Bài kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Trường Tiểu học Kim Đồng-Bắc Trà My Lớp: 4/... 
Họ và tên:............................. 
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
Năm học : 2017 -2018
MÔN: Lịch sử - Địa lí - Lớp 4 
Thời gian : 40 phút 
(Bộ đề 2 và câu hỏi gợi ý ôn tập)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
I. LỊCH SỬ: (3điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng.
Câu 1:(0,5đ) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm?
A. Năm 1011 ; 	B. Năm 1226 ; 	C. Năm 1010 ;	D. Năm 1076	 
Câu 2:(0,5đ) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào?
A. Năm 938 ; 	B. Năm 968 ; 	C. Năm 981; 	D. Năm 979
	Đánh dấu X vào £ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 3:(0,5đ) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
A.£ Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.
B.£ Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc để tấn công tiêu diệt địch.
C.£ Chặn đánh giặc ngay cửa sông Bạch Đằng.
D.£ Kế “ Vườn không nhà trống”
Câu 4:(0,5đ) Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
A.£ Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. 
B.£ Xây dựng được thành Cổ Loa. 
C.£ Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa.
D.£ Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. 
Câu 5: :(1đ) Điền các từ ngữ:( đến đánh, đặt chuông lớn, cầu xin, vua ) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp :
 	Vua Trần cho .................................ở thềm cung điện để dân ................ khi có điều gì ...................... hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc ........... và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.
II. ĐỊA LÍ: (3điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng.
Câu 1:(0,5đ) Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét ?
A. 3134 mét ; B. 3143 mét ; C. 3314 mét; 	D. 3341 mét
Câu 2:(0,5đ) Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì ?
A. Nghề nông ; 	B. Nghề thủ công truyền thống ; 
C. Nghề khai thác khoáng sản. 	D. Nghề đánh bắt thủy sản 
	Đánh dấu X vào £ trước câu trả lời đúng .
Câu 3:(0,5đ) Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
A. £ Lâm Viên	B. £ Di Linh C.£ Kon Tum.	D.£ Đắk Lắk	
Câu 4:(0,5đ) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:
A. £ Lớn thứ nhất.	B. £ Lớn thứ hai.	 C.£ Lớn thứ ba.	D .£ Lớn thứ tư	 
Câu 5:(1đ) Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp?
A
B
a) Ruộng bậc thang được làm
1. dân cư đông đúc nhất nước ta.
b) Đất ba dan, tơi xốp
2. thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
c) Dân tộc Thái, Dao , Mông
3. sống ở Hoàng Liên Sơn.
d) Đồng bằng Bắc Bộ là nơi
4. ở sườn núi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) 
I. LỊCH SỬ: (2điểm)
Câu 1 : Dưới thời “ loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước? 
Câu 2: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
II. ĐỊA LÍ: (2điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm chính của dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 1: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
ĐÁP ÁN BÀI KT ĐỀ SỐ 1: LS - ĐL HỌC KÌ I 
A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
I. LỊCH SỬ: (3điểm)
Mỗi câu trả lời đúng ghi 0.5 điểm, riêng câu5: 1 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Ý đúng
C
0.5đ
B
0.5đ
B
0.5đ
C
0.5đ
Thứ tự cần điền:
đặt chuông lớn ; đến đánh; cầu xin , vua .
 ( Đúng mỗi ý 0,25 đ )
II. ĐỊA LÍ: (3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Ý đúng
B
0.5đ
A
0.5đ
A
0.5đ
 B
0.5đ
 a - 4 ; b - 2
 c - 3 ; d – 1
 ( Đúng mỗi ý 0,25 đ )
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm
I. LỊCH SỬ: (2điểm)
Câu 1 : Dưới thời “ loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước? 
Trả lời: Dưới thời “ loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng được lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.
	Ông đã có công dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước ( năm 968) 
Câu 1: Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
Trả lời : Vua tôi nhà Trần dùng kế “Vườn không, nhà trống”. Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, Quân Mông – Nguyên vào được Thăng Long, không tìm thấy một bóng người, một chút lương thực để ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. Chính lúc đó quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long để tiêu diệt chúng . 
II. ĐỊA LÍ: (2điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm chính của dãy Hoàng Liên Sơn.
Trả lời: Đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn là núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
Câu 2: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Trả lời : Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ vì: Diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. 
GỢI Ý CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA KỲ I MÔN LS & ĐL LỚP 4
I. LỊCH SỬ:
Câu 1 : Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
Trả lời: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là:
	- Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. 
- Xây dựng được thành Cổ Loa. 
Câu 2: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Trả lời: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã: Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán
Câu3: Vì sao Hai Bà Trưng nổi dậy phất cờ khởi nghĩa?
 Trả lời: Hai Bà Trưng nổi dậy phất cờ khởi nghĩa là:Vì Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược, bên cạnh đó chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại nên Hai Bà Trưng nổi dậy phất cờ khởi nghĩa. 
Câu 4: Dưới thời “ loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước? 
Trả lời: Dưới thời “ loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng được lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.
	Ông đã có công dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước ( năm 968) 
Câu 5 : Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
 Trả lời : Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta thời bấy giờ là: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kì độc lập lâu dài của nước ta
Câu 6: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô.
 Trả lời : Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.
Câu 7 : Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trả lời: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nhà Lý suy yếu. Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân; nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân sống cơ cực. Quân xâm lược phương Bắc thường xuyên rình rập. Vua Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngài vàng.
	Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm mọi cách để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng ( đầu năm 1226) . Từ đó nhà trần được thành lập.
Câu 8: Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
Trả lời : Vua tôi nhà Trần dùng kế “Vườn không, Nhà trống”. Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, Quân Mông – Nguyên vào được Thăng Long, nhưng không tìm thấy một bóng người, một chút lương thực để ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. Chính lúc đó quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long để tiêu diệt chúng . 
II. ĐỊA LÍ:
Câu 1: Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn.
Trả lời: Đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn là núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
Câu 2: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
Trả lời: Những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên: 
	Cây trồng: Cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu ...
	Con vật nuôi: Bò,trâu ,voi, lợn, gà ... 
Câu 3: Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó.
Trả lời: Sông ở Tây Nguyên chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau; lòng sông thường nhiều thác ghềnh.
	Ích lợi của sông ở Tây Nguyên: Con người sử dụng sức nước làm thủy điện; dẫn nước cho đồng ruộng ... 
Câu 4: Vì sao ở trung du Bắc Bộ, lại có những nơi đất trống đồi trọc? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì? 
Trả lời: Ở trung du Bắc Bộ, lại có những nơi đất trống đồi trọc là: Do rừng bị khai thác cạn kiệt, do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi...
Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm: Tích cực trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. 
Câu 5: Nêu những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát. 
Trả lời: Điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát là: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều rừng thông xanh tốt và nhiều thác nước đẹp nổi tiếng. Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng phục vụ cho việc du lịch, nghỉ mát...
Câu 6: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Trả lời : Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ vì: Diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. 
Câu 7: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì? 
Trả lời: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm: Chỉ họp chợ vào thời gian nhất định; các phiên chợ của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua bán. Các hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất, nuôi trồng tại địa phương. 
Câu 8 : Hãy giới thiệu những nét cơ bản về Thủ đô Hà Nội.
Trả lời: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ , nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao thông với các địa phương trong nước và thế giới. Các phố cổ nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang được mở rộng và hiện đại hơn.
 Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_nam_hoc_2.doc