PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Số phách Họ và tên học sinh: ................................................... Lớp 4 ......Trường:...................................................... Trước khi giao bài cho giáo viên chấm, Hiệu trưởng rọc phách theo đường kẻ này ĐIỂM ĐỌC ĐIỂM VIẾT ĐIỂM CHUNG Nhận xét của giáo viên Số phách A. KIỂM TRA VIẾT: (45 phút) I. Chính tả: Nghe - viết (15 phút) (Giáo viên đọc cho học sinh viết) Bài viết: “Đường đi Sa Pa" - Tiếng Việt 4 tập 2, trang 102. Đoạn viết: "Xe chúng tôi.....lướt thướt liễu rủ” II. Tập làm văn: (30 phút) Tả một con vật mà em yêu thích. B.KIỂM TRA ĐỌC: I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút) Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ... Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai... NGUYỄN TRỌNG TẠO Dựa vào nội dung bài đọc “Dòng sông mặc áo”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày? a. £ Buổi sáng. b. £ Buổi trưa. c. £ Buổi chiều. 2. Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày? a. £ Buổi sáng. b. £ Buổi trưa. c. £ Buổi chiều. 3. Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày? a. £ Buổi sáng. b. £ Buổi trưa. c. £ Buổi chiều. 4. Dòng sông mặc áo đen vào buổi nào trong ngày? a. £ Buổi sáng. b. £ Buổi trưa. c. £ Buổi đêm. 5. Trong câu thơ “Áo xanh sông mặc như là mới may”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. £ Nhân hóa. b. £ So sánh. c. £ Cả hai ý trên đều đúng. 6. Trạng ngữ trong câu thơ "Khuya rồi, sông mặc áo đen" chỉ gì? a. £ Chỉ nơi chốn b. £ Chỉ thời gian c. £ Chỉ nguyên nhân d. £ Chỉ mục đích 7. Câu cảm sau đây dùng để làm gì? Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao! £ Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. £ Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục. £ Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. II. Đọc thành tiếng (5 điểm) Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (khoảng 80- 90 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1 từ tuần 1 đến tuần 17. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 A. KIỂM TRA VIẾT: 1.Chính tả: 5 điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm. * Lưu ý: Nếu học sinh viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩnGiáo viên cân đối điểm toàn bài trừ cho phù hợp. 2 Tập làm văn: 5 điểm * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được một bài văn miêu tả đúng 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu của bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. * Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0.5. B. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc hiểu: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án a b c c a b b Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 1 II. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 đến 100 chữ trong số các bài tập đọc đã học (từ tuần 19 đến tuần 33) ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2.
Tài liệu đính kèm: