Bài kiểm tra cuối học kì II môn: Toán lớp 4

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn: Toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối học kì II môn: Toán lớp 4
Trường Tiểu học thị trấn Đoan Hùng BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên: .............................................. MÔN: TOÁN LỚP 4 - Năm học: 2011-2012
Lớp : .......... (Thời gian: 45 phút)
Bài 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a, Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình dưới đây.
 A. B. 
 C. D. 
b, Giá trị của chữ số 9 trong số 190 123 456 là: 
 A. 900 000
 B. 9 000 000 
 C. 90 000 000 
 D. 900 000 000 
c, Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 000, quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn đo được 169 mm . Tìm độ dài thật của quãng đường Hà Nội – lạng Sơn.
 A . 169 000 000 mm B. 169 000 000 m C. 169 000 mm
Bài 2: (1điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3tạ 6kg =.................kg b) 4 phút =................giây 
Bài 3: (2điểm) Tính:
a) + =....................................................... b) - =	...........................................................
c) x =......................................................... d) : =	............................................................ 
Bài 4: (2 điểm) Tìm x :
 a) 4 x = 1400 b) x : 13 = 205
 ............................................. ................................................... 
 .............................................	...................................................
Bài 5: (2 điểm) Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 125 m, chiều rộng bằng 
 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Bài giải
Bài 6: (1 điểm) Tính bằng cách hợp lí:
= ...
Hướng dẫn chấm
Môn toán – Lớp 4
Bài 1: (2điểm)
- Phần a,b mỗi phần khoanh đúng cho 0,5 điểm, phần c khoanh đúng cho 1 điểm. 
Bài 2: 1điểm 
- Mỗi phần tính đúng cho 0,5 điểm
Bài 3: (2điểm)
- Mỗi phần đúng cho 0,5 điểm.
 a. + = + = c. x===
 b. - =- = d. -:= -==
Bài 4: (2 điểm)
- Mỗi phần tính đúng cho 1 điểm. 
Bài 5: (2điểm)
Theo bài ra, ta có sơ đồ:
125 m
Chiều rộng: 	(0,25 điểm)
Chiều dài:
Theo sơ đồ, ta có:
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) (0,25 điểm)
Chiều rộng thửa ruộng là: 125 : 5 x 2 = 50 (m) (0,5 điểm)
Chiều dài thửa ruộng là: 125 – 50 = 75 (m) (0,25 điểm)
Diện tích thửa ruộng là: 75 x 50 = 3750 (m2) (0,5 điểm)
Đáp số: 3750 m2 (0,25 điểm)
Bài 6. (1điểm) 
= = 
Trường Tiểu học thị trấn Đoan Hùng BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên: ........................................................ MÔN : TIẾNG VIỆT ( Bài đọc)
Lớp 4..... NĂM 2011-2012 (Thời gian: 20 phút) 
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (5 điểm) đọc các bài tập đọc đã học từ tuần 22 đến tuần 32 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
II. Đọc thầm bài : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – SGK lớp 4- Tập 2- Tuần 30 làm các bài tập sau: (5 điểm)
	1. Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì?
	A. Để hiểu biết thêm.
	B. Để mở mang bờ cõi.
	C. Để khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
	2. Vì sao Ma- gien- lăng đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
A. Vì đoàn thám hiểm đi quá dài ngày.
B. Vì ở đây biển mênh mông.
C. Vì ở đây sóng yên biển lặng.
	3. Ma- gien- lăng đã bỏ mình lại ở đâu?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Mĩ.
	4. Câu “ Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao trả dây cương cho tôi” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu khiến.
B. Câu kể.
C. Câu hỏi.
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN : TIẾNG VIỆT ( Bài viết)
LỚP : 4 – NĂM 2011-2012
Thời gian: 40 phút 
1. Chính tả nghe- viết (5 điểm).
 Viết bài : Đường đi Sa Pa - SGK lớp 4- Tập 2-Tuần 29 từ Xe chúng tôi lao chênh vênh... rực lên như ngọn lửa
2. Tập làm văn: (5 điểm).
Hãy tả con vật mà em yêu thích nhất.
ĐÁP ÁN
1. Đọc thầm 
Câu 1 khoanh C. (1 điểm)
Câu 2 khoanh C. (1 điểm)
Câu 3 khoanh B. (1,5 điểm)
Câu 4 khoanh B. (1,5 điểm)
2. Chính tả (5điểm) sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm.(hoặc theo tình hình lớp)
3. Tập làm văn:(5điểm) 
- Giới thiệu được con vật định tả: 1 điểm
- Tả được hình dáng con vật: 1,5 điểm
- Tả được hoạt động của con vật: 1,5 điểm
- Nói được tình cảm, sự gắn bó với con vật mà mình yêu thích: 1 điểm
Trường Tiểu học thị trấn Đoan Hùng BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên:............................MÔN: KHOA HỌC- LỚP 4 - Năm học 2011-2012
Lớp 4 (Thời gian: 40 phút) TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời em cho là đúng nhất 
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây làm không khí bị ô nhiễm?
Khí độc, khói nhà máy và các phương tiện giao thông
Bụi 
Vi khuẩn
d. Tất cả các ý trên
Câu 2: Khi nào mắt ta nhìn thấy vật?
Khi mắt ta phát ra ánh sáng chiếu vào vật 
b. Khi vật phát ra ánh sáng
c. Khi vật được chiếu sáng 
d. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt
Câu 3: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh là bao nhiêu?
a. 350C b. 360C c. 370C d. 380C 
Câu 4: Những chất nào cần thiết cho sự sống của thực vật?
a. Nước, chất khoáng c. Không khí c. Ánh sáng d. Tất cả các ý trên
Câu 5: Động vật cần gì để sống?
 a. Không khí, thức ăn b. Nước uống c. Ánh sáng d. Tất cả các ý trên
Câu 6: Sinh vật nào dưới đây có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ?
 a. Con người b. Động vật c. Thực vật d. Tất cả các ý trên
Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
	a. Gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá
	b. Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa
	c. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống
	d. Tất cả các ý trên
Câu 8: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn?
Thìa bằng nhựa nóng hơn
Thìa bằng kim loại nóng hơn
Cả hai thìa đều nóng như nhau
 d. Cả hai thìa đều không nóng
II. TỰ LUẬN: 
Câu 9: Điền các từ : khí ô-xi, ni-tơ, không khí vào chỗ chấm sao cho phù hợp:
 Ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Khi một vật cháy,  sẽ bị mất đi, vì vậy cần liên tục cung cấp  có chứa ô-xi để sự cháy được tiếp tục.  trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh.
 Câu 10: Nêu các việc em nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt khi đọc sách, xem ti vi.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CUỐI HKII
Môn: Khoa học – Lớp 4
Từ câu 1 đến câu 8, học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1: d. Tất cả các ý trên
Câu 2: d. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt
Câu 3: c. 370C 
Câu 4: d. Tất cả các ý trên
Câu 5: d. Tất cả các ý trên
Câu 6: c. Thực vật 
Câu 7: d. Tất cả các ý trên
Câu 8: b. Thìa bằng kim loại nóng hơn
Câu 9(3đ) Học sinh điền đúng mỗi từ được 0,5 điểm theo thứ tự lần lượt sau:
Khí ô-xi, không khí, ni-tơ
Câu 10(3đ) Nêu đúng mỗi ý học sinh được 0,5 điểm
* Ví dụ: 
- Không đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng.
- Không nhìn trực tiếp vào tivi quá lâu.
- 
( HS nêu theo cách hiểu của các em, nếu HS nêu đúng thì được điểm)
Trường Tiểu học thị trấn Đoan Hùng BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II
Họ và tên:...................................................................................................... Môn: LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ 
Lớp: 4......... Năm học: 2011 – 2012.(Thời gian: 40 phút)
A. Phần Lịch sử.
I.Trắc nghiệm
* Khoanh vào trước chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Câu 1: Mở đầu thời Hậu Lê, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm nào?
 A. 1400.
 B. 1428.
 C. 1438.
 Câu 2: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm nào ? 
 A. 1786
 B. 1789 
 C. 1792 
 Câu 3: Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì?
 A. Lên ngôi hoàng đế.
 B. Tiêu diệt chúa Trịnh.
 C. Đại phá quân Thanh.
II. Tự luận:
 Câu 1: Do đâu mà vào thế kỷ XVI, nước ta lâm vào thời kỳ bị chia cắt ? 
..........................
..........................
.
..........................
..........................
 Câu 2: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
..........................
..........................
..........................
..........................
 Câu 3: Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua các đời vua nào ?
...........................
..........................
..........................
.........................
..........................
B. Phần Địa lí.
I. Trắc nghiệm
* Khoanh vào trước chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Câu 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi :
 	A. Cao nhất, có đỉnh tròn, sườn thoải.
 	B. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
 	C. Cao thứ hai, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
 	D. Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
 Câu 2: Đồng bằng lớn nhất nước ta là:
 	A. Đồng bằng Bắc Bộ.
 	B. Đồng bằng Nam Bộ.
 	C. Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
 Câu 3: Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh nào?
 	A. Quảng Ngãi.
 	B. Đà Nẵng.
 	C. Bình Định.
II. Tự luận:
 Câu 1: Nêu tên các thành phố lớn của nước ta?
...........................
...........................
..........................
..........................
 Câu 2: Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung? Nghề chính của họ là những nghề gì ?
..........................
...........................
...........................
...........................
 Câu 3: Kể tên các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi các tỉnh khác?
...........................
...........................
...........................
..........................
..........................
..........................
ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM
A. Phần Lịch sử.(5 điểm)
I. Trắc nghiệm: (1,5 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm .
 Câu 1: Ý B Câu 2: Ý A. Câu 3: Ý C 
II. Tự luận:
Câu 1: (1điểm)
 	Vào đầu thế kỷ XVI chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng làm cho nước ta bị chia cắt.
Câu 2: (1,5điểm)
 	Sau khi Quang Trung qua đời triều đại Tây Sơn suy yếu dần . Lợi dụng thời cơ đó năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn lập nên triều Nguyễn.
Câu 3: (1điểm)
 	Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
B. Phần Địa lí..(5 điểm)
I. Trắc nghiệm: ( 1,5 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm .
 Câu 1: Ý D. Câu 2: Ý B. Câu 3: Ý A 
II. Tự luận:
Câu 1: (1 điểm)
 	Các thành phố lớn ở nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu 2: (1,5 điểm)
Một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Người Kinh, Người Chăm. 
Nghề chính của họ là những nghề: Nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Câu 3: (1 điểm)
 	Các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi các tỉnh khác là: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk2_toan_6.doc