Ma trận đề kiểm tra một tiết lớp 12 ( cơ bản ) chương 5 Đại cương về kim loại

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2589Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra một tiết lớp 12 ( cơ bản ) chương 5 Đại cương về kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra một tiết lớp 12 ( cơ bản ) chương 5 Đại cương về kim loại
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP 12( CƠ BẢN )
Chương 5
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
- Mục tiêu đề kiểm tra:
1- Kiến thức
a- Chủ đề 1: Vị trí- Cấu tạo của kim loại.
b- Chủ đề 2: Tính chất – Dãy điện hóa của kim loại
c- Chủ đề 3: Hợp kim.
d- Chủ đề 4: Sự ăn mòn kim loại.
e- Chủ đề 5: Điều chế kim loại
2- Kĩ năng:
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
- Xác định % kim loại trong hợp kim.
- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
II.Ma trận đề
Nội dung
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
1- Vị trí, cấu tạo
1 câu
0,4 điểm
1 câu
0,4 điểm
1 câu
0,4 điểm
3 câu
1.2 điểm
2- Tính chất, dãy điện hóa
2 câu
0,8 điểm
3 câu
1,2 điểm
4 câu
1,6 điểm
1 câu
0,4 điểm
10 câu
4 điểm
3- Hợp kim
1 câu
0,4 điểm
1 câu
0,4 điểm
1 câu
0,4 điểm
3 câu
1.2 điểm
4- Ăn mòn kim loại
1 câu
0,4 điểm
2 câu
1 câu
0,4 điểm
4 câu
0.8 điểm
5- Điều chế kim loại
1 câu
0,4 điểm
1 câu
0,4 điểm
2 câu
0,8 điểm
1 câu
0,4 điểm
5 câu
2 điểm
Tổng số câu
6 câu
8 câu
9 câu
2 câu
25 câu
Tổng số điểm
2,4 điểm
3,2 điểm
3,6 điểm
0,8 điểm
10 điểm
III.Đề kiểm tra
Câu 1: Một kim loại M có tổng số hạt gồm (p+e+n) trong ion M2+ là 78. Cho biết M là nguyên tố nào?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 2: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi:
	A.Sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại
	B.Ánh kim
	C.Tính dẫn điện
	D.Tồn tại sự chuyển động tự do của các electron chung trong mạng lưới
Câu 3: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
	A.Tính dẻo	B.Tính cứng	C.Ánh kim	D.Tính dẫn điện và nhiệt
Câu 4: Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dd CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3.Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là
	A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 5:Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và chất rắn Y. Chất tan trong dung dịch X là:
	A.Cu(NO3)2 	B.Fe(NO3)2 	C.Fe(NO3)3 	D.HNO3 
Câu 6: Ngâm một lá sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 2M, sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 1,2g. Tính nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng
	A.1,5M	B.1M	C.0,5M	D.0,6M
C âu 7: Trong phản ứng giữa kim loại kẽm và dung dịch đồng (II) sunfat
 Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4 . Một mol Cu2+ đã:
	A.Nhận 1 mol electron 	B.Nhận 2 mol electron 
	C.Nhường 1 mol electron	D.Nhường 2 mol electron 
Câu 8: Thả đinh sắt vào dung dịch đồng (II) clorua, ở đây xảy ra phản ứng:
	A.Trao đổi	B.Thế	C.Kết hợp	D.Phân hủy 
Câu 9: Cho 0,3 mol kim loại Mg t/d hết với dd HNO3 thu được V lít khí N2O (đktc). V có giá trị là
	A.1,344 lít	B.1,680 lít	C.4,48 lít	D.13,44 lít
Câu 10: đốt một kim loại trong bình chứa khí clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại bị đốt là:
	A.Mg	B.Al	C.Fe	D.Cu 
Câu 11: Sắt bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài khí ẩm. Vậy M là:
	A.Cu 	B.Mg	C.Zn	D.Al
Câu 12: Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần I tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần II nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp hai kim loại ban đầu là:
	A.5,08g	B.3,12g	C.2,64g	D.1,36g
Câu 13: Cho bốn cặp oxi hóa-khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy:
	A.Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu	B.Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
	C.Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag	D.Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe
Câu 14: Trong hợp kim Al- Ni cứ 5 mol Al thì có 0,5 mol Ni. Thành phần phần trăm của hợp kim là:
	A.18% Al và 82% Ni	 B.82% Al và 18% Ni	C.20% Al và 80% Ni	D.80% Al và 20% Ni
Câu 15: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Mg, Pb, Fe ta có thể dùng axit nào sau đây?
	A.H2SO4 loãng	B.H2SO4 đặc nguội	C.HNO3 đặc nguội	D.HNO3 loãng
Câu 16: Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim?
	A.Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại
	B.Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất
	C.Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất
	D.Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.
Câu 17: Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?
 A.P/ứ thế 	B.P/ứ oxi hóa khử	C.P/ứ hóa hợp	D.P/ứ phân hủy
Câu 18: Sắt bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài khí ẩm. Vậy M là:
	A.Cu 	B.Mg	C.Zn	D.Al
Câu 19: Kết luận nào sau đây không đúng?
	A.Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học
	B.Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ
	C.Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa
	D.Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt trắng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước 
 Câu 20: Có 4 dung dịch riêng biệt a)HCl, b)CuCl2, c)FeCl3, d)HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
	A.1	B.2	C.3	D.4 
Câu 21: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2 người ta dùng lần lượt các kim loại nào?
	A.Ag Pb	B.Pb Fe	C.Zn Cu	D.Cu Fe
Câu 22: Sau một thời gian điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 1,6 gam. Khối lượng đồng thu được ở cực âm (catot) là:
	A.1,28g	 B.1,60g	C.1,422g	D.1,370g
Câu 23: Cho một luồng khí CO dư qua ống đựng a gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, ta thu được 1,16 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 2,5 gam kết tủa trắng. Khối lượng a gam hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là: 
	A. 3,12 gam 	B. 1,56 gam	C. 2,56 gam	D. 1,65 gam
Câu 24 : Dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp chất là phương pháp
	A.Thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh
	B.Thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn
	C.Chuyển hai muối thành hiđroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng
	D.Điện phân dung dịch với điện cực trở đến khi hết màu xanh
Câu 25: Hỗn hợp bột Cu, Fe, Ag. Dùng hóa chất nào để loại bỏ tạp chất Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi?
	A.Dd AgNO3 	B.Dd CuSO4 	C.Dd Fe(NO3)2 	D.Dd Fe(NO3)3 
VI.Đáp án
1
D
2
D
3
B
4
C
5
B
6
C
7
B
8
B
9
B
10
C
11
A
12
B
13
C
14
B
15
D
16
B
17
B
18
A
19
D
20
B
21
B
22
A
23
B
24
A
25
D

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_de_hoa_12.docx