Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7 thời gian làm bài: 45 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7 thời gian làm bài: 45 phút
Ngày soạn: 11/04/2016 
Ngày kiểm tra: 05/05/2016 	
Tuần: 35; Tiết PPCT: 69 
	 	KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Lịch sử 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
1. Mục tiêu:
a.Về kiến thức:
- Biết những nét chính về pháp luật thời Lê Sơ.
- Nhận xét được tình hình kinh tế nông nghiệp của nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII.
- Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
b.Về kĩ năng:	
- Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, phân tích, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học.
c.Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về những sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học.
- Yêu thích học tập lịch sử.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của HS: Học bài ở nhà.
b. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
+ Ma trận đề:
Tên Chủ đề 
(nội dung chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 6:
Nước Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI)
HS biết được dưới thời Lê Sơ nước ta có bộ luật nào, nội dung cơ bản của bộ luật đó.
( C1)
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm :3
30%
 Số câu : 
Số điểm :
Số câu : 
 Số điểm : 
Số câu 1
3 điểm
30%
Chủ đề 7:
Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII
HS trình bày được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
(C4)
HS hiểu vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta hiện nay.
(C2)
HS nhận xét được bối cảnh chung về tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII
(C3)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm :3
30%
Số câu : 1
Số điểm :2
20%
Số câu : 1
Số điểm :2
20%
Số câu 3
7 điểm
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2 (C1,4)
Số điểm: 6
60 %
Số câu: 1 (C2)
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 1 (C3)
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 4
Số điểm:10
100%
+ Đề kiểm tra:
Câu 1: (3 điểm) Ở nước ta thời Lê Sơ có bộ luật thành văn nào? Nêu nội dung chính của bộ luật đó?
Câu 2: (2 điểm) Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta hiện nay?
Câu 3: (2 điểm) Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
Câu 4: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
+ Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (3 điểm) Ở nước ta thời Lê Sơ có bộ luật thành văn nào? Nêu nội dung chính của bộ luật đó?
- Thời Lê Sơ nước ta có bộ luật Hồng Đức. (1 điểm)
- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.. (1 điểm)
- Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta hiện nay?
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếch-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo. (1 điểm)
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay. (1 điểm)
Câu 3: (2 điểm) Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
- Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển là do: chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều, do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi...(1 điểm)
- Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: Diện tích không ngừng được mở rộng, khai hoang, lập ấp được chú trọng, điều kiện tự nhiên thuận lợi... (1 điểm)
Câu 4: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
+ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. (0.5 điểm)
- Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. (0.5 điểm)
+ Ý nghĩa lịch sử:	
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước hàng trăm năm. Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. (1 điểm)
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của dân tộc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. 
(1 điểm)
3. Tiến trình tổ chức kiểm tra:	
a. Ổn định lớp:
b. Tổ chức kiểm tra: Phát đề cho học sinh - thu bài kiểm tra.
c. Dặn dò:
d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Bình Giang, ngày 12 tháng 04 năm 2016
 Tổ trưởng Người ra đề
 Mai Thị Dung
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2015 – 2016
	Trường THCS Bình Giang 	Môn: Lịch sử Khối: 7
Lớp 7/ 	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên: ..........................................
Điểm 
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (3 điểm) Ở nước ta thời Lê Sơ có bộ luật thành văn nào? Nêu nội dung chính của bộ luật đó?
Câu 2: (2 điểm) Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta hiện nay?
Câu 3: (2 điểm) Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII?
Câu 4: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_mon_Lich_su_lop_7_HK_II_2015_2016.doc