Kiểm tra học kì II năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút
Trường THCS Cự Khê
GV soạn: Nguyễn Thị Hữu
KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: LỊCH SỬ 8
 Thời gian: 45 phút
MA TRẬN
Mức
độ
tư
duy
Tổng
Nội dung
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
C2
0.5
C1+5
1.5
2.0đ
2. Khởi nghĩa Yên Thế
C3
0.5
0.5đ
3. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
C6
3.0
3.0đ
4. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 C4
 0.5
0.5đ 
5. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
C7a
3.0
C7b
1.0
4.0 đ
Tổng số câu
2câu
1/2 câu
4 câu
1/2 câu
7 câu
Tổng số điểm
1.0đ
3.0đ
 5.0đ
1.0đ
10đ
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
(Khoanh tròn đáp án em cho là đúng nhất)
Câu 1: Pháp chọn Việt Nam làm mục tiêu trong chính sách xâm lược của mình, vì:
A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Ở Việt Nam, triều đình thống trị phong kiến đã suy yếu.
Câu 2: Duyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?
.
Câu 3: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
Đề Nắm B. Đề Thám C. Đề Thuật D. Đề Chung
Câu 4: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học ở Việt Nam là gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
B. Khai hóa văn minh cho người Việt Nam.
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
D. Đáp ứng nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. 
Câu 5: Điền vào chỗ .
“Hiệp ước (1)đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia (2), thay vào đó là chế độ (3), kéo dài đến (4)
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 6 (3 điểm):
a) Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?
b) Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
Câu 7 (4 điểm):
a) Tóm tắt hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917?
b) Trong con đường cứu nước của Người có điểm gì mới?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): (mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
1 - B 2 – bảo vệ đạo Gia-tô 3 – B 4 – D
Câu 5: (mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
(1) Pa-tơ-nốt (2) độc lập (3) thuộc địa nửa phong kiến 
(4) Cách mạng tháng Tám năm 1945
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 6
(3 đ)
a) Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách, vì:
- Xuất phát từ lòng yêu nước, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra các đề nghị cải cách, đòi thay đổi chính sách về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, ngoại giao của triều đình Huế.
b) Nhận xét:
- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta khi đó, đã tác động tới cách nghĩ, cách làm của bộ phận quan lại triều đình.
- Hạn chế:Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta khi đó.
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.
- Ý nghĩa:Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến của dân tộc; phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 7
(4 đ)
a) Tóm tắt hoạt động của Nguyễn Tất Thành:
- Nguyễn Tất Thành sinh 19/5/1890, quê làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi cứu nước từ bến cảng nhà Rồng.
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghềtham gia những hội người Việt Nam yêu nước, viết sách báotiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga
- Những hoạt động bước đầu này của Người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
b) Nhận xét:
- Người khâm phục nhưng không đồng tình với con đường cứu nước của các vị tiền bối. Và Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; Rồi từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
0.75
0.75
0.5
0.75
0.75
0.5
0.5
Cự Khê, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Giáo viên soạn đề
Nguyễn Thị Hữu
Tổ trưởng ký duyệt
Dương Thị Tuyết Nhung
 Hiệu phó ký duyệt
 Vũ Thị Hồng Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKII_mon_su_8.doc