Bài kiểm tra cuối năm môn toán lớp 5 năm học : 2014 - 2015 thời gian 40 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối năm môn toán lớp 5 năm học : 2014 - 2015 thời gian 40 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối năm môn toán lớp 5 năm học : 2014 - 2015 thời gian 40 phút ( không kể thời gian giao đề)
Trường Tiểu học 
Lớp: 5......
Họ và tên: ....................................................................
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 5
Năm học : 2014-2015
Thời gian 40 phút ( không kể thời gian giao đề)
Điểm bài kiểm tra
Bằng số:.................
Bằng chữ:...............
Lời phê của cô giáo
..............................................
..............................................
Chữ kí, họ tên giáo viên chấm
.....................................................
....................................................
1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Chữ số 5 trong số 14,205 thuộc hàng nào?
	A. Hàng đơn vị B. Hàng trăm
	C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn
2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Phân số viết dưới dạng số thập phân là: 
	A. 2,5 B. 5,2 C. 0,4 D. 4,0
3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Một hình lập phương có thể tích 0,125 m3. 
	Vậy cạnh của hình lập phương là:
 A. 0,05 m B. 0,5 m C. 1,5 m D. 1,25 m
4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 Giá trị của biểu thức 90 - 22,5 : 1,5 x 4 là ............................
5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 3km 70m = ...........................km
6. Tìm x: x + 3,5 = 13 - 1,3 x 5 
7. Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc của xe máy ?
Bài giải.
8. Một đám đất hình thang có đáy bé 90 m và bằng đáy lớn, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó? 
Bài giải.
	 HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN LỚP 5 CUỐI NĂM 
 Năm học: 2014-2015
Câu 1: Đáp án: D (1 điểm) Câu 2: Đáp án: C (1 điểm)
Câu 3: Đáp án: B (1 điểm) Câu 4: Đáp án: 30 (1 điểm)
Câu 5: Đáp án: 3,07 km (1 điểm)
Câu 6: (1 điểm) x + 3,5 = 13 - 1,3 x 5
	x + 3,5 = 13 - 6,5 (0,25 điểm)
	x + 3,5 = 6,5 (0,25 điểm)
	x = 6,5 - 3,5 (0,25 điểm)
	 x = 3 (0,25 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Có lời giải, phép tính và tính đúng kết quả: 
Bài giải:
Thời gian xe máy đi từ A đến B là (0,25 điểm)
9 giờ 42 phút - 8 giờ 30 phút = 1 giờ 12 phút (0,5 điểm)
Đổi 1 giờ 12 phút = 1, 2 giờ (0,25 điểm)
Vận tốc của xe máy là (0,25 điểm)
60 : 1,2 = 50 (km/giờ) (0,5 điểm)
Đáp số: 50 km /giờ (0,25 điểm)
Bài 8: (2 điểm) Có lời giải, phép tính và tính đúng kết quả
Bài giải:
 Đáy lớn hình thang : (0,25 Điểm) 
 90 : 3 x 5 = 150 (m) (0,25 Điểm)
 Chiều cao hình thang : (0,25 Điểm)
 150 : 5 x 2 = 60 (m) (0,25 Điểm)
 Diện tích hình thang : (0,25 Điểm)
 (150 + 90 ) x 60 : 2 = 7200 (m2) (0,5 Điểm)
 Đáp số: 7200 m2 (0,25 Điểm)
(Mọi cách giải khác nếu đúng đều được điểm tối đa)
(Học sinh thực hiện gộp các phép tính vẫn cho điểm tối đa)
MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM LỚP 5
Năn học: 2014 - 2015
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính với chúng
Số câu 
1
1
1
1
2
2
Số điểm
1
1
1
1
2
2
Đại lượng và đo đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích
Số câu 
1
1
Số điểm
1
1
Yếu tố hình học: chu vi,diện tích, thể tích các hình đã học
Số câu 
1
1
2
Số điểm
1
2
3
Giải bài toán về chuyển động đều, bài toán có liên quan đến các phép tính với số đo thời gian
Số câu 
1
1
Số điểm
2
2
Tổng
Số câu
2
1
3
2
3
5
Số điểm
2
1
4
3
3
7
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học : 2014-2015
Thời gian phút ( không kể thời gian giao đề)
I. Đọc thành tiếng (3điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với học sinh bằng hình thức bốc thăm ( do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 5 - Tập II: ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng) và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (2 điểm)
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi rời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
A. Tam Đảo.
B. Nghĩa Lĩnh.
C. Ba Vì.
2. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng. 
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
4. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
5. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Bằng cách thay thế từ ngữ.
 C. Bằng cả hai cách trên.
6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.
B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.
C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.
7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?
A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
8. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?
A. Vun vút
B. Vời vợi
C. Xa xa
9. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.
B. Kết thúc câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Kiểm tra viết: (5 điểm)
1. Chính tả nghe - viết( 2 điểm) - 15 phút
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
	Hình như nó vui mừng vì suốt ngày được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
 Theo Ngọc Giao
2. Tập làm văn (3 điểm) – 35 phút
	Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 5
A. Kiểm tra đọc: (5 điểm)
	I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm.
( Đọc sai tù 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm.)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm.
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm.)
+ Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu: 0,5 điểm.
( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,25 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.)
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (2 điểm)
Học sinh khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng được 0,2 điểm. 
Câu 1: B. Nghĩa Lĩnh.
Câu 2: C. Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 3: C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: B. So sánh.
Câu 5: A. Bằng cách lặp từ ngữ.
Câu 6: C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.
Câu 7: A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: B. Vời vợi
Câu 9: C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
Câu 10: C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Kiểm tra viết: (5 điểm)
I. Chính tả: (2 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đọan văn 2 điểm. 
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,1 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. bị trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (3 điểm) 
Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm:
	- Viết được bài văn tả người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, ) hoặc họ hàng ( cô, dì, chú, bác,) có các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
	Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 2,5 ; 2; 1,5; 1; 0,5; 0,25.
Trường Tiểu học 
Lớp: 5......
Họ và tên: ....................................................................
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học : 2014-2015
Thời gian 30 phút ( không kể thời gian giao đề)
Điểm bài kiểm tra
Bằng số:..................
Bằng chữ:...............
Lời phê của cô giáo
Chữ kí, họ tên giáo viên chấm
I. Đọc thành tiếng:
II. Đọc thầm và làm bài tập:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thăng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi rời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
A. Tam Đảo.
B. Nghĩa Lĩnh.
C. Ba Vì.
2. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng. 
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
4. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
5. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Bằng cách thay thế từ ngữ.
 C. Bằng cả hai cách trên.
6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.
B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.
C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.
7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?
A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
8. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?
A. Vun vút
B. Vời vợi
C. Xa xa
9. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.
B. Kết thúc câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM HỌC, LỚP 5
Năm học : 2014-2015
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
TNKQ
TL
HT khác 
TNKQ
TL
HT khác 
1. Luyện từ và câu
Số câu
7
7
Số điểm
1,4
1,4
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
0,5
0,5
0,5
2,5
b) Đọc hiểu
Số câu
3
3
Số điểm
0,6
0,6
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
2,0
b) Tập làm văn
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
4. Nghe - nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)
Tổng
Số câu
10
2
1
10
3
Số điểm
2,0
2,0
2,5
0,5
3,0
2,0
5,5
2,5

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_khoi_5.doc