,5
7
- Viết đúng cả 2 câu được 1,0 điểm; đúng 1 câu được 0,5 điểm
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Uống nước nhớ nguồn.
1,0
8
Học sinh trả lời một trong các ý sau:
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.
- Tôn kính thầy giáo, trọng đạo học.
1,0
9
D. Cả B và C
1,0
10
Thế là cụ giáo Chu đi trước /, học trò theo sau.
 CN1 VN1 CN2 VN2
1,0
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TH TÂN PHONG
KIỂM TRA GIỮA HỌC HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT( Viết)- LỚP 5
Ngày kiểm tra: / /2018
Thời gian: 55 phút (không kể thời gian phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
( Hướng dẫn chấm điểm gồm 02 trang)
Môn: Tiếng Việt (Chính tả+ Tập làm văn)- 10,0 diểm
PHẦN
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
I. CHÍNH TẢ(3,0 điểm)
- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, sạch sẽ, khoa học.
1,0
- Chữ viết đẹp, rõ ràng, đúng chính tả, đúng độ cao, độ rộng.
2,0
- Sai 5 lỗi trừ 1 điểm, thiếu 1 chữ trừ 0,25 điểm.
II. TẬP LÀM VĂN( 7,0 điểm)
1. Hình thức: 
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm.
- Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0,5 điểm.
- Không sai quá 5 lỗi chính tả: 0,25 điểm.
2. Nội dung: 
- Mở bài: Giới thiệu được đồ vật định tả bằng một trong 2 cách sau: 
+ Mở bài theo cách gián tiếp (1,0 )
+ Mở bài theo cách trực tiếp (0,75)
- Thân bài: 
+ Tả bao quát hình dáng, kích thước, màu sắc,... (0,75)
+ Tả từng bộ phận nổi bật của đồ vật. (2,5)
+ Công dụng của đồ vật.(0,75)
- Kết bài bằng một trong 2 cách:
+ Kết bài không mở rộng (0,75)
+ Kết bài mở rộng (1,0)
* Lưu ý đối với phần thân bài:
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, có hình ảnh, nghệ thuât sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay, đặc sắc, thể hiện rõ những đặc điểm nổi bật của đồ vật đã tả. (4,0đ)
 - Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác. (3,5 đ)
- Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 3,0 điểm.
- Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp,2,0 điểm
1,0 
6,0
* Lưu ý: 
- Trên đây là những gợi ý cơ bản để định hướng cho giáo viên chấm. Khi chấm tuỳ theo mức độ sai sót về chữ viết, về ý, cách diễn đạt và mức độ hoàn thành bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm sao cho phù hợp.
Lưu ý:
 - Điểm bài thi là tổng điểm các câu thành phần. Thang điểm toàn bài là 10,0 (điểm lẻ từng ý trong mỗi câu nhỏ nhất là 0,25) và được làm tròn theo nguyên tắc:
+ Dưới 0,5 làm tròn thành 0,0.
+ Từ 0,5 trở lên làm tròn thành 1,0 điểm.
+ Điểm bài thi chỉ được làm tròn một lần.
Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_doc_hieu_lop_5_na.doc