Họ và tên học sinh:....... .. Lớp:. Trường: Huyện:.. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC: Môn: Tiếng Việt Ngày kiểm tra:.. Thời gian kiểm tra (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17. II. Đọc hiểu: (6 điểm) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: BỘ LÔNG RỰC RỠ CỦA CHIM THIÊN ĐƯỜNG Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Mỗi khi tìm chiếc lá đẹp, các bạn chim như: Sáo Đen, Gõ Kiếnngỏ lời xin, Thiên Đường đều vui vẻ tặng lại các bạn. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa. Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường. Từ đó, Thiên Đường luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu, kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bè bạn. Theo Trần Hoài Dương 1. Thiên Đường đã làm gì với những chiếc lá kiếm được? A. Làm một chiếc lá mới. B. Tặng cho các bạn chim. C. Lót thêm vào tổ. 2. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, Thiên đường làm gì? A. xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. B. gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa. C. rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng các bạn. 3. Các bạn chim làm lại tổ và tặng lông quý cho Thiên Đường vì Thiên Đường: A. biết quan tâm, giúp đỡ bạn lúc khó khăn. B. tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng C. biết lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần 4. Chim Thiên Đường được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới bởi : A. những bộ lông sặc sỡ tuyệt mỹ cùng với những điệu nhảy xòe cánh và múa đuôi B. luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu C. vui vẻ cùng các loái chim khác 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? A. Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. B. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. C. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên, trông thật xơ xác, tội nghiệp. 6. Điền dấu phẩy vào câu “Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng.” A. Thức ăn, chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng. B. Thức ăn chủ yếu của chim, Thiên Đường là trái cây côn trùng. C. Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây, côn trùng. 7. Em có nhận xét gì về chim Thiên Đường: 8. Đặt câu có hình ảnh so sánh: - Thiên Đường . A. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: (4 điểm) Âm thanh thành phố Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Theo Tô Ngọc Hiến II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến. ĐÁP ÁN A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm. II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1(0,5đ) Câu 2(0,5đ) Câu 3(1đ) Câu 4(1đ) Câu 5(0,5đ) Câu 6(0,5đ) B B A A B C Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm. B. CHÍNH TẢ: (4 điểm) - Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm. - Sai quá 5 lỗi không tính điểm. C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) - Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm. - Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm. Đề B Họ và tên: ...................................................... Lớp:.3........................... KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2017- 2018 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 Thời gian: 40 phút Ngày kiểm tra: ..../...../ 2017 Điểm Nhận xét của giáo viên A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo. Bài 1: Chim rừng Tây Nguyên Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Những con chim kơ púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Hỏi: Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim gì? Bài 2: Chuyện của loài Kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự mình đi kiếm ăn. Thấy kiến nhỏ bé, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy loài kiến chết dần chết mòn. Một hôm kiến đỏ thấy giống nòi của mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo: Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ không để ai bắt nạt. Hỏi: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? Bài 3: Mùa hoa sấu Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.Đi dưới rặng sấu , ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ.Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại Hỏi: Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào? Bài 4 Chim chích và sâu đo Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống: - A, có một tên sâu rồi. Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên. - Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta? - Chim chích phân vân: "Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?" Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: "Mình đo cây hồng... Mình phải được trả công chứ!" Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: "Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!" Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi... Nhưng lần này thì đừng hòng! Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo. Theo Phương Hoài Hỏi: Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì Bài 5: Cây Gạo Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê,bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu...Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. Hỏi: Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui? II. Đọc hiểu: (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền ngảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. Theo Những câu chuyện về tình bạn 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? (M1- 0.5) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. D. Cả A và B 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. D. Vịt con bay lên cành cây để trốn 3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5) 4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (M2 - 0.5) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con. B. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. C. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. D. Vì Vịt con không tốt bụng, đã không cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. 5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3 - 1) Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em. 6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (M4 - 1) 7. Hãy viết tìm 1 câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “Ai làm gì?”. (0.5) 8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (M2- 0.5) Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. 9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3- 1) Vịt con đáp - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà B. Kiểm tra viết (10 điểm): I. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút) Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức Nguyễn Văn Chương .. .. .. .. .. .. II. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước ta. .. .. .. .. .. .. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 4 điểm + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 đ – Đọc sai dưới 3-4 tiếng: 2 đ – Đọc sai dưới 5-6 tiếng: 1,5 đ – Đọc sai dưới 7-8 tiếng: 1 đ – Đọc sai dưới 9-10 tiếng: 0 đ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Không ngắt nghỉ hơi không đúng ở 3-4 dấu câu: 0,5 đ – Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 đ) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (Đọc quá 1-2 phút: 0,5 đ – Đọc đánh vần: 0 đ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 đ - Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 đ II. Đọc thầm trả lời câu hỏi: 6 điểm Câu 1: ( 0.5 đ) - Câu C Câu 2: ( 0.5 đ) - Câu B Câu 3: ( 0.5 đ) Câu c Câu 4: ( 0.5 đ) (Căn cứ vào bài làm của học sinh) Câu 5: ( 1 đ) (Căn cứ vào bài làm của học sinh) Câu 6: ( 1 đ) (Căn cứ vào bài làm của học sinh) Câu 7 (0.5 đ) (Căn cứ vào bài làm của học sinh) Câu 8: (0.5đ) Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Câu 9: ( 1đ) Vịt con đáp: Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Viết chính tả: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, được 5 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách hoặc trình bày bài bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: 6 điểm * Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau được 6 điểm - Viết thành một đoạn văn ngắn, khá đủ nội dung theo gợi ý, đủ số lượng câu; dùng từ Đúng, không sai chính tả, ngữ pháp, rõ ràng, sạch sẽ, được 6-5 đ - Bài viết đủ nội dung theo gợi ý nhưng ở dạng trả lời câu hỏi hoặc trả lời còn thiếu sót, được 4-3 đ. - Bài viết có được 1 vài ý nhưng chưa thành câu: 1 đ
Tài liệu đính kèm: