Kiểm tra học kì I năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 691Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 7 
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
Câu 2: (2 điểm) 
 Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh? 
Câu 3: (2 điểm) 
 Nêu các bước tiến hành mổ giun đất. Vì sao khi mổ phải đặt giun nằm sấp?
Câu 4: (2 điểm) 
 Chú thích hình vẽ 
Câu 5: (2 điểm) 
 Trình bày đặc điểm chung và vai trò của chân khớp ? 
 ---Hết ----	
-
 Học sinh không được sử dụng tài liệu
 Giám thị không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn SINH HỌC 7
Năm học 2014 - 2015
Câu 1 : Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. (2đ)
* Đặc điểm chung : Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. (1đ)
* Vai trò : ĐVNS là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. Một số không nhỏ ĐVNS gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (trùng sốt rét, trùng kiết lị ) (1đ)
Câu 2 : Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh? (2đ)
* Tác hại : Gây đau bụng, tắc ruột, tắc ống mật, lấy chất dinh dưỡng, tiết ra độc tố làm phát tán bệnh trong cộng đồng. (1đ)
* Biện pháp (1đ):
	+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
	+ Rửa rau đúng cách.
	+ Uống thuốc tẩy giun 6 tháng / 1 lần.
	+ Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Câu 3 : Nêu các bước tiến hành mổ giun đất. Vì sao khi mổ phải đặt giun nằm sấp?(2đ)
B1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim.
B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
B3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
B4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu. (mỗi bước đúng 0,25x4)
Khi mổ phải đặt giun nằm sấp vì đối với động vật không xương sống thường có hệ thần kinh ở mặt bụng, ta đặt sấp để tránh chạm đến hệ thần kinh của giun (1đ).
Câu 4 : Chú thích hình vẽ (2đ)
Câu 5 : Trình bày đặc điểm chung và vai trò của chân khớp ? (2đ)
Chân khớp có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, các chân phân đốt khớp động, qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể. Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. (1đ)
Chân khớp có mặt khắp nơi trên hành tinh của chúng ta. Chúng sống tự do hay kí sinh. Chúng có lợi về nhiều mặt như : chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng, làm thức ăn cho động vật  nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như : hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, lây truyền bệnh nguy hiểm (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Sinh 7 (chinh thuc).doc