Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lí 9 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề )

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lí 9 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lí 9 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề )
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
 TRƯỜNG THCS CHÁNH AN	 MÔN :VẬT LÍ 9	
 Thời gian:60 phút ( Không kể thời gian phát đề )
 ĐỀ A 	
A-TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu. B. Nam châm điện 
C. Cuộn dây dẫn và nam châm. 
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 2: Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Câu 3: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát điện thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luân phiên tăng giảm. 
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luôn tăng
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi
D. từ trường trong lòng cuộn dây tăng lên
Câu 4: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng:
A. khúc xạ ánh sáng B. tỏa nhiệt trên đường dây 
C. phản xạ ánh sáng 	 D. khuếch tán
Câu 5: Dòng điện nào sau đây là dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi dùng pin.
B. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần khung dây kín
C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm ra xa khung dây kín
D. Dòng điện sử dụng trong gia đình lấy từ lưới điện quốc gia.
Câu 6: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là:
Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 7: Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm:
A. 1	 B. 2	C. 3	 D. 4	
Câu 8: Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho:
A. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
B. ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
C. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
Câu 9: Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là:
A. điểm cực viễn (Cv). B. điểm cực cận (Cc).
C. tiêu điểm (F). D. quang tâm (O)
Câu 10: Chọn câu phát biểu đúng:
Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự dài. 
Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. 
Câu 11: Đặc điểm của mắt cận là:
chỉ nhìn rõ những vật ở gần.
chỉ nhìn rõ những vật ở xa.
không nhìn rõ những vật ở gần.
không nhìn rõ những vật ở xa.
Câu 12: Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
 A. Đèn LED. B. Bóng đèn pin.
 C. Đèn ống dùng trong quảng cáo. D. Bút lade.
B.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 13: (2 điểm) Ở tại trạm phân phối điện năng người ta có đặt một máy biến thế với các cuộn dây như sau: Cuộn sơ cấp có 2500 vòng và cuộn thứ cấp có 550 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế là 100V. 
Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
Máy biến thế dùng để làm gì? Trong trường hợp này máy biến thế có công dụng gì? Vì sao?
Câu 14: (3 điểm) 
Nêu hai cách nhận biết cho mỗi loại thấu kính (thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì).
Lần lượt đặt vật AB trong khoảng tiêu cự và vuông góc với trục chính trước mỗi loại thấu kính, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB.
Câu 15: (1 điểm) Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Dựa vào tác dụng nào của dòng điện mà ta có thể phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều?.
 Câu 16: (1 điểm) Một người đứng cách một cột điện 20cm. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm. Vẽ hình (không cần đúng tỉ lệ) và tính ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu centimet? 
________Hết________
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
 TRƯỜNG THCS CHÁNH AN	 MÔN :VẬT LÍ 9	
 Thời gian:60 phút ( Không kể thời gian phát đề )
 ĐỀ B 	
A-TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Dòng điện nào sau đây là dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi dùng pin.
B. Dòng điện sử dụng trong gia đình lấy từ lưới điện quốc gia.
C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm ra xa khung dây kín
D. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần khung dây kín
Câu 2: Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Câu 3: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng:
A. khúc xạ ánh sáng B. tỏa nhiệt trên đường dây 
C. phản xạ ánh sáng 	 D. khuếch tán
Câu 4: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là:
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D.Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 5: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu. B. Nam châm điện 
C. Cuộn dây dẫn và nam châm. 
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 6: Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm:
A. 1	 B. 2	C. 3	 D. 4	
Câu 7: Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho:
A. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
B. ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
C. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
Câu 8: Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
 A. Bóng đèn pin. B. Đèn LED.
 C. Đèn ống dùng trong quảng cáo. D. Bút lade.
Câu 9: Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là:
A. điểm cực viễn (Cv). B. điểm cực cận (Cc).
C. tiêu điểm (F). D. quang tâm (O)
Câu 10: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát điện thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luân phiên tăng giảm. 
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luôn tăng
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi
D. từ trường trong lòng cuộn dây tăng lên
Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
B. Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự dài. 
C. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
D. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. 
Câu 12: Đặc điểm của mắt cận là:
A. chỉ nhìn rõ những vật ở gần.
B. chỉ nhìn rõ những vật ở xa.
C. không nhìn rõ những vật ở gần.
D. không nhìn rõ những vật ở xa.
B.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 13: (2 điểm) Ở tại trạm phân phối điện năng người ta có đặt một máy biến thế với các cuộn dây như sau: Cuộn sơ cấp có 2500 vòng và cuộn thứ cấp có 550 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế là 100V. 
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b) Máy biến thế dùng để làm gì? Trong trường hợp này máy biến thế có công dụng gì? Vì sao?
Câu 14: (3 điểm) 
a) Nêu hai cách nhận biết cho mỗi loại thấu kính (thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì).
b) Lần lượt đặt vật AB trong khoảng tiêu cự và vuông góc với trục chính trước mỗi loại thấu kính, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB.
Câu 15: (1 điểm) Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Dựa vào tác dụng nào của dòng điện mà ta có thể phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều?.
 Câu 16: (1 điểm) Một người đứng cách một cột điện 20cm. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm. Vẽ hình (không cần đúng tỉ lệ) và tính ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu centimet? 
________Hết________
HƯỚNG DẪN CHẤM
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( Mỗi câu đúng 0.25đ)
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
10
11
12
Đề A
C
D
A
B
D
C
B
C
B
A
A,D
B
Đề B
B
D
B
C
D
B
C
A
B
A
C
A,D
II.PHẦN TỰ LUẬN (7 điêm)
Câu 13: 
a) HĐT ở cuộn thứ cấp là: 
Ta có: (0,25đ)
 (0,75đ)
b) Máy biến thế dùng để thay đổi (tăng hoặc giảm) hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. (0,5đ)
Trong trường hợp này máy biến thế dùng để giảm hiệu điện thế.Vì U2<U1 hoặc n2<n1. (0,5đ)
 Câu 14: 
a) - Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. (0,25đ)
- Chiếu một chùm tia sáng song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm. (0,25đ)
- Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. (0,25đ)
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. (0,25đ)
b)
I
O
B’
F’
F
A
B
A’
I
A’
B’
A
B
O
 (1đ) (1đ)
Câu 15: - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. (0,5đ)
- Dựa vào tác dụng từ của dòng điện mà ta có thể phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều. (0,5đ)
 Câu 16: Vẽ hình (0,25đ) 
 - Hai tam giác OA’B’ và OAB đồng dạng cho: (0,25đ)
 cm (0,5đ) 
Lưu ý: Cách giải khác đúng cho điểm tương đương

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HK II nh 15-16.doc