Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018

doc 9 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II KHỐI 5
NĂM HỌC: 2017-2018
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
TN
KQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT khác
I. Đọc
1. Đọc thành tiếng
Số câu
1
Số điểm
3
2. Đọc hiểu
Số câu
3
3
2
2
Số điểm
1,5
1,5
2.0
2.0
II. Viết
1.Chính tả
Số câu
1
Số điểm
2
2.Đoạn, bài
Số câu
1
Số điểm
8
Tổng
Số câu
3
3
2
2
Số điểm
1,5
1,5
2.0
2.0
13
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Thời gian : 85 phút
( Không kể thời gian giao đề)
 Điểm
Bằng số: 
Bằng chữ:...
Họ tên học sinh:Lớp:.............
GT1:..GT 2:. 
GK1: GK2:.
i. Chính tả - Nghe viết:
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU: 
Cho văn bản sau: 
Đôi tai của tâm hồn
 Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
 Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” . Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 
 “Cháu hát hay quá!” - Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
 Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
 “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
 Hoàng Phương
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đấy: 
Câu 1. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên bởi vì:
 A. Không có bạn chơi cùng.
 B. Cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
 C. Luôn mặc bộ quần áo rộng, cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
 A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.
 B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
Câu 3. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
 A. Cụ già đã qua đời vào một buổi chiều mùa đông.
 B. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cô đến công viên tìm cụ già.
 C. Một người nói với cô: “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.”
Câu 4. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?
 A. Là một người kiên nhẫn.
 B. Là một người nhân hậu biết quan tâm, chia sẻ, động viên người kkác.
 C. Là một người tốt.
Câu 5. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?
A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.
C. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 
Câu 6. Dòng nào chứa các từ được gạch chân trong các kết hợp từ dưới đây chỉ toàn từ đồng âm ?
A. Xương sườn, sườn núi, sườn nhà, đánh vào sườn địch .
	B. Sợi chỉ, chiếu chỉ, chỉ đường, chỉ vàng.
	C. Miệng cười tươi, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, nhà 5 miệng ăn 
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ được in đậm trong câu văn dưới đây? Và đặt một câu với từ mà em vừa tìm được.
 Một giọng nói vang lên: “ Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
Hãy viết câu trả lời của em: 
Câu 8. “ Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
Hãy viết câu trả lời của em: 
Câu 9. Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến để liên kết các vế câu.
Câu 10. Em hãy đóng vai cô bé trong chuyện viết lời muốn nói với ông cụ:
III.Tập làm văn: (8 điểm) 
	Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
	Hà Nội đêm về thật đẹp và thật yên tĩnh. Thành phố đã rũ bỏ chiếc áo khoác đầy bụi bặm, xô bồ của ban ngày, đem về miền yên lành, tĩnh lặng. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước Hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục vắng dần những dòng xe qua. Cả không gian phố phường đông đúc dần chìm vào bóng đêm với ánh đèn vàng ấm áp.
 Theo: Tạp chí tác phẩm mới
Câu hỏi 1: Hình ảnh nào trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình?
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
San hô là thực vật hay động vật
	Nhiều người vẫn nghĩ san hô là thực vật sống dưới đáy biển vì dựa vào hình dáng của nó. Nhưng thực chất san hô là loài động vật bậc thấp. Dưới đáy biển nhiều loại san hô khác nhau liên kết tạo thành những quần thể san hô với những màu sắc rực rỡ, trở thành nơi sinh sống và ẩn nấp của những sinh vật như cá, tôm, rắn biển.
	Ngày nay, do tác động xấu của biến đổi khí hậu, các dải san hô đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Các nhà khoa học nhận định con người là tác nhân lớn nhất trực tiếp đe dọa sự sống còn của các rặng san hô tuyệt đẹp
Câu hỏi 2: Tác nhân lớn nhất gây đe dọa trực tiếp loài san hô là gì?
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN VIẾT
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Kim tự tháp Ai Cập
	Tổng cộng có 100 kim tự tháp, trong đó phần lớn đều nằm ở phía tây, hạ lưu sông Nin thuộc phía tây nam Ai Cập. Kim tự tháp theo tiếng Ai Cập nghĩa là “ vật hình nón”, vì kim tự tháp có dạng hình giống như chữ “ kim” trong chữ Hán ( Trung Quốc) nên người Trung Quốc gọi là “ kim tự tháp”. Thông thường người ta coi kim tự tháp là lăng mộ của các quốc vuơng Ai Cập cổ.
 Theo: Nguyễn Văn Huân
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
MÔN TIẾNG VIỆT 5 CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
PHẦN ĐỌC- HIỂU: 7 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
B
C
B
B
B
0.5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7 : HS tìm được 1 từ. VD : buồn rầu, buồn bã... (0,5đ)
 Đặt được 1 câu có dùng từ vừa tìm được đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp ( 0,5đ)
Câu 8 : (1đ) Hai câu được liên kết bằng cách lặp từ ngữ ( từ: cô bé) 
Câu 9: (1 đ) Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến để liên kết các vế câu, đúng cấu trúc ngữ pháp.
VD : Bạn Lan không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn hát hay
Câu 10: Viết được câu văn hay, thể hiện được cảm xúc, đúng ngữ pháp, rõ ý... (1đ)
PHẦN VIẾT: ( 10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết ( 2điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm
II. Tập làm văn (8 điểm) 
* Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
- Đúng thể lo- Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí.
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng ại văn miêu tả( kiểu bài tả người).
yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. 
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để giáo viên cho điểm.
Cụ thể: 
Mở bài: (1 điểm) Học sinh giới thiệu được người định tả.
Thân bài : (4 điểm).
Tả ngoại hình ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt,mái tóc, cặp mắt, hàm răng,). (2 điểm).
Tả tính tình hoạt động( lời nói, cử chỉ,thói quen, cách cư xử với người khác,) (2điểm).
Kết bài: (1 điểm):Nêu được cảm nghĩ về người định tả.
- Chữ viết, chính tả(0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm)
- Sáng tạo (1 điểm)
 Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5;...).
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
MÔN TIẾNG VIỆT 5 CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm 
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng 
tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm 
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 
Đáp án câu hỏi 1: Ví dụ: Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước Hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục vắng dần những dòng xe qua.
Đáp án câu hỏi 2: Các nhà khoa học nhận định con người là tác nhân lớn nhất trực tiếp đe dọa sự sống còn của các rặng san hô tuyệt đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_201.doc