2 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023

doc 9 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023
HỌ VÀ TÊN: ..............................................................
LỚP: ..................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ A
MÔN LỊCH SỬ – LỚP 8
Năm học: 2022- 2023
ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất
 (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1. Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Cộng hòa liên bang. D. Cộng hòa dân chủ.
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Hiến pháp năm 1787 được ban hành. B. Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.
C. Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết. D. Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố.
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân. 	C. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản	D. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba
Câu 4. Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định. 	B. Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
C. Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn. D. Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là:
A. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn 
B. Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên
C. Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
D. Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng
Câu 6. Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?
A. Máy kéo sợi bằng sức nước. 	B. Máy hơi nước.
C. Máy dệt chạy bằng sức nước. 	D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 7. Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?
A. Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công. 	B. Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
C. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. 	D. Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.
Câu 8. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là
A. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha B. Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản
C. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển 
Câu 9. Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là
A. Ngành dệt B. Thuộc da C. Đóng tàu D. Khai mỏ
Câu 10. Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?
A. Có số lượng đông đảo.	B. Khả năng phản kháng hạn chế 
C. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc 	D. Có sức khỏe dẻo dai
Câu 11. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nông dân Anh phải ra thành thị làm thuê hay di cư sang nước ngoài?
A. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn 	B. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.
C. Họ bị mất ruộng đất 	D. Họ dần bị tư sản hóa.
Câu 12: Sự phát triển của ngành kinh tế nào đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân?
A. Thương nghiệp B. Nông nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Công nghiệp 
Câu 13: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là 
A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc	
B. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu
C. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân 
D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp 
Câu 14: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là: 
A. Thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp. B. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
C. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp. D. Giải phóng nước Pháp khỏi quân Đức. 
Câu 15: Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ	B. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình
C. Điều kiện không có lợi cho Pháp	D. Đế chế thứ III đang đang ở giai đoạn cực thịnh
Câu 16: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền B. Vua Lu-I XVI bị xử tử
C. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập 	D. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 17: (2 điểm): Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?
Câu 18: (3 điểm): Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga (1905-1907). Tại sao Cách mạng Nga (1905-1907) là một cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới?
Câu 19: (1điểm): Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm 


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ A
MÔN LỊCH SỬ – LỚP 8
Năm học: 2022- 2023
(Đề thi gồm 2 trang, 19 câu. 
Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm khách quan(4 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
C
D
A
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
II. Phần tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 17
Các nước ở khu vực Đông Nam Á:
   Gồm 11 quốc gia thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam.
 * Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây, vì: 
  - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu
-  Các nước phương Tây đang trên đà phát triển, dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, thị trường
1,0
1,0
Câu 18
* Nguyên nhân:.
+ Đầu TK XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng....
+ Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ Nga hoàng ngày càng gay gắt.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907:
+ Đối với nước Nga: CM đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng là bước chuẩn bị cho cách mạng XHCN sẽ diễn ra vào năm 1917.
+  Đối  với thế giới:   Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các 
nước thuộc địa và phụ thuộc
- CM Nga 1905-1907 là một cuộc CMDCTS kiểu mới là vì:
Lãnh đạo cách mạng không phải là giai cấp Tư sản mà là Đảng Công nhân XHDC của giai cấp vô sản Nga. Hướng phát triển của cách mạng không phải là TBCN mà là cách mạng XHCN.
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 19
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã: 
+thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản, 
đó là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, 
thiết lập nền cộng hòa, tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, 
giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp
0,5
0,5
-HẾT-

HỌ VÀ TÊN: ..............................................................
LỚP: ..................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ B 
MÔN LỊCH SỬ – LỚP 8
Năm học: 2022- 2023
ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất
 (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1. Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?
A. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. B. Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.
C. Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công. D. Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
Câu 2. Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?
A. Thúc đẩy trong nông nghiệp và giao thông. B. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.
C. Góp phần góp phần bổ sung lao động cho thành thị. D. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
Câu 3. Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là
A. Cộng hòa liên bang	B. Cộng hòa dân chủ.
C. Quân chủ chuyên chế.	D. Quân chủ lập hiến.
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố. 	B. Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.
C. Hiến pháp năm 1787 được ban hành. D. Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết.
Câu 5. Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định. B. Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn.
C. Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. D. Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
Câu 6. Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?
A. Máy kéo sợi bằng sức nước. 	B. Máy hơi nước.
C. Máy dệt chạy bằng sức nước. 	D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 7. Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?
A. Máy móc dệt vải đã lỗi thời B. Nguồn bông không đủ để sản xuất
C. Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi	D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt
Câu 8. Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là
A. Thuộc da B. Khai mỏ C. Đóng tàu D. Ngành dệt 
Câu 9. Sự phát triển của ngành kinh tế nào đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân?
A.. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Công nghiệp 
Câu 10. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là
A. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.	
B. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
C. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển.	
D. Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản
Câu 11. Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là
A. Thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.	B. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
C. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.	D. Giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
Câu 12: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7	B. Vua Lu-I XVI bị xử tử 
C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền	D. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập
Câu 13: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào? 
A. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba	B. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
C. Quý tộc, tư sản và công nhân 	D. Quý tộc, tư sản và nông dân
Câu 14: Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em? 
A. Có số lượng đông đảo 	 B. Khả năng phản kháng hạn chế
C. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc D. Có sức khỏe dẻo dai
Câu 15: Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh 	B. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ
C. Điều kiện không có lợi cho Pháp	D. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình
Câu 16: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là
A. Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến
B. Vấn đề xung đột tôn giáo 
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến	
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 17: (3 điểm): Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga (1905-1907). Tại sao Cách mạng Nga (1905-1907) là một cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới?
Câu 18: (1 điểm): Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Câu 19: (2điểm): Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?	
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ B
MÔN LỊCH SỬ – LỚP 8
Năm học: 2022- 2023
(Đề thi gồm 2 trang, 19 câu. 
Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm khách quan(4 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
B
C
D
A
B
C
D
D
B
C
A
A
B
C
D
II. Phần tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 17
Các nước ở khu vực Đông Nam Á:
   Gồm 11 quốc gia thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam.
 * Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây, vì: 
  - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu
-  Các nước phương Tây đang trên đà phát triển, dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, thị trường
1,0
1,0
Câu 18
* Nguyên nhân:.
+ Đầu TK XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng....
+ Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ Nga hoàng ngày càng gay gắt.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907:
+ Đối với nước Nga: CM đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng là bước chuẩn bị cho cách mạng XHCN sẽ diễn ra vào năm 1917.
+  Đối  với thế giới:   Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các 
nước thuộc địa và phụ thuộc
- CM Nga 1905-1907 là một cuộc CMDCTS kiểu mới là vì:
Lãnh đạo cách mạng không phải là giai cấp Tư sản mà là Đảng Công nhân XHDC của giai cấp vô sản Nga. Hướng phát triển của cách mạng không phải là TBCN mà là cách mạng XHCN.
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 19
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã: 
+thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản, 
đó là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, 
thiết lập nền cộng hòa, tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, 
giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp
0,5
0,5
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2.doc