Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn : Tiếng Việt lớp 4 năm học 2015 - 2016

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn : Tiếng Việt lớp 4 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn : Tiếng Việt lớp 4 năm học 2015 - 2016
Họ và tên : ..............................................
Điểm
Đọc:...
Viết:.......
TV:.........
Lớp:............Trường Tiểu học Hùng Thắng 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2015 - 2016
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian 25 phút 
 Bài đọc: Chim rừng Tây Nguyên
 Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông vàng xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã vang cả mặt nước.
 Thiên Lương
 Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1. Cảnh đẹp của hồ I-rơ-pao được tác giả miêu tả ra sao?
A. Mặt nước chao mình rung động.
B. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. 
 C. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã.
 D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Loài chim nào trong bài được miêu tả có đặc điểm "Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt."
A. Chim kơ-púc B. Chim thiên nga C. Chim đại bàng D. Chim piêu
Câu 3. Chim piêu có màu sắc, hình dáng ra sao?
A. Bộ lông màu xanh lục.
B. Đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. 
C. Cả hai ý (A) và (B).
D. Mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng.
Câu 4. Qua bài này, em thấy chim rừng Tây Nguyên như thế nào?
A.Phong phú, đa dạng. B. Có nhiều loại chim đẹp.
C. Cả hai ý (A) và (B). D. Các ý trên đều sai.
Câu 5.
 a, Ghi lại vị ngữ trong câu sau Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội.
...........................................................................................................................................
 b) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình.
..........................................................................................................................................
Câu 6. 
 a) Tìm trong bài 4 từ láy.
..........................................................................................................................................
 b) Câu hỏi Sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? được dùng với mục đích gì?
..............................................................................................................................................
Câu 7.Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong câu sau: Bầu trời trong xanh soi bóng xuống hồ.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng (5 điểm): - Có đề riêng 
 Giáo viên coi 
(Kí và ghi rõ họ tên)
Giáo viên chấm
(Kí và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm)
 	Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc thành tiếng và trả lời một câu hỏi của một đoạn trong năm bài tập đọc ( Thời gian không quá 2 phút/1 HS).
Bài 1: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi ( Tiếng Việt 4 - Tập 1 – Trang 115)
- Đọc đoạn : "Bạch Thái Bưởi ..... chủ tàu."
- Trả lời câu hỏi: Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
Bài 2: Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4 - Tập 1 – Trang 129)
- Đọc đoạn: " Thuở đi học, ... sẵn lòng.”
- Trả lời câu hỏi: Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
Bài 3: Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4- Tập 1 – Trang 134)
- Đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm cười bảo.... thành Đất Nung.” 
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
Bài 4: Cánh diều tuổi thơ (Tiếng Việt 4 - Tập 1 – Trang 146)
- Đọc đoạn: “Tuổi thơ của tôi ..... sao sớm.”
- Trả lời câu hỏi: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Bài 5: Tuổi Ngựa (Tiếng Việt 4- Tập 1 – Trang 149)
- Đọc đoạn: "Ngựa con sẽ đi khắp..... nhớ đường."
- Học sinh trả lời: “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm
 - Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm. Nếu đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm)
 - Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; trên 4 chỗ: 0 điểm)
 - Giọng đọc có biểu cảm phù hợp với đoạn văn cần đọc:1 điểm .
 - Tốc độ khoảng 80 tiếng /1 phút: 1 điểm (Đọc quá từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; 2 phút trở lên: 0 điểm)
 - Học sinh trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ) 
 Gợi ý trả lời: 
Bài 1: Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Bài 2: Thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém bởi vì ông viết rất xấu.
Bài 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát.
 Hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích. 
Bài 4: Tác giả đã chọn những chi tiết để tả cánh diều là: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 5: “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ: Mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Thêi gian: 55 phót (Kh«ng kÓ chÐp ®Ò) 
PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian 15 phút	
 1. Bài viết (Thời gian 15 phút) 
 Mùa đông trên rẻo cao (Tiếng Việt 4- Tập 1 – Trang 165) 
2. Bài tập(Thời gian 5 phút) : Điền vào chỗ chấm tr hay ch. 
 ..... ong ....ẻo; .....èo thuyền; leo ...èo
II. Tập làm văn(5 điểm) 	
 Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
1. Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 
2. Tả lại một đồ chơi mà em thích nhất. 
 ( Thời gian: 35 phút) 
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Thêi gian: 55 phót (Kh«ng kÓ chÐp ®Ò) 
PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian 15 phút	
 1. Bài viết (Thời gian 15 phút) 
 Mùa đông trên rẻo cao (Tiếng Việt 4- Tập 1 – Trang 165) 
2. Bài tập(Thời gian 5 phút) : Điền vào chỗ chấm tr hay ch. 
 ..... ong ....ẻo; .....èo thuyền; leo ...èo
II. Tập làm văn(5 điểm) 	
 Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
1. Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 
2. Tả lại một đồ chơi mà em thích nhất. 
 ( Thời gian: 35 phút) 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
CUỐI KÌ I- NĂM HỌC : 2015 - 2016
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 I. Đọc thầm làm bài tập: 5 điểm . 
Câu 1,2,3,4. Mỗi câu 0,5 điểm
 C1 : D C2: A C3: C C4 : C
Câu 5: 1 điểm
 a) Ghi đúng vị ngữ trong câu: chen nhau bơi lội (0,5 điểm) 
 b) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Chim vếch-ka làm gì? (0,5 điểm)
Câu 6: 1 điểm
 a) HS có thể lựa chọn: mênh mông, ríu rít, vi vu vi vút, , lanh lảnh, mải mê, chải chuốt, nhẹ nhàng, rộn rã.
 b) Câu hỏi được dùng với mục đích chê trách bạn.
Câu 7: 1 điểm. 
 DT: bầu trời, hồ Đt: soi, xuống TT: trong xanh
II. Đọc thành tiếng: 5 điểm Đã có biểu điểm riêng
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT:10 điểm 
1. Chính tả: 5 điểm
 - Bài viết: 4 điểm . 
 + Viết đúng, đủ số chữ quy định, đảm bảo kỹ thuật, nét chữ đều, đẹp, trình bày sạch sẽ: 4 điểm (Viết sai, lẫn phụ âm đầu, thừa, thiếu chữ ghi tiếng cứ 5 lỗi trừ 2 điểm)
 + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn  bị trừ đi 1 điểm toàn bài .
 - Bài tập : 1 điểm. Mỗi từ 0,25 điểm 
 trong trẻo; chèo thuyền; leo trèo
2. Tập làm văn: 5 điểm
 Học sinh biết chon một trong 2 đề , viết được bài văn theo đúng yêu cầu của đề: tả một đồ chơi mà em thích nhất (Mở bài, thân bài, kết bài) hoặc Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa có nhân vật, sự việc, cốt truyện (Mở bài, diễn biến, kết thúc): 
 - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm
+ Viết được bài văn đúng thể loại 
+ Viết đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, câu văn có hình ảnh.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5 
*Lưu ý:
+ Điểm đọc và điểm viết là điểm nguyên
+ Điểm Tiếng Việt (lấy điểm nguyên) = (Điểm đọc+ điểm viết) :2 
 Làm tròn 0,5 thành 1

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL_cuoi_ki_I_nam_20152016.doc